Các đề thi hóa bằng tiếng anh

Các đề thi hóa bằng tiếng anh

Hóa học bằng tiếng Anh của các chương trình như IB Chemistry, AP Chemistry, A-level Chemistry, IGCSE Chemistry… tập trung đào sâu trên nhiều nhóm nguyên tố hóa học thú vị cùng các phản ứng giữa chúng thông qua 2 chuyên đề: Hóa vô cơ và Hóa hữu cơ, bao gồm các kiến thức cơ bản như các chất, các hợp chất, khoáng chất, nước, muối, axit, bazơ…

Việc học bằng tiếng Anh khá khó, do vậy việc tìm tài liệu dạy Hóa học bằng tiếng Anh cũng gặp không ít khó khăn. Để tìm tài liệu dạy Hóa học bằng tiếng Anh, bạn nên chọn tài liệu đáp ứng tiêu chuẩn kiến thức, có cách phân bố kiến thức và bài tập khoa học, phương pháp giải đáp bài tập tài liệu tham khảo hiệu quả, tư duy được truyền đạt trực quan sinh động khiến bài học luôn trở nên hấp dẫn hơn.

Tài liệu dạy Hóa học bằng tiếng Anh

Chemistry Now

  • https://www.nsf.gov/news/special_reports/chemistrynow/
  • Dành cho học sinh THCS & THPT.
  • Tổ chức nhiều video liên quan đến Hóa học và các giáo án từ NSTA.
  • Tạo ra bởi Hiệp hội Giáo viên Khoa học Quốc gia (NSTA) và NSF.

ChemEd DL: Chemistry Education Digital Library

  • http://www.chemeddl.org
  • Dành cho học sinh từ THPT trở lên.
  • Website cung cấp các lĩnh vực Hóa học khác nhau và cho các cấp học khác nhau.
  • Đa dạng với mọi thứ bạn cần để dạy và học, chẳng hạn như các tài nguyên, công cụ hỗ trợ việc dạy bao gồm mô phỏng tương tác, hướng dẫn, hoạt động, tài liệu tham khảo, hình ảnh, video và hơn thế nữa.

American Chemical Society Education Website

WWW Chemistry Guide

  • http://www.chemistryguide.org
  • Dành cho học sinh từ THPT trở lên.
  • Hơn 250 liên kết chủ yếu nhắm đến các nhà nghiên cứu nhưng cũng hữu ích cho giáo viên và học sinh.

Chem4Kids

  • http://www.chem4kids.com
  • Phù hợp với học sinh THCS.
  • Gồm những kiến ​​thức cơ bản về Hóa học như giải thích các tài nguyên về vật chất, nguyên tử, nguyên tố, bảng tuần hoàn, phạm vi tiếp cận, hóa sinh…

Một số môn khoa học tự nhiên, trong đó có Hóa học bằng Tiếng Anh đang được giảng dạy theo chương trình quốc tế, song ngữ, tích hợp…. Việc tìm tài liệu dạy Hóa học bằng tiếng Anh cần khá nhiều yếu tố, bạn cần chọn tài liệu phù hợp với khả năng bản thân để đạt kết quả học tập cao nhất.

Các đề thi hóa bằng tiếng anh
Các đề thi hóa bằng tiếng anh

Sở GD&ĐT Sóc Trăng công bố cấu trúc đề thi giải toán bằng tiếng Anh các môn Toán, Lý, Hóa trong đợt thi giải toán bằng tiếng Anh cấp tỉnh năm 2015 tại trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai cụ thể như sau:

CÁU TRÚC ĐỀ THI GIẢI TOÁN BẢNG TIÉNG ANH CHO CÁC MÔN

TOÁN, VẬT LÍ, HOÁ HỌC

*   Thời gian làm bài các đề: 120 phút

*   Thang điểm: 20 điểm, điểm lẻ đến 0,25.

*  Nội dung đề thi được cấu trúc bằng tiếng Anh và thuộc vào các vấn đề như sau:

I. MÔN TOÁN

1. Lớp 10

Tập hợp, các phép toán trên tập họp

Chứng minh bất đẳng thức. Sử dụng các bất đẳng thức phổ biến: Cauchy, Bunhiacopxki

Phương trình, hệ phương trình đại sổ, ứng dụng Vi-et.

Các bài toán về vector, tích vô hướng, hệ thức lượng trong tam giác

Các bài toán liên quan đến hàm số: xác định hàm số; hàm số đồng biến, nghịch biến; tính tuần hoàn; tính chẵn, lẻ

2. Lớp 11

Phương trình lượng giác, phương trình, hệ phương trình đại số

Các bài toán đếm, công thức nhị thức Newton và tính chất

Dãy sổ, cấp số cộng, cấp số nhân

Các phép biến hình trong mặt phẳng

Tính giá trị lượng giác của góc, cung lượng giác, chứng minh đẳng thức lượng giác

II. MÔN HÓA HỌC

1. Lớp 10

a. Cấu tạo nguyên tử

-          Thành phàn cấu tạo nguyên tử

-          Hạt nhân ngụyên tử

-          Độ hụt khối. Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân.

-          Vỏ nguyên tử

-          Obitan nguyên tử. Năng lượng electron. cấu hình electron nguyên tử và ion. Ý nghĩa 4 số lượng tử. Đặc điểm lớp electron ngoài cùng

b, Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học

-          cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (Số thứ tự, chu kì, nhóm nguyên to, khôi nguyên tô) liên hệ với cấu hình electron nguyên tử. .

-          Đjnh luật tuần hoàn. Sự biến thiên cấu hình electron nguyên tử, một sô đại lượng vật lí, tính chất các nguyên tố, thành phần và tính chất của các hợp chất.

c. Liên kết hóa học

-          Đại cương về liên kết hóa học (liên kết cộng hóa trị, ion, kim loại).

-          Cấu tạo và dạng hình học phân tử: thuyết lai hóa

-          Liên kết hỉđro. Tương tác Van đer Waals. Sự phân cực của phân tử.

-          Mạng lưới tinh thể ion, phân tử, nguyên tử, kim loại. Cách xác định số đơn vị cẩu trúc trong mọt ô mạng cơ bản, độ đặc khít.

d. Phản ứng oxi hóa khử

-          Sổ oxi hóa: định nghĩa, quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tố ý nghĩa.

-          Phản ứng 0X1 hóa khử: khái niệm, phân loại, một số phương pháp cân bằng và bổ túc các dạng phản ứng oxi hóa khử quan trọng.

-          Điện hóa học: pin điện, thế điện cực chuẩn, sức điện động, phương trình Nemst, quan hệ giữa AG và sức điện động, phản ứng điện phân.

e. Lý thuyết về phản ứng hóa học

-          Khái niệm nhiệt ừong hóa học: nhiệt phản ứng, nhiệt tạo thành, thiêu nhiệt, nhiệt hòa tan, năng lượng liên kết, năng lượng mạng lưới, chu trình Bom — Haber, Định luật Hess và các hệ quả. Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng.

-          Chiều và giới hạn tự diễn biến của các quá trình,

-          Các khái niệm: biến thiên entanpi AH, biến thiên entropi AS và biến thiên thê đăng áp AG. Mối liên hệ giữa các đại lượng trên.

-          Tốc độ phản ứng hóa học: khái niệm, các yếu tổ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học.

-          Cân bằng hóa học: Phản ứng thuận nẹhịch. Cân bằng hóa học. Hằng số cân bằng. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng. Sự chuyển dời cân bằng. Năng lượng tự do AG và cân bằng hóa học

f, Sự điện li và phản ứng trao đổi ion

-          Khái niệm về dung dịch. Sự hòa tan. Độ tan.

-          Sự điện li. Chất điện li. Độ điện li. Hằng số điện li. Định luật bảo toàn nồng độ.

-          Axit - bazơ - muối: định nghĩa, phân loại, danh pháp, tính chất chung, tính axit - bazơ của các ion. Phản ứng trao đổi ion.

-          Tích số ion của nước, ý nghĩa. Dung dịch axit - bazơ. pH và chất chỉ thị axit - bazơ.

-          Cân bằng trong dung dịch: cân bằng axit - bazơ, cân bàng phức chất và cân bằng chất điện ly ít tan.

-          Đại cương về phân tích các ion trong dung dịch.

g, Nhóm halogen

-          Khái quát về nhóm halogen.

-          Clo - axit clohiđric - muối clorua — một số hợp chất chứa oxi của clo.

-          Flo brom - iot.

h, Nhóm oxi - lưu huỳnh

-          khái quát về nhóm via

-          oxi, ozon , nước, hiđropeoxit.

-          lưu huỳnh, hiđro sunfua, các oxit của lưu huỳnh, axit suníìiric, muối sunfat.

2. Lớp 11

Nhóm va:

Cấu tạo, các dạng thù hình, tính chất vật lý, tính chất hoá học, điều chế, ứng dụng, trạng thái thiên nhiên của các đơn chất và họp chất của các nguyên tố nhóm va (n, p, as, sb, bi).

Nhóm iva

Cấu tạo, các dạng thù hình, tính chất vật lý, tính chất hoá học, điều chế, ứng dụng, trạng thái thiên nhiên của các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố nhóm iva ( c, si, ge, sn, pb).

Đại cương về hợp chất hữu cơ

-          Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ.

-          Đồng đẳng - đồng phân - cấu dạng.

-          Đại cương về danh pháp hợp chất hữu cơ.

-          Hiệu ứng electron, hiệu ứng không gian. Anh hưởng của hiệu ứng electron lên một số tính chất vật lý, khả năng phản ứng hoá học.

-          Cơ chế phản ứng.

Hidrocacbon no: cấu tạo, đồng phân, tính chất vật lý, tính chất hoá học, điều chế, ứng dụng của ankan và xicloankan.

Hiđrocacbon chưa no: cấu tạo, đồng phân, tính chất vật lý, tính chất hoá học, điều chế, ứng dụng của các hiđrocacbon không no (anken, ankađien,

ankin....).

Hiđrocacbon thơm: cấu tạo, đồng phân, tính chất vật lý, tính chất hoá học, điều chế, ứng dụng của các hiđrocacbon thơm (benzen, naphtalen, stiren....).

Dần xuất halogen và họp chất cơ kim: cấu tạo, đồng phân, tính chất vật lý, tính chất hoá học, điều chế, ứng dụng của dẫn xuất halogen và hợp chất cơ kim (hợp chất cơ magie, họp chất cơ đồng - liti).

Ancol - phenol - ete: cấu tạo, đồng phân, tính chất vật lý, tính chất hoá học, điều chế, ứng dụng của ancol, phenol, ete

Hợp chất cacbonyl:

-          cấu tạo, đồng phân, tính chất vật lý, tính chất hoá học, điều chế, ứng dụng của anđehit, xeton, axit, este.

-          các phản ứng ngưng tụ giữa các hợp chất anđehit, xeton, este.

III. MÔN VẬT LÍ

1. Lớp 10

Toàn bộ nội dung của Chương trình Vật Lý lớp 10 THPT, trọng tâm gồm các vấn đề sau:

Cơ học:

-   Động lực học chất điểm.

-   Tĩnh học vật rắn.

-    Các định luật bảo toàn.

Nhiệt học:

-    Chất khí.

-    Sự chuyển thể của các chất.

2. Lớp 11

Toàn bộ nội dung của Chương trình Vật Lý lớp 11 THPT

Điện học - Điện từ học:

-          Điện tích - Điện trường.

-          Dòng điện không đổi.

-          Cảm ứng điện từ.

Quang hình học:

-         Khúc xạ ánh sáng và phản xạ ánh sáng.

-         Mắt và các dụng cụ quang học.

Tuyensinh247.com tổng hợp