Các loại đất sâu cần được cải tạo như thế nào để nâng cao được độ phì nhiêu

Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Để làm tăng độ phì nhiêu của đất, người ta thường sử dụng các biện pháp nào?

Đề bài

Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Để làm tăng độ phì nhiêu của đất, người ta thường sử dụng các biện pháp nào?

Lời giải chi tiết

+ Độ phì nhiêu là khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng không chứa chất độc hại cho cây trồng để cho năng suất cao.

+ Các biện pháp làm tăng đô phì nhiêu của đất:

- Cải tạo đất bạc màu

- Tưới tiêu hợp lí

- Bón phân hữu cơ, phân vi sinh vật và cân đối phân hoá học NPK.

- Giữ nước trong đất bằng trồng cây che

- Làm đất, phơi ải để giảm mầm bệnh.

Loigiaihay.com

Đất trồng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất của cây trồng. Cụ thể, đất càng phì nhiêu và màu mỡ thì cây trồng càng xanh tốt và ngược lại. Vậy dựa vào đâu để đánh giá độ phì nhiêu của đất? Đâu là những biện pháp tăng độ phì nhiêu cho đất được nhà nông áp dụng phổ biến hiện nay? Hãy để EcoClean bật mí chi tiết trong bài viết sau đây nhé!

Độ phì nhiêu của đất là gì?

Hiểu một cách đơn giản, độ phì nhiêu của đất là khả năng để đất duy trì sự phát triển và tối ưu hóa năng suất cây trồng. Yếu tố này có thể đáp ứng thông qua việc bón phân hữu cơ và vô cơ cho đất trồng. Ngoài ra, kỹ thuật canh tác đảm bảo đúng cách và đúng quy trình cũng góp phần gia tăng độ phì nhiêu cho đất. 

Những điều kiện để đất đáp ứng đủ độ phì nhiêu

Đất trồng sẽ đạt được độ phì nhiêu đúng tiêu chuẩn nếu đáp ứng những điều kiện sau đây:

  • Cung cấp nguồn dinh dưỡng vừa đủ để cây trồng có thể dễ dàng hấp thụ.
  • Độ ẩm và nhiệt độ đất thích hợp.
  • Không khí phù hợp để cây trồng quang hợp và hệ vi sinh vật có lợi hoạt động.
  • Đất không chứa các chất độc hại.
  • Không có cỏ dại.
  • Đất trồng tơi xốp tạo điều kiện cho rễ cây phát triển mạnh.
Các loại đất sâu cần được cải tạo như thế nào để nâng cao được độ phì nhiêu
Kiểm tra tình trạng đất

Những yếu tố nào đánh giá độ phì nhiêu của đất?

Độ phì nhiêu của đất được đánh giá dựa trên những yếu tố cơ bản như sau:

  • Đất trồng có độ xốp cao: > 50% thể tích là kẽ hở, chứa đủ lượng nước và không khí, tạo điều kiện cho rễ cây phát triển.
  • Giàu các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng: nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng.
  • Giàu chất hữu cơ (>5%): Cung cấp thức ăn nuôi dưỡng cây trồng và sinh vật, tăng khả năng hấp thụ của đất, tránh tình trạng rửa trôi và thất thoát chất dinh dưỡng.
  • Khả năng trao đổi ion (CEC) cao để giữ gìn các dưỡng chất có trong đất.
  • Giàu vi sinh vật có lợi, bao gồm vi sinh vật tạo dưỡng và vi sinh vật đối kháng nhằm phân giải chất hữu cơ và độc tố có trong đất.
Các loại đất sâu cần được cải tạo như thế nào để nâng cao được độ phì nhiêu
Đất trồng phì nhiêu, màu mỡ thì cây trồng mới có điều kiện sinh trưởng, phát triển tốt

Trong tất cả 5 chỉ tiêu đã đề cập phía trên, chỉ tiêu thứ 3 “Đất giàu chất hữu cơ” được xem là yếu tố quan trọng nhất và quyết định phần lớn độ phì nhiêu của đất. Bởi chất hữu cơ là chất xúc tác tạo nên những yếu tố liên quan khác. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng, đất trồng chứa nhiều chất hữu cơ thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hệ vi sinh vật trong đất phát triển phong phú, đặc biệt là giun đất, nhóm vi sinh vật khoáng hóa (phân hủy) chất hữu cơ, nhóm vi sinh vật phân giải lân và nhóm vi sinh vật cố định đạm. 

7 Biện pháp tăng độ phì nhiêu cho đất, cải thiện năng suất cây trồng

Để góp phần gia tăng độ phì nhiêu cho đất, bà con có thể áp dụng 7 biện pháp canh tác sau đây:

Cày xới đất và làm cỏ định kỳ

Xới đất là một phương pháp cơ học giúp cho đất tơi xốp và thoáng khí trước khi bắt đầu gieo trồng. Các chuyên gia nông nghiệp khuyên rằng, bà con nên xới đất ít nhất 1 năm/lần để đất trồng đạt được độ tơi xốp nhất định. Tai những vùng quê Việt Nam, vùng canh tác nông nghiệp chính, trâu chính là động vật giúp bà con cày tơi đất sau mỗi vụ mùa. 

Các loại đất sâu cần được cải tạo như thế nào để nâng cao được độ phì nhiêu
Cày xới đất và làm cỏ sạch sẽ để tạo độ tơi xốp và phì nhiêu cho đất

Tại những trang trại lớn thường dùng các loại máy để xới đất. Tuy nhiên, nếu là mô hình canh tác nhỏ như vườn rau sân thượng, sân vườn,… thì có thể không cần phải xới đất quá bài bản vì việc cày xới sâu ở quy mô diện tích đất nhỏ sẽ khiến cho đất bị rửa trôi, xói mòn hoặc vô tình tiêu diệt hệ vi sinh vật trong đất. Trước khi bắt đầu gieo trồng, bà con chỉ cần đảo đất nhẹ nhàng xuống sâu khoảng 5 – 7cm là có thể đảm bảo độ tơi xốp, phì nhiêu cho đất. 

Song song với cày xới đất thì bà con kết hợp với việc làm cỏ để khu vườn quang đãng trước khi bắt đầu mùa vụ. Hơn nữa, việc làm cỏ sạch sẽ còn là cách hạn chế sự cạnh tranh về dinh dưỡng của cỏ dại đối với cây, từ đó cây trồng sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao. 

>>> Tham khảo thêm: Cách xử lý đất trước khi trồng cây đơn giản, an toàn, tiết kiệm

Bổ sung chất dinh dưỡng cho đất

Bà con nên tăng cường bón lót bằng các nguồn phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân trùn quế,… nhằm cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất trồng. Ngoài ra, có thể tận dụng các loại chất thải nông nghiệp như rơm, rạ, rác sinh hoạt, mùn trấu, than bùn,… để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, dùng làm chất cải tạo đất trồng rất tốt.

Các loại đất sâu cần được cải tạo như thế nào để nâng cao được độ phì nhiêu
Bổ sung nguồn phân hữu cơ cho đất trồng để gia tăng độ màu mỡ, phì nhiêu

Tiến hành luân canh cây trồng

Luân canh cây trồng là một trong những biện pháp tận dụng đất tốt, đồng thời góp phần cải tạo đất. Hầu hết các loại cây luân canh có thể gieo trồng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên phổ biến nhất là vào cuối hè, đầu thu, khi mùa vụ của cây chính kết thúc. Bà con có thể trồng luân canh những cây họ đậu nhằm tăng hoạt động của hệ vi sinh vật cố định đạm, tạo ra nguồn dinh dưỡng tự nhiên trong đất.

Các loại đất sâu cần được cải tạo như thế nào để nâng cao được độ phì nhiêu
Tận dụng đất luân canh cây trồng cũng là biện pháp tăng độ phì nhiêu cho đất hiệu quả

Tạo một lớp phủ trên bề mặt đất

Tạo lớp phủ trên bề mặt đất cũng là một trong những biện pháp tăng độ phì nhiêu cho đất khá hữu hiệu và cũng là cách để bảo vệ đất. Lớp phủ này sẽ bảo vệ đất tránh khỏi tác động xói mòn do gió, đồng thời giúp đất trồng giữ lại được lượng nước cần thiết, cân bằng độ ẩm cho đất. 

Cụ thể, bà con có thể rải trên bề mặt đất một lớp mùn mỏng hoặc lá cây khô đã bắt đầu hoai mục. Lớp phủ sẽ giúp cho đất tránh khỏi tác động trực tiếp của gió và nước, đồng thời giữ được độ ẩm cũng như các chất dinh dưỡng trong đất. 

Các loại đất sâu cần được cải tạo như thế nào để nâng cao được độ phì nhiêu
Tạo lớp phủ trên bề mặt đất để giúp đất tránh khỏi tình trạng xói mòn

Đào rãnh thoát nước cho khu vườn

Trong canh tác nông nghiệp chuyên nghiệp, việc đào rãnh thoát nước cho khu vườn, định hướng dòng nước chảy là điều vô cùng cần thiết. Đây là biện pháp tránh ngập úng cho khu vườn, nhất là vào mùa mưa. Đồng thời, rãnh thoát nước cũng giúp làm giảm dòng chảy, tránh xói mòn đất. 

Nuôi giun đất và các vi sinh vật có lợi

Hệ vi sinh vật nói chung và đặc biệt là giun đất giữ vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và hình thành mùn. Vì vậy, chúng rất cần thiết cho đất trồng, giúp cho đất tạo được độ phì nhiêu nhất định. 

Các loại đất sâu cần được cải tạo như thế nào để nâng cao được độ phì nhiêu
Nuôi giun đất là cách cải tạo đất trồng tự nhiên, gia tăng độ phì nhiêu trong đất

Cụ thể, giun đất và hệ vi sinh vật có lợi đóng vai trò quan trọng trong việc tái chế các chất dinh dưỡng trong đất. Giun đất ăn các vật chất chết và thối rữa, sau khi tiêu hóa chúng sẽ bài tiết ra phân giàu chất dinh dưỡng, góp phần làm phong phú nguồn dinh dưỡng trong đất. Đối với những trang trại có quy mô lớn, bà con có thể mua sẵn các loại phân vi sinh trên thị trường và bón đều đặn cho đất khoảng 1 năm/lần. Đây chính là biện pháp tăng độ phì nhiêu cho đất ít tốn kém mà hiệu quả mang lại cao. 

Bón vôi cho đất trồng

Bón vôi là cách cải tạo đất trồng, điều hòa độ pH của đất. Không chỉ vậy, vôi còn cung cấp canxi và magie thiết yếu cho đất. Sau quá trình canh tác một vài năm, đất trồng thường bị giảm độ pH, độ phì nhiêu cũng kém dần. Do đó, bón vôi định kỳ là việc làm cần thiết và đây cũng được xem là biện pháp tăng độ phì nhiêu cho đất. 

>>> Xem thêm: Bón vôi cho đất có tác dụng gì? Hướng dẫn bón vôi đúng cách

Các loại đất sâu cần được cải tạo như thế nào để nâng cao được độ phì nhiêu
Bón vôi để trung hòa đất về độ pH phù hợp, giúp đất tơi xốp và đạt được độ phì nhiêu

Bà con có thể bón vôi cho đất vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng tốt hơn hết là trước khi cày bừa, xới đất. Bón vôi cho đất ít nhất 6 – 8 tuần trước khi gieo trồng vì nó phản ứng tương đối chậm trong đất và cần có một khoảng thời gian để gia tăng độ pH của đất. 

Đất trồng là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng. Hy vọng qua những chia sẻ trên đây của EcoClean, bà con sẽ biết thêm nhiều biện pháp tăng độ phì nhiêu cho đất hiệu quả. Tuy nhiên, cần quan sát và kiểm tra đất kỹ lưỡng để lựa chọn phương pháp cải tạo đất phù hợp! Chúc bà con có những vụ mùa bội thu với những mảnh vườn màu mỡ, phì nhiêu nhé!