Các bài tập làm văn học kì 2 lớp 3

Nhờ tinh thần quyết tâm và biết đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã chiến thắng đội quân hùng hậu của Trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới.

- Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục:

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục đầy thuyết phục và đúng đắn của của Bác. Qua đó nhắc nhở mọi người có ý thức rèn luyện sức khỏe.

- Ngày như thế nào là đẹp:

Cuộc tranh luận của Châu Chấu và Giun đất về thế nào là một ngày đẹp trời. Cuối cùng là lời giải đáp của bác Kiến về ngày như thế nào là đẹp.

Câu 2

Đọc một trong những bài trên và trả lời câu hỏi.

  1. Bài đọc viết về ai hoặc viết về sự vật gì?
  1. Em nhớ nhất chi tiết nào trong bài đọc?
  1. Em học được điều gì từ bài đọc?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc em chọn và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Đọc bài "Cóc kiện trời"

  1. Bài đọc viết về Cóc lên thiên đình kiện trời vì suốt mấy năm ròng trời làm hạn quá lâu, hạn giới không có một giọt nước.
  1. Em nhớ nhất chỉ tiết: Cóc sắp xếp vị trí cho các con vật đi cùng nó vì cách sắp xếp này cho thấy cóc rất thông minh.
  1. Em học được điều từ bài đọc: phải đoàn kết với nhau, người sống lẽ phải, chính nghĩa sẽ luôn là người chiến thắng.

Câu 3

Đọc bài thơ dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Trăng ơi... từ đâu đến?

[Trích]

Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay từ cánh rừng xa

Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà.

Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay biển xanh diệu kì

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi.

Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Bạn nào đá lên trời.

[Trần Đăng Khoa]

  1. Tìm các từ ngữ chỉ sự vật và từ ngữ chỉ đặc điểm trong bài thơ.
  1. Trong bài thơ, trăng được so sánh với những gì?
  1. Em thích hình ảnh so sánh nào nhất? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các khổ thơ để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Từ ngữ chỉ sự vật: Trăng, cánh rừng, quả, nhà, biển, mắt cá, sân chơi, quả bóng, trời.

- Từ ngữ chỉ đặc điểm: hồng, chín, xanh, tròn,...

  1. Trong bài thơ, trăng được so sánh với quả chín, mắt cá, quả bóng.
  1. Em hình ảnh so sánh “Trăng hồng như quả chín” nhất. Vì hình ảnh giúp em hình dung trăng mới mọc sắc hồng, được so sánh với trái chín, đúng về màu sắc và còn gợi lên cảm giác ngọt mát.

Câu 4

Chọn dấu hai chấm hoặc dấu phẩy thay cho ô vuông trong đoạn văn dưới đây:

Phương pháp giải:

Em dựa vào công dụng của các dấu để điền dấu phù hợp vào ô vuông.

Lời giải chi tiết:

Không sao đếm hết được các loài cá với đủ màu sắc: cá kim bé nhỏ như qua diêm màu tím, cá ót mặc áo vàng có sọc đen, cá khoai trong suốt như miếng nước đá, cá song lực lưỡng, da đen trũi, cá hồng đỏ như lửa,...

Tuyển chọn bộ Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều năm 2023 có đáp án, chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Tiếng Việt lớp 3 của các trường Tiểu học. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3.

Top 30 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2 năm 2023 [có đáp án]

Xem thử Đề CK2 Tiếng Việt 3 KNTT Xem thử Đề CK2 Tiếng Việt 3 CTST Xem thử Đề CK2 Tiếng Việt 3 CD

Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Cuối Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 [mỗi bộ sách] bản word có lời giải chi tiết:

  • B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank [QR]
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi

Quảng cáo

Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức

  • Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức có đáp án [10 đề] Xem đề thi

Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 - Cánh diều

  • Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều có đáp án [10 đề] Xem đề thi

Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo

  • Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo có đáp án [10 đề] Xem đề thi

Quảng cáo

Xem thêm bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 hay khác:

  • Top 30 Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 3 năm 2023
  • Top 30 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 năm 2023
  • Top 30 Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3 năm 2023
  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo
  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

Xem thử Đề CK2 Tiếng Việt 3 KNTT Xem thử Đề CK2 Tiếng Việt 3 CTST Xem thử Đề CK2 Tiếng Việt 3 CD

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

[không kể thời gian phát đề]

Quảng cáo

  1. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: [10 điểm]
  1. Đọc thành tiếng: [4 điểm]

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: [6 điểm]

Đọc đoạn văn sau:

HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG

Vua Trần Nhân Tông trịnh trọng hỏi các bô lão:

- Nước Đại Việt ta tuy là một nước nhỏ ở phương nam nhưng luôn bị nước ngoài nhòm ngó…Từ cổ xưa đến giờ thật chưa có khi nào giặc mạnh và hung hãn như ngày nay. Chúng sẽ kéo sang năm mươi vạn quân, bảo rằng : “Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu, cỏ không mọc được ở chỗ ấy !”. Vậy nên liệu tính sao ?

Mọi người xôn xao tranh nhau nói :

- Xin bệ hạ cho đánh !

- Thưa, chỉ có đánh !

Quảng cáo

Nhà vua nhìn những khuôn mặt đẹp lồng lộng, hỏi lại một lần nữa :

- Nên hòa hay nên đánh ?

Tức thì muôn miệng một lời :

- Đánh! Đánh!

Điện Diên Hồng như rung chuyển. Người người sục sôi.Nhà vua trẻ, mắt long lanh, gương mặt hồng hào phản chiếu ánh lửa đuốc cháy bập bùng.

[Lê Vân]

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Vua Trần Nhân Tông cho tổ chức hội nghị nhằm mục đích gì? [0,5 điểm]

  1. Để tụ họp các bô lão lại nhằm tổ chức tiệc.
  1. Để tụ họp các bô lão họp về việc đối phó với quân giặc.
  1. Để tụ họp các bô lão tìm ra người xung phong đi đánh giặc.

Câu 2: Các bô lão đã có ý kiến như thế nào?[0,5 điểm]

  1. Các bô lão đồng loạt đưa ra ý kiến xin đánh giặc.
  1. Các bô lão hỏi vua định hòa hay định đánh.
  1. Các bô lão xôn xao tranh nhau nói, mỗi người một ý kiến.

Câu 3: Thông qua ý kiến của các bô lão, em thấy họ là những người như thế nào?

[0,5 điểm]

  1. Họ là những người hèn nhát, tự ti về khả năng chiến đấu của mình trong trận đấu.
  1. Họ là những người anh dũng, quyết tâm đánh giặc để bảo vệ nước nhà.
  1. Họ là những người không có chứng kiến, chỉ nghe theo ý của vua.

Câu 4: Theo em, vì sao vua tôi và các bô lão đồng lòng trong việc đối phó với quân Mông Cổ? [0,5 điểm]

  1. Vì họ mong muốn đánh bại kẻ thù xâm lược, giữ gìn chủ quyền độc lập dân tộc.
  1. Vì họ mong muốn nhân dân rơi vảo cảnh lầm than, khổ cực.
  1. Vì họ không còn lựa chọn nào khác.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? [1 điểm]

........................................................................................................

........................................................................................................

Câu 6: Viết 2 – 3 câu nêu cảm nghĩ của em về vị vua Trần Nhân Tông và các vị bô lão. [1 điểm]

........................................................................................................

........................................................................................................

........................................................................................................

Câu 7: Các dấu gạch ngang trong đoạn văn trên có tác dụng gì?[0,5 điểm]

........................................................................................................

Câu 8: Tìm các tên riêng được sử dụng trong bài đọc. [0,5 điểm]

........................................................................................................

Câu 9: Đặt một câu có hình ảnh so sánh để tả một cảnh đẹp của quê hương em.[1 điểm]

........................................................................................................

  1. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: [10 điểm]

1. Nghe – viết [4 điểm]

Vời vợi Ba Vì

Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù toả trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hoá muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ.

[Võ Văn Trực]

2. Luyện tập [6 điểm]

Viết đoạn văn ngắn [8 – 10 câu] kể lại một việc tốt mà em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

Gợi ý:

- Giới thiệu về việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

- Em làm việc ấy khi nào? Ở đâu?

- Em làm việc ấy cùng ai? Công việc ấy diễn ra như thế nào?

- Ý nghĩa của việc làm ấy đối với việc bảo vệ môi trường.

- Nêu cảm xúc, suy nghĩ về việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

[không kể thời gian phát đề]

  1. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: [10 điểm]
  1. Đọc thành tiếng: [4 điểm]

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: [6 điểm]

Đọc đoạn văn sau:

NGƯỜI BẠN MỚI

Cả lớp đang giải bài tập toán, bỗng một phụ nữ lạ bước vào, khẽ nói với thầy giáo:

- Thưa thầy, tôi đưa con gái tôi đến lớp. Nhà trường đã nhận cháu vào học…

- Mời bác đưa em vào – Thầy Kốt-ski nói.

Bà mẹ bước ra hành làng và trở lại ngay với một bé gái. Ba mươi cặp mắt ngạc nhiên hướng cả về phía cô bé nhỏ xíu – em bị gù.

Thầy giáo nhìn nhanh cả lớp, ánh mắt thầy nói lời cầu khẩn: “Các con đừng để người bạn mới cảm thấy bị chế nhạo”. Các trò ngoan của thầy đã hiểu, các em vui vẻ, tươi cười nhìn người bạn mới. Thầy giáo giới thiệu:

- Tên bạn mới của các em là Ô-li-a. – Thầy liếc nhìn tập hồ sơ bà mẹ đưa.

- Bạn ấy từ tỉnh Tôm-ski của nước Nga chuyển đến trường chúng ta. Ai nhường chỗ cho bạn ngồi bàn đầu nào? Các em đều thấy bạn bé nhỏ nhất lớp mà.

Tất cả sáu em học sinh trai và gái ngồi bàn đầu đều giơ tay:

- Em nhường chỗ cho bạn…

Cô bé Ô-li-a ngồi vào bàn và nhìn các bạn với ánh mắt dịu dàng, tin cậy.

[Mạnh Hường dịch]

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Người bạn mới đến lớp có đặc điểm gì? [0,5 điểm]

  1. Nhỏ nhắn và xinh xắn.
  1. Nhỏ bé và bị gù.
  1. Đáng yêu và dịu dàng.

Câu 2: Vì sao khi bạn bước vào lớp, thầy giáo nhìn học sinh trong lớp với ánh mắt cầu khẩn? [0,5 điểm]

  1. Vì thầy sợ rằng các bạn học sinh sẽ chế nhạo ngoại hình của bạn mới.
  1. Vì thầy sợ rằng các bạn học sinh sẽ không quý mến người bạn mới.
  1. Vì thầy sợ rằng người bạn mới sẽ cảm thấy lo lắng, bất an.

Câu 3: Các bạn học sinh đã hiểu mong muốn của thầy và biểu lộ tình cảm với người bạn mới như thế nào? [0,5 điểm]

  1. Chê bai, chế giễu ngoại hình của bạn.
  1. Thân thiện, chủ động nhường chỗ ngồi cho bạn.
  1. Vui vẻ với bạn trước mặt thầy giáo và nói xấu bạn sau khi ra khỏi lớp.

Câu 4: Em thấy các bạn học sinh trong truyện là người như thế nào? [0,5 điểm]

  1. Ích kỉ, nhỏ nhen, không quan tâm đến bất cứ ai.
  1. Không biết lẽ phải, luôn cho bản thân mình đúng.
  1. Hiểu chuyện, cảm thông trước hoàn cảnh của bạn.

Câu 5:Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì? [1 điểm]

........................................................................................................

........................................................................................................

........................................................................................................

Câu 6:Nếu em có một người bạn có ngoại hình đặc biệt như bạn Ô-li-a, em sẽ làm gì để khiến bạn không cảm thấy tự ti về bản thân?[1 điểm]

........................................................................................................

........................................................................................................

Câu 7: Viết lại các tên riêng có trong bài đọc và phân chúng thành 2 loại sau [0,5 điểm]

- Tên người:.............................................................................................

- Tên riêng địa lí:.......................................................................................

Câu 8:Tìm câu thể hiện lời khuyên trong bài đọc. [0,5 điểm]

Câu 9:Điền dấu câu thích hợp vào ô trống trong câu sau: [1 điểm]

Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn “Người giàu có nhất”. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long. Cậu ta có cả một gia tài khổng lồ về các loại sách □ sách bách khoa □ tri thức □ học sinh □ từ điển Tiếng Anh □ sách bài tập toán và Tiếng Việt □ sách dạy chơi cờ vua □ sách dạy tập y-o-ga □ sách dạy chơi đàn oóc □

  1. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: [10 điểm]

1. Nghe – viết [4 điểm]

Vào kì nghỉ hè, nhiều trẻ em mong ngóng được về quê chơi. Buổi sáng tinh mơ, gà trống gáy vang ò ó o gọi xóm làng thức dậy, lũ chim chích đùa vui trên cành cây, đàn bò chậm rãi ra đồng làm việc. Người nông dân ra bờ sông cất vó, được mẻ tôm, mẻ cá nào lại đem về chế biến thành những món ăn thanh đạm của thôn quê.

[Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật]

2. Luyện tập [6 điểm]

Viết đoạn văn ngắn [8 – 10 câu] về một người anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết hoặc đã học.

Gợi ý:

- Người anh hùng đó là ai?

- Người anh hùng đó tài giỏi và có chí lớn như thế nào?

- Người đó có công lao và đóng góp gì cho đất nước?

- Nêu tình cảm của em đối với người anh hùng đó?

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

[không kể thời gian phát đề]

  1. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: [10 điểm]
  1. Đọc thành tiếng: [4 điểm]

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: [6 điểm]

Đọc đoạn văn sau:

ANH EM NHÀ CHIM SẺ

Sẻ mẹ bảo hai anh em sẽ đi kiếm ngô về cho bữa tối. Vâng lời mẹ. Sẻ anh và Sẻ em bay về hướng những cánh đồng ngô. Hai anh em đang bay thì gặp chị Bồ Câu gọi: “Sẻ anh ơi, ra bờ ao với chị không? Họa Mi đang biểu diễn ca nhạc đấy!”. Nghe hấp dẫn quá, Sẻ anh liền bay theo chị Bồ Câu. Sẻ em một mình bay về hướng cánh đồng ngô, được một đoạn gặp bác Quạ. “Sẻ em ơi, ra bìa rừng với bác không? Đang có tiệc trà vui lắm!” Bác Quạ nói. Sẻ em liền háo hức bay theo bác Quạ.

Sẻ anh mải mê nghe hát, khi nhớ đến lời mẹ dặn thì trời đã tối rồi. Bữa tiệc trà vui quá, khiến Sẻ em cũng quên mất việc mẹ giao. Tối muộn, Sẻ em mới cuống cuồng bay về.

Về đến nhà, hai anh em thú nhận mọi chuyện với mẹ. Sẻ mẹ nhẹ nhàng bảo: “Không sao, hai con biết nhận lỗi là tốt. Nhưng giá như hai con nhớ lời mẹ dặn thì tối nay nhà mình đã có ngô để ăn rồi.”.

[Sưu tầm]

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Sẻ mẹ giao cho hai anh Sẻ nhiệm vụ gì? [0,5 điểm]

A.Đi kiếm thóc về cho bữa tối.

  1. Đi kiếm ngô về cho bữa tối.
  1. Đi kiếm hạt dẻ về cho bữa tối.

Câu 2: Khi đang bay, Sẻ anh và Sẻ em đã gặp những ai? [0,5 điểm]

  1. Sẻ anh gặp bác Quạ, cô Họa Mi, Sẻ em gặp chị Bồ Câu.
  1. Sẻ anh gặp bác Quạ, Sẻ em gặp chị Bồ Câu.
  1. Sẻ anh gặp chị Bồ Câu, Sẻ em gặp bác Quạ.

Câu 3: Vì sao Sẻ anh và Sẻ em không đi kiếm thức ăn theo lời mẹ dặn? [0,5 điểm]

  1. Vì Sẻ anh và Sẻ em mải đi nhạc và thưởng thức tiệc trà ở bờ ao.
  1. Vì Sẻ anh mải đi nghe nhạc ở bờ ao, Sẻ em mải đi thưởng thức tiệc trà.
  1. Vì Sẻ anh mải đi thưởng thức tiệc trà, Sẻ em mải đi nghe nhạc ở bờ ao.

Câu 4: Kết cục của việc Sẻ anh và Sẻ em mải chơi như thế nào? [0,5 điểm]

  1. Hai anh em thú nhận với mẹ và bị mẹ la mắng.
  1. Hai anh em bị mẹ phạt bay đi hái ngô.
  1. Cả nhà Sẻ không có ngô ăn cho bữa tối.

Câu 5:Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? [1 điểm]

........................................................................................................

........................................................................................................

Câu 6:Viết 2 – 3 câukể về một sự việc mà em khiến bố mẹ phiền lòng. [1 điểm]

........................................................................................................

........................................................................................................

........................................................................................................

Câu 7:Từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi Làm gì trong câu: “Hai anh em thú nhận mọi chuyện với mẹ.”? [0,5 điểm]

........................................................................................................

Câu 8:Dấu hai chấm trong các câu ở đoạn văn trên dùng để làm gì? [0,5 điểm]

........................................................................................................

Câu 9:Đặt một câu thể hiện cảm xúc của em khi thấy một cảnh đẹp. [1 điểm]

........................................................................................................

  1. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: [10 điểm]

1. Nghe – viết [4 điểm]

Bên ô cửa đá

Buổi sáng em ngồi học

Mây rủ nhau vào nhà

Ông mặt trời khó nhọc

Đang leo dốc đằng xa.

Lảnh lót tiếng chim ca

Kéo nắng lên rạng rỡ

Cả khoảng trời bao la

Hiện dần qua ô cửa.

Trong bếp còn đỏ lửa

Hương ngô thoảng ra ngoài

Ria đường dăm chú ngựa

Đứng nghe em đọc bài.

[Theo Hoài Khánh]

2. Luyện tập [6 điểm]

Viết đoạn văn ngăn [8 – 10 câu] nêu tình cảm, cảm xúc của em trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở.

Gợi ý:

- Quê hương/nơi em sinh sống ở đâu?

- Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương/nơi em sinh sống?

- Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?

- Tình cảm của em với quê hương/nơi em sinh sống như thế nào?

Xem thử Đề CK2 Tiếng Việt 3 KNTT Xem thử Đề CK2 Tiếng Việt 3 CTST Xem thử Đề CK2 Tiếng Việt 3 CD

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

  • [mới] Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
  • [mới] Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
  • [mới] Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 3 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ Đề