Các bài tập về thuế xuất nhập khẩu năm 2024

chắc chắn đậu. Bài tập môn thuế và quản lý thuế nâng cao, dạng bài tập tính thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng.

Bài tập:

Trong tháng tính thuế, tại Công ty IMEXCO Việt Nam nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có các tài liệu sau:

1, Nhận nhập khẩu ủy thác 1 lô thiết bị đồng bộ dùng làm TSCĐ cho 1 dự án đầu tư của Công ty TNHH Tân Hòa.

Dự án đầu tư này được thực hiện tại địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn trong danh mục do Chính phủ quy định.

Giá trị lô thiết bị tính theo CIF ghi trong hợp đồng ngoại thương là 1 triệu USD. Hoa hồng ủy thác [chưa thuế GTGT] 1% tính trên giá CIF.

2, Xuất khẩu 15.000 sản phẩm A, tính theo FOB của 1 đơn vị sản phẩm là 4 USD.

3, Chi phí vận chuyển lo hàng A đến cảng xuất theo giá trị chưa có thuế GTGT là 19,9 triệu đồng.

4, Nhập khẩu 400 sản phẩm B, giá trị lô hàng trên hợp đồng ngoại thương và các hóa đơn, chứng từ tính đến cửa nhập khẩu đầu tiên của Việt Nam là 10.000 USD.

Trong tháng, công ty đã tiêu thụ hết số hàng này với doanh thu chưa thuế GTGT là 400.000.000 đồng.

Yêu cầu:

1, Xác định các khoản thuế XK, thuế NK, thuế GTGT phải nộp trong tháng liên quan đến các nghiệp vụ trên. Biết rằng:

– Thuế suất thuế xuất khẩu sản phẩm A là 5%.

– Thuế suất thuế nhập khẩu sản phẩm B là 60%; thiết bị đồng bộ là 2%.

– Thuế suất thuế GTGT đối với các hàng hóa, dịch vụ nói trên đều là 10%.

– Trừ nghiệp vụ 3 thanh toán bằng tiền mặt, các nghiệp vụ mua bán HHDV khác của doanh nghiệp đều thanh toán không dùng tiền mặt.

– Hàng hóa mua vào đều có hóa đơn hợp pháp.

– Theo hợp đồng ủy thác, công ty nộp thay thuế GTGT cho công ty TNHH Tân Hòa.

– Giá tính thuế NK được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa NK.

– Doanh nghiệp đã nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu trong thời gian quy định.

– Tỉ giá thuế: 1 USD = 22.500 VNĐ.

– Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua ngoài khác phục vụ hoạt động kinh doanh trong kỳ là 26.000.000 đồng.

2, Xác định lại số thuế phải nộp trong trường hợp sản phẩm B trong phạm vi giám sát của Hải quan bị tổn thất 20% [có đủ hồ sơ quy định]. Các yếu tố khác không đổi.

Thuế xuất nhập khẩu là một khía cạnh quan trọng của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Để đảm bảo rằng công ty của bạn tuân thủ đúng quy định và không gặp phải các vấn đề về thuế, chúng ta cần phải hiểu cách tính thuế xuất nhập khẩu. Trong bài viết này, chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách tính thuế xuất nhập khẩu cho công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Để đảm bảo tuân thủ đúng quy định và tránh các vấn đề về thuế, bạn cần phải tính toán số tiền thuế cụ thể cho từng loại sản phẩm và lô hàng. Điều này giúp bạn thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu một cách hiệu quả và hợp pháp.Trên đây là những thông tin từ Kế toán Kiểm toán Thuế ACC cung cấp đến bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết.

Dạng bài tập tổng hợp này đề bài sẽ thường ra với các mặt hàng chính như ô tô, bia, rượu, thuốc lá, điều hòa…. Với việc phải xác định rất nhiều loại thuế trong cùng một bài tập sẽ khiến thí sinh dễ gặp sai sót trong quá trình tính toán cũng như nhận định giao dịch nào chịu thuế hay không. Vì vậy, bài tập này thông thường sẽ được trình bày theo các bước như sau:

– Tính thuế phải nộp cho cơ quan Hải quan:

+ Khâu nhập khẩu: thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT hàng nhập khẩu

+ Khâu xuất khẩu: Thuế xuất khẩu, không chịu thuế TTĐB, thuế GTGT 0%

– Tính thuế phải nộp cho cơ quan Thuế nội địa:

+ Thuế TTĐB:

Xác định thuế TTĐB khâu bán ra

Xác định thuế TTĐB đầu vào được khấu trừ: lưu ý chỉ được khấu trừ tương ứng với số lượng bán được trong kỳ

+ Thuế GTGT:

Xác định thuế GTGT đầu ra:

Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: lưu ý cộng thêm thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu đã tính ở khâu Hải quan.

Cùng Gonnapass ôn luyện thông qua các bài tập sau nhé:

Bài 1:

Một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhập khẩu ô tô nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong kỳ tính thuế có tài liệu sau:

  1. Nhập khẩu 50 chiếc xe ô tô loại 9 chỗ ngồi có dung tích xy lanh là 2.200 cm, với giá tính thuế nhập khẩu 300 triệu đồng/chiếc. Trong kỳ, doanh nghiệp đã bán ra cả 50 chiếc ô tô nhập khẩu, trong đó có 40 chiếc bán ở thị trường nội địa; 10 chiếc bán cho các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan với giá bán chưa thuế GTGT đều là 849 triệu đồng/chiếc .
  2. Xuất khẩu ra nước ngoài 100 chiếc xe ô tô loại 12 chỗ ngồi do doanh nghiệp sản xuất ra với giá bán tại cửa khẩu xuất được ghi trên hợp đồng ngoại thương là 48.000 USD/chiếc. Doanh nghiệp đã nhận đủ tiền thanh toán của bên mua qua tài khoản ngân hàng, trong đó có 2 chiếc bên mua uỷ quyền cho văn phòng đại diện tại Việt Nam thanh toán qua ngân hàng [đã được ghi trong hợp đồng kinh tế].

Yêu cầu: Xác định thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp hoặc được hoàn liên quan đến các nghiệp vụ trên.

Biết rằng:

– Thuế suất thuế xuất khẩu của ô tô là 2% ,

– Thuế suất thuế nhập khẩu ô tô 52% .

– Thuế suất thuế TTĐB của ô tô loại 9 chỗ ngồi là 50%, loại 12 chỗ ngồi là 15% .

– Thuế suất thuế GTGT của các sản phẩm trên là 10% .

– Tổng số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ là 160 triệu đồng, trong đó thuế GTGT tập hợp được từ các hoá đơn mua vào liên quan đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu lô hàng xe ô tô 12 chỗ ngồi là 56 triệu đồng.

– Doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ và mọi giao dịch đều được thanh toán qua ngân hàng. Hàng hóa, dịch vụ mua vào có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

– Tỷ giá ngoại tệ tính thuế 1 USD = 23.000 đồng Việt Nam.

– Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch.

– Doanh nghiệp đã nộp các khoản thuế ở khâu nhập khẩu trước khi kê khai thuế nội địa.

– Hàng hóa của doanh nghiệp không bán cho các đơn vị có quan hệ liên kết.

Bài 2:

Công ty thực phẩm X nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có số liệu trong tháng 3 năm N như sau:

– Uỷ thác cho công ty M nhập khẩu 3.000 kg sôcôla các loại, giá bán tại cửa khẩu xuất ghi trong hợp đồng ngoại thương là 5 USD/kg; chi phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế cho cả lô hàng về đến Việt Nam là 4.000 USD. Bên nhận ủy thác đã chuyển trả hàng và các chứng từ nộp thuế khâu nhập khẩu cho công ty. Trong tháng , công ty đã tiêu thụ được 2.000kg với giá chưa thuế GTGT 250.000 đồng/kg.

– Sản xuất và xuất khẩu 10.000 két bia lon với giá xuất bán chưa thuế GTGT tại xưởng của nhà máy là 100.000 đồng/két, tổng chi phí vận chuyển chưa thuế GTGT đến cảng xuất trả cho một doanh nghiệp vận tải là 50.000.000 đồng.

– Nhập khẩu 1.200 lít rượu vang Matues Rose 11,5 độ về để đóng chai bán. Giá tính thuế nhập khẩu là 3 USD/1 lít. Công ty đã dùng toàn bộ số rượu trên để đóng được 2.400 chai. Trong tháng, Công ty đã tiêu thụ nội địa được 2.000 chai với giá chưa thuế GTGT là 189.000 đồng/chai.

– Trong tháng, công ty nhập khẩu lô sữa bột có trị giá tính thuế nhập khẩu 100.000.000 đồng và đã bán được số hàng trị giá chưa thuế GTGT 200.000.000 đồng.

– Nhập khẩu một dây chuyền sản xuất sôcôla từ công ty Itochu – Nhật Bản theo hình thức tạm nhập tái xuất để công sản phẩm cho công ty Itochu. Giá bán của thiết bị này tại cửa khẩu xuất ghi trên hợp đồng ngoại thương là 2 triệu USD, chi phí vận chuyển từ Nhật Bản đến cảng Hải Phòng là 1.200 USD, chi phí bảo hiểm quốc tế cho lô hàng là 4.000 USD.

Yêu cầu:

Xác định các khoản thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế TTĐB và thuế GTGT mà công ty phải nộp trong tháng.

Biết rằng:

– Thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng socola là 55%, rượu vang là 50%, sữa là 15%, máy móc thiết bị là 1%.

– Thuế suất thuế xuất khẩu bia là 0%.

– Thuế suất thuế GTGT đối với các hàng hoá, dịch vụ nói trên là 10%.

– Thuế suất thuế TTĐB đối với mặt hàng bia là 65%, rượu là 35%.

– Tỷ giá tính thuế 1USD = 23.000 đồng Việt Nam.

– Giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu.

– Thuế GTGT đầu vào tập hợp từ các hoá đơn GTGT của các hàng hoá , dịch vụ khác được khấu trừ trong tháng là 22.500.000 đồng.

Thuế nhập khẩu bao gồm những gì?

Trình tự tính thuế nhập khẩu hàng hóa.

Thuế nhập khẩu [TNK].

Thuế tiêu thụ đặc biệt [TTĐB].

Thuế bảo hộ/ chống bán phá giá [TBH].

Thuế bảo vệ môi trường [BVMT].

Thuế giá trị gia tăng [VAT].

Tổng thuế phải nộp..

Thuế nhập khẩu có bao nhiêu phương pháp tính thuế?

Có 3 phương pháp để xác định căn cứ tính thuế của hàng xuất, nhập khẩu cụ thể là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm, phương pháp tính thuế tuyệt đối và phương pháp tính thuế hỗn hợp. Trong đó: Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của luật hải quan.

Tính thuế xuất khẩu như thế nào?

Công thức tính thuế xuất khẩu: Thuế xuất khẩu = Giá tính thuế XK x Thuế suất thuế XK. Trong đó: Giá tính thuế xuất khẩu được xác định là giá bán thực tế tại điểm xuất, không bao gồm phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế [Căn cứ Khoản 1, Điều 10, Thông tư 205/2010/TT-BTC].

Ai là người chịu thuế xuất khẩu?

Do đó, người nộp thuế xuất nhập khẩu bao gồm: chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu; người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế;...

Chủ Đề