Các công việc kế toán tổng hợp phải làm năm 2024

Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ thu thập, tổng hợp, xử lý, ghi chép thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Nếu bạn chưa hình dung được công việc định kỳ mà một kế toán tổng hợp phải làm. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan về công việc này nhé.

Trách nhiệm và quyền hạn của kế toán tổng hợp

Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm về số liệu chi tiết cho đến số liệu tổng hợp trên sổ kế toán. Vì vậy, kế toán tổng hợp phải am hiểu sâu sắc hầu hết các nghiệp vụ kế toán. Đặc biệt là kỹ năng đối chiếu, phân tích, tính toán giá thành và các giải pháp kế toán tối ưu. Ngoài ra còn phải biết vận dụng luật [luật về thuế, kế toán, lao động, bảo hiểm,…].

Kế toán tổng hợp có thể trực tiếp yêu cầu các kế toán điều chỉnh nghiệp vụ khi phát hiện sai sót và yêu cầu các kế toán viên cung cấp báo cáo kịp thời và đầy đủ theo quy định.

Công việc hàng ngày phải xử lý:

  • Hướng dẫn nhân viên kế toán khác bằng cách điều phối các hoạt động và giải đáp thắc mắc.
  • Thu thập, ghi chép, tổng hợp, xử lý và lưu trữ các hóa đơn, chứng từ kế toán qua các nghiệp vụ phát sinh.
  • Khi doanh nghiệp phát sinh các nghiệp vụ kinh tế. Thì công việc của kế toán là phải thu thập tất cả các hóa đơn, chứng từ có liên quan. Để làm căn cứ cho việc kê khai và hạch toán.
  • Sau khi đã tập được các hóa đơn chứng từ liên quan thì kế toán phải tiến hành xử lý và kiểm tra xem hóa đơn hợp pháp không, có hợp lệ, hợp lý hay không
  • Nếu phát hiện hóa đơn GTGT viết sai, hóa đơn bất hợp pháp, kế toán phải xử lý ngay theo quy định và các văn bản pháp luật liên quan
  • Lập phiếu thu/ chi, lập hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho… cần thiết trong ngày
  • Vào sổ quỹ, sổ tiền gửi, và các sổ sách cần thiết khác

Công việc phải làm hàng tháng

  • Theo dõi, giám sát số liệu báo cáo kho định kỳ hàng tháng. Và định mức sản phẩm.
  • Tính lương cho cán bộ, công nhân viên và thực hiện các khoản trích theo lương
  • Lập các bảng phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn, công cụ dụng cụ,…. Hạch toán các khoản phân bổ đó.
  • Tính và trích khấu hao tài sản cố định. Hạch toán khoản trích khấu hao TSCĐ
  • Kiểm kê tài sản cố định định kỳ 6 tháng
  • Đối chiếu và cung cấp số liệu chi tiết các khoản phân bổ, trả trước, trích trước hàng tháng
  • Thực hiện các bút toán phân bổ và kết chuyển
  • Lập các báo cáo thuế theo quy định
  • Theo dõi và kiểm tra việc lập bảng kê hóa đơn VAT đầu ra, đầu vào, thuế TNCN
  • Lập các báo cáo nội bộ theo yêu cầu lãnh đạo.

Công việc cuối mỗi quý

  • Lập tờ khai thuế GTGT, TNCN theo quý
  • Lập tờ khai thuế TNDN tạm tính theo tháng
  • Lập các báo cáo nội bộ, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý
  • Tổng hợp số liệu hạch toán từ các phân hệ Phải thu, phải trả, kế toán kho, kế toán thanh toán, kế toán thuế, kế toán giá thành. Lập bảng cân đối phát sinh tài khoản.
  • Kiểm tra và đối chiếu số liệu chi tiết từng thành phần với sổ cái.

Công việc hàng năm phải làm

Công việc đầu năm:

  • Kê khai và nộp tiền thuế môn bài năm. Hạn nộp là ngày 31/1
  • Nộp tờ khai thuế GTGT. TNCN tháng 12 hoặc quý 4 của năm trước. Thuế TNDN tạm tính quý 4 năm trước liền kề.
  • Nộp Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNDN, Quyết toán thuế TNCN của năm trước liền kề: Thời hạn nộp là 31/3
  • Thực hiện các bút toán đầu năm tài chính mới như: Kết chuyển lãi lỗ năm tài chính cũ, hạch toán chi phí thuế môn bài năm tài chính mới.

Công việc cuối năm:

  • Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp
  • Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và có khớp đúng với các báo cáo chi tiết
  • Lập bảng cân đối phát sinh tài khoản năm
  • Lập tờ khai quyết toán thuế TNDN, TNCN
  • Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị
  • In sổ sách, chứng từ kế toán và trình ký các sổ sách chứng từ đó.
  • Lưu trữ các chứng từ và sổ sách.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hình dung được những công việc định kỳ phải làm của kế toán tổng hợp. Chúc các bạn thành công!

Kế toán tổng hợp là công việc lưu trữ [dưới hình thức ghi chép, tập hợp cất giữ chứng từ] và phản ánh một cách tổng quát trên các tài khoản, sổ kế toán và báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp.

2. Sơ đồ kế toán tổng hợp trong đơn vị sản xuất, dịch vụ

3. Quy trình làm kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp

Mô tả quy trình:

– Quá trình kinh doanh phát sinh các nghiệp vụ, giao dịch, kèm theo đó là các chứng từ pháp lý chứng minh cho sự phát sinh và hoàn thành các nghiệp vụ, giao dịch này.

– Kế toán tổng hợp sẽ nhận biết các giao dịch và tiếp nhận các chứng từ gốc có liên quan.

– Ghi chép các nghiệp vụ vào tài khoản và sổ sách kế toán.

– Thời điểm cuối kì, kế toán sẽ khóa sổ và lập báo cáo tài chính cuối kỳ.

4. Công việc của một kế toán tổng hợp cần làm những gì?

Những chia sẻ sau sẽ giúp các bạn có được định hướng đúng đắn để rèn luyện, tích lũy những kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập và rèn luyện để có cơ hội phát triển sự nghiệp của mình trong tương lai.

– Có khả năng điều phối, giám sát quá trình làm việc của các kế toán viên.

– Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán và các chứng từ kế toán thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

– Theo dõi và quản lý công nợ qua báo cáo của kế toán công nợ.

– Theo dõi và tính toán giá thành sản xuất thực tế theo từng sản phẩm.

– Kiểm tra và giám sát việc luân chuyển hàng tồn kho qua kế toán kho.

– Tính lương cho cán bộ, công nhân viên và các khoản trích theo lương.

– Lập báo cáo phân bổ các chi phí. Hạch toán các khoản phân bổ đó.

– Tính và trích chi phí khấu hao TSCĐ. Hạch toán khoản trích khấu hao đó.

– Thực hiện bút toán phân bổ và kết chuyển.

– Lập các Báo cáo Thuế theo chu kỳ [hàng quý, hàng năm]

– Theo dõi và lập báo cáo nội bộ.

– Thực hiện các bút toán đầu năm tài chính mới như: Nộp thuế môn bài, Kết chuyển lãi lỗ năm tài chính cũ, Hạch toán chi phí thuế môn bài năm tài chính mới.

– Lập Báo cáo tài chính, bảng cân đối số phát sinh tài khoản năm, in sổ sách theo quy định,..

– Có khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ với bên ngoài như Cục thuế, ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp,…

Những phần công việc này nếu làm tại các công ty sử dụng phần mềm kế toán sẽ khiến cho bạn “nhàn” hơn rất nhiều.

Kế toán tổng hợp là một vị trí với khối lượng công việc rất lớn. Ngoài những yêu cầu cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì việc lựa chọn phần mềm kế toán để hỗ trợ cho công việc cũng là điều quan trọng. Một phần mềm kế toán tốt không chỉ hỗ trợ tác nghiệp hiệu quả cho kế toán viên mà giúp ban lãnh đạo, nhà quản trị có thể theo dõi, cập nhật dữ liệu báo cáo nhanh chóng làm cơ sở tốt để hoạch định được những chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Kế toán tổng hợp làm những công việc gì?

Kế toán tổng hợp là nhân sự phụ trách tất cả các mảng liên quan đến kế toán trong một tổ chức, doanh nghiệp. Cụ thể, họ sẽ là người ghi chép, thống kê, phản ánh một cách tổng quát các số liệu, dữ liệu trên tài khoản, sổ sách hay báo cáo tài chính theo các mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

Kế toán cần làm những công việc gì?

Vai trò của kế toán viên phải kể đến như:.

Thu thập và xử lý thông tin tài chính. ... .

Cung cấp thông tin tài chính cho các bên liên quan. ... .

Kiểm soát hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. ... .

Tuân thủ các quy định của pháp luật. ... .

Thu thập, kiểm tra và xử lý thông tin kế toán. ... .

Ghi sổ kế toán. ... .

Lập báo cáo tài chính. ... .

Xử lý thuế và báo cáo thuế.

Kế toán tổng hợp cần những kỹ năng gì?

9 kỹ năng kế toán tổng hợp cần phải có - Đào Tạo Kế Toán.

Năng lực chuyên môn. ... .

Kỹ năng tin học văn phòng. ... .

Kỹ năng ngoại ngữ, tiếng Anh chuyên ngành kế toán. ... .

Trung thực và cẩn thận. ... .

Đạo đức nghề nghiệp. ... .

Kỹ năng phân tích, quan sát tổng hợp. ... .

Năng động và sáng tạo trong công việc. ... .

Khả năng chịu được áp lực công việc..

Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ gì?

Kế toán tổng hợp là bộ phận chịu trách nhiệm tổng thể từ những số liệu chi tiết đến toàn bộ dữ liệu trên sổ kế toán, họ cần ghi chép, phân tích, phản ánh và thống kê tất cả các số liệu, dữ liệu trên các tài khoản, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính theo chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp.

Chủ Đề