Các lệnh cơ bản trong php

1) Những loại mã lệnh có thể được chứa trong tập tin PHP

- Như chúng ta đã biết:

"Một tập tin HTML có thể chứa mã lệnh của các ngôn ngữ: HTML, CSS, JavaScript"

- Một tập tin PHP được xem là sự kế thừa từ tập tin HTML, ngoài việc có thể chứa mã lệnh của các ngôn ngữ HTML, CSS, JavaScript thì nó còn có thể chứa thêm mã lệnh của ngôn ngữ lập trình PHP.

2) Đoạn mã PHP

- Trong ngôn ngữ lập trình PHP, mã lệnh thường được viết thành từng đoạn.

- Một đoạn mã có thể được đặt bên trong cặp thẻ

- Hoặc cặp thẻ

- Tuy nhiên, giữa thì chúng ta nên sử dụng vì nó giúp dễ phân biệt đâu là thẻ mở, đâu là thẻ đóng.

3) Cách viết mã lệnh PHP trong tập tin PHP

- Khi người dùng truy cập vào một tập tin PHP được lưu trên máy chủ web thì trình biên dịch PHP của máy chủ web sẽ dịch những đoạn mã PHP thành mã HTML và trả về đúng với vị trí mà nó được viết bên trong tập tin. Vì vậy, nếu bạn muốn đoạn mã PHP được thực thi ở chỗ nào thì bạn nên đặt nó ở ngay chỗ đó.




    
        

Tài liệu học Lập Trình Web

"; ?>

Tài liệu học HTML

Tài liệu học CSS

Tài liệu học JavaScript"; echo "

Tài liệu học MySQL

"; echo "

Tài liệu học PHP

"; ?>

Xem ví dụ

- Lưu ý: Lệnh echo được dùng để hiển thị nội dung lên màn hình.

- Lưu ý: Mỗi câu lệnh PHP phải được kết thúc bởi dấu chấm phẩy (;)

Bạn đã biết qua hàm (function) là cái gì trong PHP rồi, và bạn có biết rằng khi lập trình trong PHP, chúng ta đa phần là sử dụng các hàm của nó để xây dựng ứng dụng của mình. Hiện nay trong ngôn ngữ PHP có sẵn khoảng hơn 1000 hàm khác nhau, chưa kể bạn còn có các hàm có sẵn của WordPress hoặc có thể tự tạo hàm cho riêng mình.

Trong bài viết này, mình sẽ liệt kê cho bạn một số hàm có sẵn thường dùng nhất trong PHP để bạn có thể thực hành và nhớ nó, sau này chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội dùng đến.

Các hàm xử lý chuỗi

Các hàm trong danh sách này là những hàm sẽ có chức năng thao tác, xử lý trên các dữ liệu kiểu chuỗi.

echo()

Hàm này quá quen thuộc với chúng ta rồi, nó được dùng để in một dữ liệu chuỗi nào đó ra màn hình.

Các lệnh cơ bản trong php


    echo ‘I love You!’;
?>

md5()

Hàm này sẽ tự động chuyển đổi một chuỗi nào đó sang dạng mã hoá MD5.


    $password = ‘123456’;
    echo md5( $password );
?>

str_split()

Hàm này được sử dụng để cắt các ký tự trong một chuỗi và chuyển nó thành dạng mảng.


print_r (str_split(‘123456789’));
?>

str_word_count()

Nếu bạn muốn đếm có bao nhiêu từ trong một chuỗi thì dùng hàm này.


    $string = "Rose are red. Violet are blue.";
    echo str_word_count( $string );
?>

Kết quả sẽ trả về là 6.

Các lệnh cơ bản trong php

strlen()

Nếu bạn muốn đếm độ dài của một chuỗi, nghĩa là nó có bao nhiêu ký tự bao gồm các ký tự khoảng trắng và ký tự đặc biệt thì dùng hàm strlen() này.


    $string = "Rose are red. Violet are blue.";
    echo strlen( $string );
?>

substr()

Hàm này cũng rất được thường xuyên sử dụng như là hỗ trợ để tách một phần trong một chuỗi. Bạn có thể chỉ định nó tách dựa theo điểm neo bắt đầu hoặc kết thúc của một chuỗi.

Trước tiên mình có ví dụ như sau để tách chữ youtube.com.


    $url = ‘https://www.youtube.com/watch?v=AN_-0PIVD-Q’;
    echo substr($url, 12, -20);
    // Kết quả trả về là ‘youtube.com’
?>

Trong đó, $url là biến chữa chuỗi cần tách nhé, 12 là vị trí bắt đầu tách và -20 là vị trí kết thúc cần tách. Trước tiên bạn phải hiểu, 12 nghĩa là ký tự thứ 12 trở đi vì đoạn bắt đầu https://www. là 12 ký tự, -20 nghĩa là điểm kết thúc của chuỗi cần tách, sử dụng số nguyên âm là nó sẽ đếm ngược chuỗi của mình từ phải qua trái, tức là đoạn /watch?v=AN_-0PIVD-Q là 20 ký tự.

Các lệnh cơ bản trong php

Bạn cũng có thể chỉ tách ký tự ở điểm bắt đầu mà không cần khai báo điểm kết thúc như thế này.


    $url = ‘https://www.youtube.com/watch?v=AN_-0PIVD-Q’;
    echo substr($url, 12);

    // Kết quả trả về là ‘youtube.com/watch?v=AN_-0PIVD-Q’
    ?>


    Hoặc sử dụng số âm để tách từ phải sang trái.
    
[code lang="php"]
         $url = ‘https://www.youtube.com/watch?v=AN_-0PIVD-Q’;
    echo substr($url, -11);

    // Kết quả trả về là ‘AN_-0PIVD-Q’
?>

str_replace()

Một trong những hàm xử lý chuỗi rất có ích nữa đó là str_replace(), nó có thể giúp bạn tìm một từ khoá nào đó và thay thế thành từ khoá của bạn, nó có thể làm việc trong một chuỗi thông thường hoặc một chuỗi trong mảng. Dưới đây là ví dụ mình sử dụng nó trong mảng.

Các lệnh cơ bản trong php

[code lang=”php”]
$string = array(
‘PHP is fun’,
‘WordPress is useful’,
‘CSS is art’,
‘Javascript is excellent’
);

$search = array(
‘fun’,
‘useful’,
‘art’,
‘excellent’,
);

$replace = array(
‘good’,
‘powerful’,
‘beautiful’,
‘attractive’
);

$output = str_replace( $search, $replace, $string );

Các lệnh cơ bản trong php

echo ‘

’;
print_r( $output );
echo ‘
’;

?>
[/code]

Kết quả sẽ trả về là:

Array
(
    [0] => PHP is good
    [1] => WordPress is powerful
    [2] => CSS is beautiful
    [3] => Javascript is attractive
)

Hoặc đơn giản hơn thì có:

Các lệnh cơ bản trong php


    echo str_replace( ‘Black’, ‘Red’, ‘Black is Good’ );
?>

Các hàm hữu ích khác

date()

Nếu bạn cần hiển thị ngày tháng hiện tại hay ở thời gian nào đó thì có thể sử dụng hàm date(), nó sẽ hiển thị ra với định dạng ngày tháng theo quy tắc bạn đã thiết lập.

Ví dụ:


echo date(‘d/m/Y’);
?>

phpinfo()

Hàm này tuy không được sử dụng công khai nhưng khi nào bạn muốn xem chi tiết các thông số cấu hình PHP trên máy chủ của bạn thì sẽ sử dụng hàm này để xem. Nó sẽ cho bạn tất cả các thông tin về PHP như phiên bản, các modules đang bật, đường dẫn php.ini, thông số của từng cấu hình,…


phpinfo();
?>

Kết quả:

Các lệnh cơ bản trong php

Các hằng magic (Magic Constants)

Mặc dù cái này không phải là hàm nhưng mình xin đưa vào đây luôn cho bạn biết trước vì mình không muốn tạo thêm ra nhiều bài mới không cần thiết. Trong PHP có hỗ trợ một số Magic Constrant để bạn sử dụng nhằm lấy thông tin một cái gì đó trong ngữ cảnh hiện tại (Ví dụ lấy đường dẫn tập tin hiện tại). Bao gồm:

  • __FILE__ – Tên tập tin hiện tại.
  • __DIR__ – Đường dẫn thư mục hiện tại.
  • __FUNCTIONS__ – Hàm hiện tại.
  • __CLASS__ – Lớp hiện tại.
  • __METHOD__ - Phương thức hiện tại.
  • __NAMESPACE__ – Namespace hiện tại.

Ví dụ:


echo __DIR__;
// Kết quả ‘/home/ubuntu/workspace/wp-content/themes/hoc-php’
?>

hoặc


function test_magic() {
return __FUNCTION__;
}
echo test_magic();
?>

Lời kết

Tạm thời bài này mình chỉ giới thiệu bấy nhiêu thôi vì mình biết là kiến thức PHP của bạn còn hạn chế nên mình sẽ chưa vội giới thiệu thêm một số hàm trong PHP, nhưng bấy nhiêu thôi bạn cũng đã biết mình sử dụng hàm như thế nào rồi, và quan trọng hơn là bạn có thể nhớ nó nhằm sử dụng sau này khi cần thiết.

Các lệnh cơ bản trong php

Ở bài sau, mình sẽ nói qua một chút về các hàm có sẵn trong WordPress để bạn ứng dụng thực tế hơn các hàm trong lúc làm việc.

Thạch Phạm

Bé Thạch 18 tuổi, hiện công tác tại AZDIGI với vị trí giữ xe và viết thuê tại ThachPham.Com. Sở thích nghiên cứu về website, DevOps, SysAdmin và xăm mình nữa. Phương châm sống của bé là "No Pain, No Gain".

Hiện tại blog tạm đóng bình luận vì mình cần tập trung thời gian vào cập nhật bài viết. Bình luận sẽ mở ra cho đến khi mình sẵn sàng.