Bs nhã bv bưu điện sinh năm bao nhiêu năm 2024

TRỤ SỞ HÀ NỘI

Tầng 16, Toà nhà Geleximco, 36 Hoàng Cầu Phường Ô chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP Hà Nội.

Điện thoại: 0243 512 1806

Fax: 0243 512 1804

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TP.HỒ CHÍ MINH

Tầng 7 - Toà nhà Việt Úc - 402 Nguyễn Thị Minh Khai Phường 5, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Công nghệ và Quảng cáo Trực tuyến EVA

Tầng 16, Toà nhà Geleximco, 36 Hoàng Cầu Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP Hà Nội.

Giấy phép số: 351/GP-TTĐT ngày cấp 5/2/2015. SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TP HÀ NỘI

Giờ làm việc

- Phòng Cấp cứu 24/24

- Các Phòng khám Từ thứ 2 – Thứ 6 | 7h00 – 16h30

- Trung tâm Hỗ trợ sinh sản: Từ thứ 2 – Thứ 6 | 7h00 – 16h30

Thứ 7, Chủ Nhật | 7h30 – 11h30

Cơ sở 1

Số 49 phố Trần Điền, phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội Tổng đài CSKH: 18006090 /

02436402308

Email: info@benhvienbuudien.vn Website: buudienhospital.vn / benhvienbuudien.vn

Cơ sở 2

Số 1 ngõ Yên Bái 2, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Tổng đài CSKH: 18006090/02439764463 Email: info@benhvienbuudien.vn Website: buudienhospital.vn / benhvienbuudien.vn

Cơ sở 3

Số 83, đường Lý Thánh Tông, phường Hải Sơn, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng Điện thoại: 02253.861.212 Email: trungtamdieuduongbuudien@gmail.com Website: www.trungtamdieuduongbuudien.vn

Trung tâm Tâm Hỗ Trợ Sinh Sản, Bệnh Viện Bưu Điện được điều hành bởi bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, từng tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội năm 1985 và hoàn thành khóa học chuyên khoa cấp I ngành Sản tại đây vào năm 2000.

Từ năm 2005, bác sĩ Nhã là một trong những bác sĩ đầu tiên của toàn miền Bắc tham gia khóa học chuyên sâu về các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản tại bệnh viện Từ Dũ. Ngoài ra, bác sĩ thường xuyên đi tu nghiệp, hội nghị và tập huấn tại các nước trong khu vực, châu Âu và Mĩ.

Với hơn 30 năm kinh nghiệm Sản Phụ Khoa, và 10 năm chuyên sâu về hỗ trợ sinh sản, cùng với kiến thức chuyên môn sâu rộng, bác sĩ Nhã đã điều trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân vô sinh – hiếm muộn.

Giờ làm việc

- Phòng Cấp cứu 24/24

- Các Phòng khám Từ thứ 2 – Thứ 6 | 7h00 – 16h30

- Trung tâm Hỗ trợ sinh sản: Từ thứ 2 – Thứ 6 | 7h00 – 16h30

Thứ 7, Chủ Nhật | 7h30 – 11h30

Cơ sở 1

Số 49 phố Trần Điền, phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội Tổng đài CSKH: 18006090 /

02436402308

Email: info@benhvienbuudien.vn Website: buudienhospital.vn / benhvienbuudien.vn

Cơ sở 2

Số 1 ngõ Yên Bái 2, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Tổng đài CSKH: 18006090/02439764463 Email: info@benhvienbuudien.vn Website: buudienhospital.vn / benhvienbuudien.vn

Cơ sở 3

Số 83, đường Lý Thánh Tông, phường Hải Sơn, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng Điện thoại: 02253.861.212 Email: trungtamdieuduongbuudien@gmail.com Website: www.trungtamdieuduongbuudien.vn

Gương mặt phúc hậu, thường trực trên môi là nụ cười dịu dàng, rất tận tâm, nhiệt tình với người bệnh và hết lòng yêu nghề là cảm nhận về Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Nhã của những ai đã từng đến khám và điều trị căn bệnh vô sinh hiếm muộn tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản [TTHTSS] – Bệnh viện Bưu điện. Hơn 30 năm kinh nghiệm Sản Phụ Khoa, 10 năm chuyên sâu về Hỗ trợ sinh sản với kiến thức chuyên môn sâu rộng, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã – Trưởng Trung tâm Hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Bưu điện đã điều trị thành công, mang đến niềm hạnh phúc vô bờ bến cho hàng ngàn cặp vợ chồng hiếm muộn. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nữ bác sĩ nổi tiếng “mát tay” trong lĩnh vực vô sinh hiếm muộn này

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã – Trưởng Trung tâm Hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện Bưu điện

  1. 1. Thưa BS Nguyễn Thị Nhã, cơ duyên nào đưa BS đến với công việc chữa vô sinh hiếm muộn và điều gì khiến BS tâm đắc nhất khi gắn bó với lĩnh vực này?

BS Nguyễn Thị Nhã: Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội chuyên ngành Ngoại Sản năm 1985, sau khi làm việc tại một số cơ sở y tế, năm 1990, tôi chính thức về công tác tại Bệnh viện Bưu điện. Hoàn thành chương trình đào tạo Chuyên khoa cấp I về sản vào năm 2000, năm 2005 tôi cũng là bác sĩ đầu tiên của Bệnh viện Bưu điện đăng ký đi đào tạo về hiếm muộn tại bệnh viện Từ Dũ [TP. Hồ Chí Minh]. Thực ra, trước khi quyết định như vậy tôi cũng trăn trở lắm bởi lúc đó điều kiện gia đình có nhiều khó khăn, các con đều còn nhỏ, nơi học cách nhà quá xa nhưng tôi rất muốn nghiên cứu, tìm hiểu về chuyên ngành còn quá mới mẻ đối với rất nhiều bệnh viện trong nước lúc bấy giờ.

Với tôi, việc gắn bó với chuyên ngành điều trị vô sinh hiếm muộn không phải là cơ duyên mà đó là duyên nghiệp. Bởi từ khi còn rất trẻ tôi đã từng chứng kiến những buồn đau, hờn tủi của người thân khi không thể thực hiện thiên chức làm mẹ. Nhiều lúc tôi tự trách mình, tại sao là bác sĩ chuyên ngành sản khoa mà tôi không thể giúp được gì?!. Chính vì vậy, khi được lãnh đạo Bệnh viện Bưu điện tạo điều kiện cho tôi đi đào tạo về hiếm muộn tại bệnh viện Từ Dũ tôi nghĩ đây chính là cơ hội để tôi có thể học tập, nghiên cứu, thực hành các kỹ thuật hiện đại, tích lũy kinh nghiệm về điều trị hiếm muộn, vô sinh để thực hiện ước muốn được chia sẻ, giúp đỡ những người không may bị vô sinh, hiếm muộn.

Điều mà tôi tâm đắc nhất khi gắn bó với công việc này đó chính là sự quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt của Ban lãnh đạo Bệnh viện Bưu điện để tôi và tập thể bác sĩ, nhân viên y tế TTHTSS yên tâm tập trung tâm sức, trí tuệ cho việc triển khai các kỹ thuật mới, giúp cho ngày càng nhiều các bệnh nhân vô sinh, hiếm muộn thỏa nguyện ước mơ làm mẹ.

TTƯT. TS. BS Đỗ Văn Tráng – Giám đốc Bệnh viện và Tập thể TT Hỗ trợ sinh sản

2. Hơn 30 năm kinh nghiệm Sản Phụ Khoa, 10 năm chuyên sâu về Hỗ trợ sinh sản BS có nhớ số ca thụ tinh trong ống nghiệm mà chị và các đồng nghiệp của mình đã thực hiện thành công tính tới thời điểm này? BS có thể chia sẻ cảm xúc khi chị thực hiện thành công ca thụ tinh trong ống nghiệm lần đầu tiên?

BS Nguyễn Thị Nhã: Thực sự chúng tôi không thể nhớ chính xác đã thực hiện thành công bao nhiêu ca, nhưng có thể nói con số ấy lên tới hàng ngàn. Trung bình mỗi tháng TTHTSS của chúng tôi đón nhận và điều trị cho hàng trăm ca bệnh nhân vô sinh, hiếm muộn. Tỷ lệ thành công cập nhật theo từng tháng đạt từ 60-67%, tỷ lệ có thai lâm sàng [có tim thai] đạt từ 52 -55% và thai diễn tiến [có thai trên 12 tuần] là 47-50%. Con số sinh sống thì hiện chúng tôi chưa thống kê được.

Đã từng gặp gỡ, tư vấn và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân, mỗi trường hợp vô sinh, hiếm muộn đến với TTHTSS là một nguyên nhân bệnh lý khác nhau, nhưng đều giống nhau ở tâm trạng buồn bã, đau khổ, bất lực và tuyệt vọng trên hành trình đằng đẵng tìm con. Vì thế, khi điều trị thành công, khỏi phải nói họ vui sướng, hạnh phúc như thế nào. Với tôi cũng như tất cả các đồng nghiệp của mình, bất cứ ca điều trị thành công nào chúng tôi cũng cảm thấy rất vui, hạnh phúc và tự hào vì chúng tôi đã biến những điều tưởng như ‘không thể” thành “có thể”.

Về ca TTTON đầu tiên mà chúng tôi thực hiện thành công thì ngoài niềm vui đến giờ mỗi khi nhớ lại tôi vẫn còn rất ấn tượng. Đó là trường hợp 1 cặp vợ chồng đã kết hôn hơn 4 năm mà vẫn chưa có con. Tuy nhiên chỉ có mỗi mình người vợ đến khám còn người chồng khăng khăng một mực mình khỏe mạnh, bình thường và nhất định không thực hiện khám theo chỉ định của bác sĩ. Mà như các bạn đã biết, khi khám vô sinh hiếm muộn đòi hỏi cả 2 vợ chồng đều phải được kiểm tra tổng thể thì mới có thể phát hiện bệnh chính xác và điều trị hiệu quả. Kết quả kiểm tra của người vợ bình thường, để có thể tìm được căn nguyên sâu xa tôi đã phải tìm mọi cách thuyết phục người chồng khám, kiểm tra sức khỏe. Cuối cùng thì người chồng cũng đồng ý, kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ cho thấy anh chồng không có tinh trùng, nhưng may mắn khi xét nghiệm máu thì kết quả cho thấy người chồng vẫn có hy vọng là có tinh trùng. Chúng tôi đã thực hiện chọc tinh hoàn lấy tinh trùng của người chồng để thực hiện TTTON [IVF] cho người vợ và cặp vợ chồng này đã thành công ngay trong lần chuyển phôi đầu tiên. Kết quả 1 bé trai và 1 bé gái đã ra đời khỏe mạnh.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã tư vấn cho các bệnh nhân tại Ngày hội tư vấn hiếm muộn 2017

3. Câu chuyện vừa rồi thật ấn tượng, BS có thể chia sẻ thêm một số ca bệnh vô sinh hiếm muộn mà bác sĩ cho rằng rất đặc biệt mà bác sĩ đã gặp?

BS Nguyễn Thị Nhã: Đúng là trong thực tế tôi đã gặp vô số trường hợp bệnh nhân vô sinh hiếm muộn, người ít dăm ba năm, nhiều thì lên tới hàng chục năm đằng đẵng trên hành trình đi tìm con trẻ. Trường hợp của vợ chồng chị Trần Thị Phúc [Khuyến Lương, Hoàng Mai, Hà Nội] mà chúng tôi đã điều trị thành công là một trong số đó. Chị Phúc khi đến khám tại TTHTSS của Bệnh viện Bưu điện đã 52 tuổi và từng trải qua hơn 20 năm chữa trị vô sinh. Trực tiếp điều trị cho chị Phúc, tôi đã chỉ định thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm [IVF]/ tiêm tinh trùng vào bào tương trứng [ICSI] và đã cho kết quả thành công – chị sinh một bé gái khỏe mạnh vào cuối năm 2015.

Gần đây là trường hợp một cặp vợ chồng đến từ xã Thanh Nghị huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam. Anh Trần Đức Thanh và vợ là chị Đỗ Hoài Thu lấy nhau từ năm 2011, kết quả thăm khám cho thấy chồng tinh trùng yếu, vợ bị đa nang buồng trứng. Trên chặng đường tìm con yêu hơn 5 năm trời, vợ chồng họ đã đi khám chữa nhiều nơi gồm cả uống thuốc đông y và 2 lần làm IUI nhưng không có kết quả. Khi tới TTHTSS – Bệnh viện Bưu Điện làm IVF vào đúng ngày người vợ chọc hút trứng thì người chồng lại không lấy được tinh trùng. Trước tình huống đó, chúng tôi đã tư vấn và quyết định thực hiện biện pháp đông trứng của chị Thu bằng phương pháp đông lạnh mới nhất, chờ đến khi nào lấy được tinh trùng từ người chồng sẽ thực hiện thụ tinh. Thật may mắn, phương pháp này đã được áp dụng thành công, ngày 27/3/2017, gia đình chị Thu đã đón con gái đầu lòng chào đời khỏe mạnh nặng 3,2 kg trong niềm hạnh phúc trọn vẹn.

Gia đình hạnh phúc của chị Đỗ Hoài Thu

Còn nhiều, rất nhiều những trường hợp vô sinh, hiếm muộn đã chạy chữa nhiều năm không kết quả nhưng đã thành công ở Bệnh viện Bưu điện ngay từ lần điều trị đầu tiên. Tuy nhiên vẫn còn không ít các cặp vợ chồng đang từng ngày, từng giờ khát khao, mong chờ niềm hạnh phúc tưởng chừng rất giản đơn đó là có tiếng khóc, tiếng cười của trẻ thơ trong nhà. Nhiều gia đình trong số đó có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, hiểu rõ và đồng cảm với những trường hợp khó khăn ấy, từ ngày 15 tháng 8 đến ngày 31/10/2017 Bệnh viện Bưu điện sẽ nhận hồ sơ, xem xét hỗ trợ kinh phí điều trị cho 50 cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn, được chỉ định làm thụ tinh trong ống nghiệm [ivf]. Mỗi cặp vợ chồn được xét chọn sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng trong quá trình làm thụ tinh trong ống nghiệm tại TT Hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện. Đây là lần thứ 2 Bệnh viện thực hiện chương trình hỗ trợ này nhằm chia sẻ, giúp đỡ các bệnh nhân vô sinh hiếm muộn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sớm hiện thực hóa ước mơ được làm cha mẹ.

4. Thưa BS Nguyễn Thị Nhã, trên các hội nhóm về hiếm muộn trên mạng xã hội, rất nhiều chị em khen bác sĩ là “mát tay” BS nghĩ sao về lời khen này?

BS Nguyễn Thị Nhã: Tôi rất vui và hạnh phúc, cảm ơn các bạn đã dành tặng tôi những lời động viên như vậy. Đây chính là động lực giúp tôi tiếp tục học hỏi, tìm tòi các kiến thức, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới để vận dụng cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của từng ca bệnh. Tôi cũng nhận thức rất rõ thái độ, ý thức phục vụ của các bác sĩ, nhân viên y tế chính là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần cho từng người bệnh, giúp họ dễ dàng vượt qua khó khăn cùng những mặc cảm, tự ti, kiên trì điều trị tiến đến đích hạnh phúc. Đến với TTHTSS Bệnh viện Bưu điện các bạn có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng, tôi và các đồng nghiệp của mình luôn đặt hiệu quả điều trị lên hàng đầu. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để kết quả đạt được là tối ưu nhất.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã trả lời câu hỏi của bệnh nhân vô sinh hiếm muộn tại Ngày hội tư vấn hiếm muộn 2017

5. Chúng tôi được biết, tỷ lệ điều trị vô sinh hiếm muộn thành công tại TTHTSS của Bệnh viện Bưu điện hiện nay cao ngang các cơ sở điều trị chuyên ngành lớn trong nước và nước ngoài. Là một BS giỏi, chị có trăn trở gì đối với công việc điều trị vô sinh hiếm muộn hiện nay?

Chủ Đề