Các bước đo lực bằng lực kế lớp 6

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

A. Lý thuyết

1. Lực kế là gì?

Lực kế là một dụng cụ dùng để đo lực.

– Có nhiều loại lực kế: Lực kế đo lực kéo, lực kế đo lực đẩy và lực kế đo cả lực kéo và lực đẩy.

– Lực kế thường dùng trong phòng thí nghiệm là lực kế lò xo.

Các bước đo lực bằng lực kế lớp 6

2. Cấu tạo của lực kế lò xo

Lực kế lò xo có cấu tạo đơn giản, sau đây là hai loại lực kế thường gặp:

– Lực kế gồm một chiếc lò xo một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia có gắn một cái móc và một cái kim chỉ thị. Kim chỉ thị chạy trên mặt một bảng chia độ.

Các bước đo lực bằng lực kế lớp 6

– Lực kế gồm một chiếc lò xo được đặt trong một ống hình trụ (vỏ của lực kế). Trong lò xo có một ống hình trụ nhỏ dễ di chuyển, trên mặt hình trụ nhỏ có chia độ, phía dưới có một cái móc.

Các bước đo lực bằng lực kế lớp 6

– Trên mỗi lực kế đều có ghi giới hạn đo và chữ N

3. Cách đo lực bằng lực kế

Muốn đo lực bằng lực kế được chính xác ta cần lưu ý các điều sau:

– Ước lượng độ lớn của lực cần đo để chọn lực kế có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất thích hợp.

– Hiệu chỉnh lực kế đúng cách trước khi đo (điều chỉnh lực kế sao cho khi chưa đo lực thì kim chỉ thị nằm đúng vạch 0).

– Cho lực cần đo tác dụng vào lực kế, cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo hướng của lực cần đo.

– Đọc và ghi kết quả đúng quy định (đọc giá trị của vạch chia gần nhất với kim chỉ thị).

4. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng

P = 10.m

Trong đó:

m là khối lượng của vật (kg)

P là trọng lượng của vật hay độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật (N)

B. Trắc nghiệm

Bài 1: Công dụng của lực kế là:

A. Đo khối lượng của vật.

B. Đo trọng lượng riêng của vật.

C. Đo lực

D. Đo khối lượng riêng của vật.

Lực kế dùng để xác định lực (do lực) ⇒ Đáp án C

Bài 2: Chọn câu không đúng

A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi.

B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó.

C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.

D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó.

Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó là câu không đúng ⇒ Đáp án D

Bài 3: Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết

A. trọng lượng của vật đó.

B. giá trị gần đúng của vật đó.

C. khối lượng của vật đó.

D. so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của các vật khác.

Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết khối lượng của vật đó ⇒ Đáp án C

Bài 4: Muốn đo thể tích và trọng lượng của một hòn sỏi thì người ta phải dùng:

A. Cân và thước

B. Lực kế và thước

C. Cân và thước đo độ

D. Lực kế và bình chia độ

Muốn đo thể tích và trọng lượng của một hòn sỏi thì phải dùng lực kế và bình chia độ ⇒ Đáp án D.

Bài 5: Câu nào dưới đây là đúng?

A. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng lẫn khối lượng.

B. Khi cân hàng hóa đem theo người lên máy bay thì ta quan tâm đến trọng lượng của hàng hóa.

C. Khi cân một túi kẹo thì ta quan tâm đến trọng lượng của túi kẹo.

D. Khi một ô tô tải chạy qua một chiếc cầu yếu, nếu khối lượng của ô tô quá lớn sẽ có thể làm gãy cầu.

– Lực kế dùng để đo lực ⇒ A sai.

– Khi cân một túi kẹo thì ta quan tâm đến khối lượng của túi kẹo ⇒ C sai

– Khi một ô tô tải chạy qua một chiếc cầu yếu, nếu trọng lượng của ô tô quá lớn sẽ có thể làm gãy cầu ⇒ D sai

Vậy đáp án đúng là B

Bài 6: Kết luận nào sai khi nói về trọng lượng của vật?

A. Trọng lượng là cường độ của trọng lực.

B. Trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của vật.

C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.

D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật.

Kết luận sai khi nói về trọng lượng của vật là trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật. Điều này chỉ đúng khi ta so sánh các vật làm cùng một chất

Bài 7: Khi treo một vật thẳng đứng vào lực kế, ta thấy số chỉ của lực kế là 150N. Khối lượng của vật đó là:

A. 15 kgB. 150 gC. 150 kgD. 1,5 kg

Số chỉ của lực kế khi treo vật là trọng lượng của vật ⇒ P = 150N

Ta có: P = 10.m = 150 ⇒ m = 15 kg ⇒ Đáp án A

Bài 8: Khi kéo vật khối lượng 1kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào?

A. Lực ít nhất bằng 1000N

B. Lực ít nhất bằng 100N

C. Lực ít nhất bằng 10N

D. Lực ít nhất bằng 1N

– Trọng lực tác dụng lên vật: P = 10.m = 10.1 =10N

– Để kéo được vật cần một lực tối thiểu 10N

⇒ Đáp án C

Bài 9: Một vật có khối lượng 600g thì trọng lượng của vật đó là bao nhiêu?

Đổi m = 600g = 0,6 kg

Trọng lượng P = 10.m = 0,6.10 = 6N

Bài 10: Khi treo một vật khối lượng m1 vào lực kế thì độ dài thêm của lò xo lực kế là . Nếu lần lượt treo vào lực kế các vật có khối lượng m2 = 2m1, thì độ dài thêm ra của lò xo lực kế sẽ lần lượt là bao nhiêu?

– Nếu m2 = 2m1 thì độ dài thêm ra của lò xo

Các bước đo lực bằng lực kế lớp 6

– Nếu

Các bước đo lực bằng lực kế lớp 6
thì độ dài thêm ra của lò xo
Các bước đo lực bằng lực kế lớp 6

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 10: Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng tổng hợp các kiến thức về trọng lực, khối lượng cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải bài tập Vật lý lớp 6 chương 1 bài 10, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết nội dung bài Vật lý 6 bài 10.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng

  • A. Lý thuyết Vật lý 6 bài 10
    • 1. Lực kế là gì?
    • 2. Cấu tạo của lực kế lò xo
    • 3. Cách đo lực bằng lực kế
    • 4. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng
  • B. Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 10

A. Lý thuyết Vật lý 6 bài 10

1. Lực kế là gì?

Lực kế là một dụng cụ dùng để đo lực.

- Có nhiều loại lực kế: Lực kế đo lực kéo, lực kế đo lực đẩy và lực kế đo cả lực kéo và lực đẩy.

- Lực kế thường dùng trong phòng thí nghiệm là lực kế lò xo.

Các bước đo lực bằng lực kế lớp 6

2. Cấu tạo của lực kế lò xo

Lực kế lò xo có cấu tạo đơn giản, sau đây là hai loại lực kế thường gặp:

- Lực kế gồm một chiếc lò xo một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia có gắn một cái móc và một cái kim chỉ thị. Kim chỉ thị chạy trên mặt một bảng chia độ.

Các bước đo lực bằng lực kế lớp 6

- Lực kế gồm một chiếc lò xo được đặt trong một ống hình trụ (vỏ của lực kế). Trong lò xo có một ống hình trụ nhỏ dễ di chuyển, trên mặt hình trụ nhỏ có chia độ, phía dưới có một cái móc.

Các bước đo lực bằng lực kế lớp 6

- Trên mỗi lực kế đều có ghi giới hạn đo và chữ N

3. Cách đo lực bằng lực kế

Muốn đo lực bằng lực kế được chính xác ta cần lưu ý các điều sau:

- Ước lượng độ lớn của lực cần đo để chọn lực kế có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất thích hợp.

- Hiệu chỉnh lực kế đúng cách trước khi đo (điều chỉnh lực kế sao cho khi chưa đo lực thì kim chỉ thị nằm đúng vạch 0).

- Cho lực cần đo tác dụng vào lực kế, cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo hướng của lực cần đo.

- Đọc và ghi kết quả đúng quy định (đọc giá trị của vạch chia gần nhất với kim chỉ thị).

4. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng

P = 10.m

Trong đó:

m là khối lượng của vật (kg)

P là trọng lượng của vật hay độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật (N)

B. Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 10

Câu 1: Một cặp sách có trọng lượng 35N thì có khối lượng bao nhiêu gam?

A. 3,5g

B. 35g

C. 350g

D. 3500g

Câu 2: Một quyển vở có khối lượng 80g thì có trọng lượng bao nhiêu niutơn?

A. 0,08N

B. 0,8N

C. 8N

D. 80N

Câu 3: Muốn đo thể tích và trọng lượng của một hòn sỏi thì người ta phải dùng

A. Cân và thước

B. Lực kế và thước

C. Cân và thước đo độ

D. Lực kế và bình chia độ.

Câu 4: Hãy chỉ ra câu mà em cho là không đúng?

A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi

B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó

C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó

D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó.

Câu 5: Trong các câu sau đây, câu nào đúng?

A. Lực kế là dụng cụ dùng để đo khối lượng

B. Cân Rôbécvan là dụng cụ dùng để đo trọng lượng

C. Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực, còn cân Rôbécvan là dụng cụ dùng để đo khối lượng.

D. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng lẫn khối lượng

Câu 6: Câu nào dưới đây là đúng?

A. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng lẫn khối lượng

B. Khi cân hàng hóa đem theo người lên máy bay thì ta quan tâm đến trọng lượng của hàng hóa.

C. Khi cân một túi kẹo thì ta quan tâm đến trọng lượng của túi kẹo.

D. Khi một xe ôtô tải chạy qua một chiếc cầu yếu, nếu khối lượng của ôtô quá lớn sẽ có thể làm gẫy cầu.

Câu 7: Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống: Một hòn gạch có khối lượng 1600 gam. Một đống gạch có 10000 viên sẽ nặng……… niu-tơn.

A. 80000

B. 1600000

C. 16000

D. 160000

Câu 8: Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây: Lực đẩy của một lò xo bút bi lên ruột bút vào cỡ………………………..

A. Vài phần mười niu-tơn

B. Vài niu-tơn

C. Vài trăm niu-tơn

D. Vài trăm nghìn niu-tơn

Câu 9: Khi cân một túi đường bằng một cân đồng hồ

A. Cân chỉ khối lượng của túi đường.

B. Khối lượng của túi đường làm quay kim của cân.

C. Trọng lượng của túi đường làm quay kim của cân.

D. Đáp án A và C đúng

Câu 10: Khi treo một vật khối lượng m1 vào lực kế thì độ dài thêm ra của lò xo lực kế là ∆l1= 3cm. Nếu lần lượt treo vào lực kế các vật có khôi lượng m2= 2m1, m3 = 1/3 m1 thì độ dài thêm ra của lò xo lực kế sẽ lần lượt là

A. ∆l2= 1,5cm; ∆l3 = 9cm

B. ∆l2= 6cm; ∆l3= 1cm

C. ∆l2= 2cm; ∆l3 = 1/3 cm

D. ∆l2 = 1/3 cm; ∆l3= 2cm

Câu 11: Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết

A. Trọng lượng của vật đó.

B. Giá trị gần đúng của vật đó

C. Khối lượng của vật đó.

D. So sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của các vật khác

Câu 12: Kết luận nào sai khi nói về trọng lượng của vật?

A. Trọng lượng là cường độ của trọng lực.

B.Trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của vật.

C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.

D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật.

Câu 13: Với một cân Rôbecvan và hộp quả cân, phát biểu nào sau đây đúng?

A. ĐCNN của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất.

B. GHĐ của cân là khối lượng lớn nhất ghi trên cân.

C.ĐCNN của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất.

D. ĐCNN của cân làkhốilượng của quả cân lớn nhất.

Câu 14: Đơn vị nào trong các đơn vị sau đây không dùng để đo khối lượng?

A. Kilôgam

B. Gam.

C. Lít.

D. Lạng.

Câu 15: Một cặp sách có trọng lượng 35N thì có khối lượng bao nhiêu gam?

A. 3,5g

B. 35g

C. 350g

D. 3500g

Câu 16: Một quyển vở có khối lượng 80g thì có trọng lượng bao nhiêu niutơn?

A. 0,08N

B. 0,8N

C. 8N

D. 80N

Câu 17: Muốn đo thể tích và trọng lượng của một hòn sỏi thì người ta phải dùng:

A. Cân và thước

B. Lực kế và thước

C. Cân và thước đo độ

D. Lực kế và bình chia độ

Câu 18: Hãy chỉ ra câu mà em cho là không đúng?

A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi

B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó

C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó

D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó.

Câu 19: Trong các câu sau đây, câu nào đúng?

A. Lực kế là dụng cụ dùng để đo khối lượng

B. Cân Rôbécvan là dụng cụ dùng để đo trọng lượng

C. Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực, còn cân Rôbécvan là dụng cụ dùng để đo khối lượng

D. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng lẫn khối lượng

Câu 20: Câu nào dưới đây là đúng?

A. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng lẫn khối lượng

B. Khi cân hàng hóa đem theo người lên máy bay thì ta quan tâm đến trọng lượng của hàng hóa.

C. Khi cân một túi kẹo thì ta quan tâm đến trọng lượng của túi kẹo.

D. Khi một xe ôtô tải chạy qua một chiếc cầu yếu, nếu khối lượng của ôtô quá lớn sẽ có thể làm gãy cầu.

Câu 21: Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống. Một hòn gạch có khối lượng 1600 gam. Một đống gạch có 10000 viên sẽ nặng…………… niu-tơn.

A. 80000

B. 1600000

C. 16000

D. 160000

Câu 22: Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây: Lực đẩy của một lò xo bút bi lên ruột bút vào cỡ………………………..

A. Vài phần mười niu-tơn

B. Vài niu-tơn

C. Vài trăm niu-tơn

D. Vài trăm nghìn niu-tơn

Câu 23: Khi cân một túi đường bằng một cân đồng hồ:

A. Cân chỉ khối lượng của túi đường.

B. Khối lượng của túi đường làm quay kim của cân.

C. Trọng lượng của túi đường làm quay kim của cân.

D. Đáp án A và C đúng

Đáp án

1 -D

2 -B

3 -D

4 -D

5 -C

6 -B

7 -D

8 -A

9 -D

10 -B

23- D

11-C

12-D

13-C

14-C

15- D

16-B

17- D

18- D

19-C

20- B21- D22- A

----------------------------------------

Với nội dung bài Vật lý 6 bài 10: Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của lực kế, phép đo lực..

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Vật lý 6 bài 10: Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết Vật lí 6, Giải bài tập Vật Lí 6, Giải SBT Lý 6, Trắc nghiệm Vật lý 6, Bài tập Vật lý 6, Tài liệu học tập lớp 6VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.