Các dạng câu hỏi, bài tập bằng phương pháp viết dạng trắc nghiệm khách quan bao gồm

Tùy vào cách phân biệt của mỗi người mà có từng khái niệm “thi trắc nghiệm” khác nhau. Từ trắc nghiệm trong tiếng Hán có nghĩa như sau: “trắc” là đo lường, “nghiệm” là suy xét, chứng thực. Vậy thi “trắc nghiệm” là bài kiểm tra đo lường, chứng thực kiến thức của học sinh. 

Trắc nghiệm khách quan [tên tiếng Anh là Objective test] là phương pháp dùng để kiểm tra nhanh kiến thức, kỹ năng của người nào đó qua các câu hỏi đúng sai, câu hỏi lựa chọn đáp án A, B, C để đánh giá.

Một số loại trắc nghiệm phổ biến

Phương pháp trắc nghiệm được chia làm 3 loại: trắc nghiệm quan sát, vấn đáp và viết

  • Trắc nghiệm quan sát: là loại để đánh giá các thao tác, phản ứng vô thức, khả năng nhạy bén và một số kỹ năng như nhận thức, thực hành… Ví dụ là một tình huống giả định đưa ra để đánh giá cách giải quyết vấn đề của người học.

  • Trắc nghiệm vấn đáp: Loại này dùng để đánh giá khả năng linh hoạt một cách tự phát khi xử lý câu hỏi, thường sử dụng trong tương tác giữa người với người để xác định khả năng nhận thức của người trả lời về vấn đề được đưa ra. Ví dụ như trong phỏng vấn, các môn thi vấn đáp,.. 

  • Trắc nghiệm viết: Đối với loại này thường sẽ dễ kiểm tra đồng loạt với số lượng người tham gia nhiều, người học sẽ có thời gian để suy nghĩ và bố trí cách trình bày từ đó đánh giá được một số loại tư duy ở mức độ cao. Có 2 nhóm trắc nghiệm viết: 

    • Nhóm câu hỏi trắc nghiệm tự luận: Thường được sử dụng trong trường học từ khá lâu. Đối với loại này, người học sẽ trả lời các câu hỏi theo dạng đề mở, tức là bắt buộc người học phải trình bày theo ý kiến riêng của mình để giải quyết câu hỏi đưa ra. 

    • Nhóm câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Thường gọi ngắn gọn là trắc nghiệm, được sử dụng khá phổ biến trong những năm trở lại đây kể cả trong ngành giáo dục và các ngành khác trong nền kinh tế. Đối với loại này, người học sẽ phải trải qua rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu ra một vấn đề và thông tin cần thiết để trả lời một cách ngắn gọn. Có các loại trắc nghiệm khách quan như: Loại câu ghép đôi, câu điền khuyết, câu trả lời ngắn, câu đúng sai, câu nhiều lựa chọn...

Ưu, nhược điểm của hình thức thi trắc nghiệm

Đối với hình thức thi nào đều có các ưu và nhược điểm nhất định. Cụ thể như sau:

Ưu điểm: 

  • Có thể ứng dụng CNTT vào quá trình chấm thi: bài thi có thể được chấm trên máy dựa trên phiếu trả lời trắc nghiệm và có một phương pháp hiện đại hơn là việc thi và chấm thi trực tiếp trên máy tính.

  • Tiết kiệm thời gian, chi phí triển khai: Chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm sẽ giúp tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí, kể cả thời gian thi, coi thi và chấm thi, từ đó giảm được tối đa chi phí cho quá trình kiểm tra, thi cử.

  • Biết kết quả thi sớm hơn: Vì là chấm trắc nghiệm [nếu thi với số lượng lớn có thể chấm trên máy] nên thời gian chấm sẽ nhanh, chính xác và khách quan hơn. Chúng ta chỉ mất từ 10 - 15 ngày để biết kết quả thi của mình. 

  • Yên tâm hơn về kết quả thi: Chúng ta sẽ dễ dàng biết được kết quả thi của mình thông qua đáp án. Trong một câu hỏi đều có một đáp án chính xác nên chúng ta có thể tự tính điểm và yên tâm với kết quả của mình.

Nhược điểm

  • Giảm khả năng tư duy của người học: Việc của người học là đọc và điền đáp án chứ không cần suy nghĩ hay tính toán nhiều, từ đó làm giảm tư duy và khả năng sáng tạo trong bài làm.

  • Nội dung và kiến thức khá rộng và sâu: Nội dung kiến thức của các môn thi trắc nghiệm thường rất rộng, không chỉ cacs vấn đề trong sách giáo khoa mà còn các trường hợp thực tế, từ đó việc ôn thi sẽ khó khăn hơn nhiều so với thi tự luận.

  • Giáo viên lâu năm sẽ khó biên soạn đề: Những giáo viên lâu năm sẽ khó biên soạn đề vì trở ngại về CNTT và ít nhạy bén trong đổi mới như các giáo viên trẻ….

7 phương pháp làm bài thi trắc nghiệm đạt điểm cao

Để chuẩn bị cho quá trình ôn thi, AZtest xin giới thiệu một số phương pháp làm bài thi trắc nghiệm như sau:

Phương pháp làm bài thi trắc nghiệm đạt điểm cao

  • Đọc kỹ câu hỏi trong bài thi trắc nghiệm: Đối với phương pháp thi này, chúng ta không nên đọc lướt qua mà phải đọc kỹ từng chi tiết, từng câu từng chữ vì sẽ có các bẫy nhỏ trong đề thi mà nếu bạn đọc kỹ mới có thể nhận ra. Vì vậy, thi trắc nghiệm đòi hỏi không những phải nhanh và còn phải kỷ, chú ý nhiều.
  • Nhận diện các câu hỏi khó, dễ: Trong mỗi bài thi, các câu hỏi sẽ phân theo cấp độ từ dễ đến khó, tuy nhiên có những câu hỏi “dễ người - khó ta” nên việc bạn cần làm là chọn những câu hỏi dễ làm trước, sau đó mới quay lại làm các câu khó, không nên làm từ trên xuống dưới để tránh mất thời gian quá nhiều.

  • Tìm các mẹo để đánh trắc nghiệm nhanh: Khi không chắc chắn về câu trả lời, bạn nên dùng phương pháp loại suy, tư duy logic để đoán đáp án. Việc loại dần các đáp án chắc chắn sai thì tỷ lệ lựa chọn đúng câu hỏi đó sẽ cao hơn.

  • Không được bỏ trống đáp án: Dù trong bài thi có những câu hỏi quá khó mà bạn không thể làm được thì phương án cuối cùng là “lụi”, dù không biết chắc chắn câu trả lời nhưng tỷ lệ đúng vẫn là 25% nên bạn không nên bỏ qua.

  • Tập quen việc sử dụng bút chì, tẩy để tô đáp án: Bạn nên sắm cho mình một cây bút chì và tẩy để phục vụ cho việc ôn luyện, mục đích là để làm quen và sử dụng thành thạo khi đi thi. Các bạn có thể tham khảo thêm về loại bút chì nên sử dụng trong phòng thi tại đây.

  • Đừng mơ tưởng đến việc học tủ: Nếu như thi tự luận việc học tủ là có thể xảy ra vì khối lượng kiến thức ít hơn và dạng đề sẽ theo một format chung cho các năm nhưng đối với thi trắc nghiệm thì việc đó là không thể, đề thi sẽ rất rộng và bao hàm hết tất cả các nội dung nên hãy nói “không” với việc học tủ.

  • Xem lại bài cẩn thận trước khi nộp bài: Sau khi làm bài, bạn hãy dành ra 5 - 7 phút cuối để kiểm tra lại bài làm, hãy thật chắc chắn với các câu dễ để tránh mất điểm không đáng có. Một lưu ý khá quan trọng là trong ngày cuối cùng trước khi đi thi, bạn chỉ nên thư giãn hoặc giải lại đề đã làm, không nên giải đề mới để tránh bị áp lực cho các câu hỏi khó, gây ảnh hưởng đến tâm lý khi đi thi.

Trên đây là một vài chia sẻ của AZtest về câu hỏi “thi trắc nghiệm là gì?” mà các bạn có thể tham khảo. Hãy đến với www.aztest.vn, hệ thống cung cấp website trắc nghiệm trực tuyến cho các cá nhân, trường học, doanh nghiệp... có nhu cầu cung cấp đề thi trực tuyến cho người dự thi. Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp và có kinh nghiệm chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng và yên tâm khi sử dụng dịch vụ.

>>> XEM THÊM: Thi trắc nghiệm THPT có từ năm nào
Nguồn: //aztest.vn/news/tin-tuc-giao-duc/thi-trac-nghiem-la-gi-547.html

Loại câu trắc nghiệm điền khuyết được trình bày dưới dạng một câu có chỗ chấm hoặc ô trống, HS phải trả lời bằng cách viết câu trả lời hoặc viết số, dấu vào chỗ trống. Trước câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết thường có câu lệnh: “Viết [điền] số [dấu]” thích hợp vào chỗ [ô] chấm [trống]”, “Viết vào chỗ trống cho thích hợp” hay “Viết [theo mẫu]”.

Ví dụ 1: Bài 1, trang 145, Toán 1

 Số liền sau của 97 là . . . ; Số liền sau của 98 là . . . ;

 Số liền sau của 99 là . . . ; 100 đọc là một trăm.

Ví dụ 2: Bài 1, trang 7, Toán 2

 Quan sát hình vẽ rồi trả lời câu hỏi :

 a/ Điền bé hơn hoặc lớn hơn vào chỗ chấm nào cho thích hợp?

 - Độ dài đoạn thẳng AB . 1dm.

 - Độ dài đoạn thẳng CD . 1dm.

Bạn đang xem tài liệu "Một số loại câu trắc nghiệm khách quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

VI. MỘT SỐ LOẠI CÂU TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 1. Loại câu trắc nghiệm điền khuyết [điền thế] - Loại câu trắc nghiệm điền khuyết được trình bày dưới dạng một câu có chỗ chấm hoặc ô trống, HS phải trả lời bằng cách viết câu trả lời hoặc viết số, dấu vào chỗ trống. Trước câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết thường có câu lệnh: “Viết [điền] số [dấu]” thích hợp vào chỗ [ô] chấm [trống]”, “Viết vào chỗ trống cho thích hợp” hay “Viết [theo mẫu]”. Ví dụ 1: Bài 1, trang 145, Toán 1 Số liền sau của 97 là . . . ; Số liền sau của 98 là . . . ; Số liền sau của 99 là . . . ; 100 đọc là một trăm. Ví dụ 2: Bài 1, trang 7, Toán 2 Quan sát hình vẽ rồi trả lời câu hỏi : a/ Điền bé hơn hoặc lớn hơn vào chỗ chấm nào cho thích hợp? - Độ dài đoạn thẳng AB ................................. 1dm. - Độ dài đoạn thẳng CD ................................. 1dm. b/ Điền ngắn hơn hoặc dài hơn vào chỗ chấm nào cho thích hợp? - Độ dài đoạn thẳng AB ................................. đoạn thẳng CD. - Độ dài đoạn thẳng CD ................................. đoạn thẳng AB. - Một số lưu ý khi soạn câu trắc nghiệm điền khuyết + Đặt câu sao cho chỉ có một cách trả lời đúng. + Tránh câu hỏi quá rộng, không biết câu trả lời thế nào có thể chấp nhận được. + Không nên để quá nhiều chỗ trống trong một câu và không để ở đầu câu. 2. Loại câu trắc nghiệm đúng – sai - Loại câu trắc nghiệm đúng – sai được trình bày dưới dạng một câu phát biểu và HS phải trả lời bằng cách chọn “đúng” [Đ] hoặc “sai” [S]. Trước câu hỏi trắc nghiệm đúng - sai thường có một câu lệnh “Đúng ghi đ [Đ], sai ghi s [S]”. Loại câu trắc nghiệm đúng - sai đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với việc khảo sát trí nhớ hay nhận biết khái niệm, sự kiện. Ví dụ 1: Bài 4, trang 139, Toán 1 Đúng ghi đ, sai ghi s: a/ Ba mươi sáu viết là 306 Ba mươi sáu viết là 36 b/ 54 gồm 5 chục và 4 đơn vị 54 gồm 5 và 4 Ví dụ 2: Bài 3, trang 35, Đề kiểm tra học kì cấp tiểu học ở lớp 2 Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: a/ 7 + 8 = 15 b/ 8 + 4 = 13 c/ 12 - 3 = 9 d/ 11 - 4 = 7 - Một số lưu ý khi soạn câu trắc nghiệm Đúng – Sai + Tránh đặt câu với hai mệnh đề. + Tránh đưa ra những từ có thể hiểu theo nhiều cách. + Tránh những phủ định và phủ định kép làm rối HS. 3. Loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn - Loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn có nhiều câu trả lời nhưng chỉ có một câu trả lời đúng, các câu trả lời còn lại đều sai nhưng phải là những sai lầm mà HS thường hoặc có thể mắc phải. Khi trả lời HS chỉ cần chọn một trong các câu trả lời có sẵn. Thường là có một câu lệnh trước câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn là “Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng”. Số các phương án trả lời có thể là 3, 4, 5 đáp án tuỳ thuộc và từng bài và từng đối tượng HS. Ví dụ 1: Bài 5, trang 22, Toán 2 Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng: 28 + 4 = ? A. 68 B. 22 C. 32 D. 24 Ví dụ 2: Bài 1, trang 36, Toán 4 Mỗi bài tập dưới đây có nêu kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D [là đáp số, kết quả tính,...]. Hãy khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng. a/ Số gồm năm mươi triệu, năm mươi nghìn và năm mươi viết là: A. 505 050 B. 5 050 050 C. 5 005 050 D. 50 050 050 b/ Giá trị của chữ số 8 trong số 548 762 là: A. 80 000 B. 8000 C, 800 D. 8 c/ Số lớn nhất trong các số 684 257; 684 275; 684 752; 684 725 là: A. 684 257 B. 684 275 C. 684 752 D. 684 725 d/ ...vv - Một số lưu ý khi soạn câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn + Câu trả lời đúng được sắp xếp ở các vị trí thứ tự khác nhau. + Đảm bảo chỉ có một phương án trả lời đúng. + Chọn những phương án sai, gây nhiễu phải hợp lí [tức là HS thường hoặc có thể mắc sai lầm để tính ra kết quả như thế]. + Tránh làm cho HS có thể đoán câu trả lời đúng khi đọc câu hỏi tiếp theo. 4. Loại câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi [nối] Loại câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi [nối] được được trình bày dưới dạng cho hai nhóm đối tượng tách rời nhau, HS phải nối một [hay một số] đối tượng ở nhóm 1 với một đối tượng ở nhóm hai. Số đối tượng ở hai nhóm có thể bằng hoặc không bằng nhau. Ví dụ: Bài 4, trang 111, Toán 1 Nối [theo mẫu]: 14 - 1 16 19 - 3 14 15 - 1 13 17 - 5 15 17 - 2 17 18 - 1

Tài liệu đính kèm:

  • VI. M¤T SỐ LOẠI CÂU TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.doc

Video liên quan