Các ngành Đại học Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin (CNTT) đã được Đảng và Chính phủ xác định là hạ tầng của hạ tầng. Từ nay đến năm 2020, Việt Nam cần đến một triệu lao động ngành CNTT trong khi năng lực của hệ thống giáo dục quốc dân chưa đáp ứng đủ về lượng và chất như yêu cầu của các nhà tuyển dụng.

Tại Trường Đại học FPT, ngành CNTT là ngành học có tiếng và lâu đời nhất. Chương trình được thiết kế dựa trên tham khảo gợi ý chương trình của Hiệp hội máy tính (Association for Computing Machinery-ACM), các trường hàng đầu của Mỹ và các chuyên gia phần mềm trong các tổ chức và doanh nghiệp CNTT như Hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA), FPT, Chương trình đào tạo của EC-Council, Học viện mạng và phần cứng Jetking (Ấn Độ); các trường Đào tạo Nghệ thuật trên thế giới, các Hiệp hội về Đào tạo nghệ thuật và thiết kế (National Association of Schools of Art and Design – NASAD).

Sinh viên được học với những giảng viên giàu kinh nghiệm, trong đó có nhiều giảng viên là các tiến sỹ, giáo sư, chuyên gia đến từ các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực CNTT.

Chương trình ngành CNTT được thiết kế gồm 4 khối kiến thức: Kiến thức chung, kiến thức ngành, chuyên ngành và lựa chọn. Chương trình được thiết kế tích hợp, cân bằng giữa kiến thức nền tảng với công nghệ, kỹ thuật mới và chú trọng đến kỹ năng thực hành và năng lực ứng dụng, sáng tạo. Các học phần được gợi ý theo một tiến độ hợp lý để sinh viên lựa chọn nhằm thúc đẩy hứng thú học tập của sinh viên ngay từ học kỳ đầu tiên.

Kiến thức chung: Bao gồm các nội dung về lý luận chính trị, pháp luật, kỹ năng công dân thế kỷ 21, ngoại ngữ, giáo dục thể chất và quốc phòng.

Kiến thức ngành: Được thiết kế tích hợp cân bằng giữa kiến thức nền tảng với công nghệ và kỹ thuật mới, bao gồm các kiến thức từ nền tảng toán học, kiến thức khoa học cơ bản của nhóm ngành CNTT và máy tính như ngôn ngữ lập trình, giải thuật, dữ liệu, hệ điều hành, mạng máy tính, quy trình phá triển phần mềm, quản trị dự án CNTT… tới các công nghệ mới như IOT, trí tuệ nhân tạo. Với chuyên ngành Thiết kế đồ họa, khối kiến thức ngành gồm các học phần nền tảng về mỹ thuật, thiết kế và nền tảng ứng dụng của CNTT trong thiết kế đồ họa.

Kiến thức chuyên ngành: Sinh viên ngành CNTT có cơ hội lựa chọn một trong sáu hướng chuyên ngành gồm Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin, Trí tuệ nhân tạo, IOT, Thiết kế đồ họa.

Khối kiến thức lựa chọn tự do: Được thiết kế xen kẽ để sinh viên có cơ hội lựa chọn các học phần ưa thích, mở rộng sang lĩnh vực khác hoặc nâng cao hơn so với chuyên ngành đã học. Sinh viên có thể học từ học phần riêng lẻ hoặc cả nhóm học phần về một hướng kỹ thuật, công nghệ mới như Blockchain, FinTech, Automative, Data Science,… Đây là các học phần tăng tính chủ động và cá nhân hóa cho từng sinh viên.

Thời gian học tập ngành công nghệ thông tin

Chương trình gồm 9 học kỳ chuyên ngành trong đó có 1 học kỳ học tập tại doanh nghiệp (OJT), chưa kể thời gian rèn luyện tập trung và thời gian học tiếng Anh dự bị (phụ thuộc vào trình độ tiếng Anh đầu vào của sinh viên)

Chương trình CNTT được phân chia làm 4 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị (hời gian rèn luyện tập trung + thời gian học tiếng Anh dự bị phụ thuộc trình độ tiếng Anh đầu vào của sinh viên), giai đoạn căn bản (5 học kỳ), giai đoạn học tập thực tế tại doanh nghiệp (OJT, 1 học kỳ) và giai đoạn hoàn thành tốt nghiệp (3 học kỳ cuối).

Yêu cầu đầu vào

Tốt nghiệp PTTH (hoặc tương đương), đạt quy định trúng tuyển đại học của Bộ GDĐT và đủ điều kiện xét tuyển của trường Đại học FPT.

Tiếng Anh đạt mức Summit 2 (hoặc tương đương)

Cấu trúc chương trình

Các ngành Đại học Công nghệ thông tin

Đến năm 2025 tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ cần 10.000 nhân lực làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đó là khẳng định của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế trong cuộc họp bàn hợp tác giữa Đại học Huế và Ủy Ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về Đề án phát triển nhân lực Công nghệ thông tin (CNTT) tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 được tổ chức tại Đại học Huế ngày 14/3/2020. Tham dự và chủ trì cuộc họp có đồng chí Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; đồng chí Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Đại học Huế. Cuộc họp có sự tham dự của lãnh đạo các sở, ban ngành, cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh và các trường đại học thành viên, đơn vị trực thuộc Đại học Huế.

Tỉnh Thừa Thiên Huế xác định mục tiêu đến hết năm 2020 là đào tạo và huy động hơn 2.000 nhân lực CNTT làm việc tại Huế; đến năm 2025 có hơn 10.000 lao động làm việc trong lĩnh vực CNTT phục vụ nhu cầu phát triển CNTT của Tỉnh. Để đạt được những mục tiêu đó cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, chiến lược phối hợp đào tạo nguồn nhân lực CNTT giữa nhà nước, cơ sở đào tạo, thị trường lao động CNTT một cách hiệu quả, bền vững và lâu dài.

Đồng chí Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh Thừa Thiên Huế rất quyết tâm để phát triển CNTT và tìm kiếm, thực hiện các giải pháp hỗ trợ nhằm phát triển lĩnh vực CNTT. Tuy nhiên, cái khó khăn nhất là đào tạo, thu hút đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT, do đó đây là bài toán để các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, các cơ quan ban ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế suy nghĩ để có hướng đi phù hợp cho sự phát triển CNTT trên địa bàn Tỉnh trong thời gian tới.

PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc Đại học Huế cho biết, Đại học Huế đang có thế mạnh về đào tạo CNTT với các ngành đào tạo của các trường đại học Sư phạm, Khoa học, Kinh tế, Khoa Quốc tế, Khoa Kỹ thuật và Công nghệ nên có thể đảm bảo số lượng, cũng như chất lượng nguồn nhân lực CNTT để  cung cấp cho tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ mục tiêu phát triển. Hiện nay, Đại học Huế có đội ngũ giảng viên trình độ, chất lượng cao, cơ sở vật chất đảm bảo và đang được tiếp tục đầu tư nâng cấp, cộng với đó là chi phí đào tạo thấp, môi trường học tập ở Huế trong lành, an toàn cho người học và tin tưởng sẽ thu hút được người học có chất lượng vào học các ngành trong lĩnh vực CNTT.

Theo báo cáo khảo sát nguồn nhân lực CNTT trên địa bàn Tỉnh của Viện Nghiên cứu và Phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế thì 85% sinh viên học ngành CNTT cho rằng cơ hội tìm được việc làm là cao và rất cao. Qua đó, có thể nhận định tương lai ngành CNTT có xu hướng phát triển mạnh vì số lượng sinh viên, học sinh cho rằng cơ hội việc làm ngành này cao.

PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Đại học Huế khẳng định Đại học Huế sẽ tập trung, thống nhất nguồn lực chung để đào tạo nguồn nhân lực ngành CNTT; mạnh dạng đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp; ủng hộ và tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp CNTT hợp tác trong đào tạo cũng như phát triển kinh doanh trong lĩnh vực CNTT.

Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định, địa phương đang rất cần nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao để phục vụ các mục tiêu phát triển của Tỉnh. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính quyền địa phương, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và có sự kết hợp hài hòa giữa cung và cầu trong đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Về phía Tỉnh sẽ có những chính sách hỗ trợ cho việc phát triển nguồn nhân lực CNTT trong thời gian tới.

Tại cuộc họp đã có nhiều ý kiến tham gia góp ý, đề xuất của các doanh nghiệp, các sở ban ngành của địa phương và các trường đại học nhằm đóng góp cho sự phát triển CNTT của Tỉnh nói chung và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNTT nói riêng như: công tác tuyên truyền, quảng bá, tăng cường nhận thức về CNTT cho nhân dân; công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông về CNTT; các chính sách về phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao; vấn đề về môi trường làm việc, môi trường học tập cho nguồn nhân lực CNTT; sự phối hợp, hợp tác đào tạo, tuyển dụng giữa nhà trường và doanh nghiệp...

Trường Đại học Công nghệ Thông tin - ĐH Quốc gia TP.HCM

-

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2022
*********

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – ĐHQG TP.HCM

Ký hiệu:QSC

Địa chỉ:KP 6, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 372 52002

Website: www.uit.edu.vn

1. Tuyển sinh chính quy trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non chính quy (không bao gồm liên thông chính quy từ TC, CĐ lên ĐH, ĐH đối với người có bằng ĐH; từ TC lên CĐ, CĐ ngành Giáo dục Mầm non đối với người có bằng CĐ)

1.1. Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định chung của Bộ GD&ĐT và ĐHQG-HCM.

1.2. Phạm vi tuyển sinh: Cả nước

1.3. Phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển): Xét tuyển

1.4. Chỉ tiêu tuyển sinh: Chỉ tiêu theo Ngành/Nhóm ngành/Khối ngành, theo từng phương thức tuyển sinh và trình độ đào tạo

- Phương thức 1: Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển (tối đa 25% tổng chỉ tiêu).

- Phương thức 2: Xét tuyển bằng điểm thi (tối đa 60% tổng chỉ tiêu).

- Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên chứng chỉ quốc tế uy tín (tối đa 15% tổng chỉ tiêu).

- Xét tuyển theo tiêu chí riêng của chương trình đối với chương trình liên kết quốc tế BCU (không tính vào tổng chỉ tiêu).

+ Ngành Khoa học máy tính: 60 chỉ tiêu.

+ Ngành Mạng máy tính và an toàn thông tin: 60 chỉ tiêu.

Các ngành Đại học Công nghệ thông tin

1.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT:

1.5.1. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào:

- Đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021: mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển là 22 điểm cho tất cả các ngành và tổ hợp xét tuyển.

- Đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức năm 2021: mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển là 600 điểm cho tất cả các ngành xét tuyển.

1.5.2. Điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT:

Điều kiện chung: tốt nghiệp THPT.

1. Phương thức 1: Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển (25% tổng chỉ tiêu)

1.1. Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT

* Đối tượng: Các thí sinh đủ điều kiện xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và theo thông báo xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển của trường Đại học Công nghệ Thông tin (Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, thí sinh đạt giải Học sinh giỏi quốc gia, giải Khoa học kỹ thuật quốc gia, …).

a. Xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành:

- Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Tin học, Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tiếng Nhật; thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).

- Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba môn Tin học, Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tiếng Nhật trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia đã tốt nghiệp THPT.

- Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba các nghề Cơ điện tử, Tự động hóa công nghiệp, Robot di động, Điện tử, Thiết kế và phát triển trang Web, Giải pháp phần mềm Công nghệ thông tin, Lắp cáp mạng thông tin, Thiết kế đồ họa, Quản trị hệ thống mạng CNTT trong kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế, nếu có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của pháp luật.

b.Ưu tiên xét tuyển vào tất cả các ngành:

- Thí sinh đạt giải các môn Tin học, Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tiếng Nhật trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đạt giải trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia đã tốt nghiệp THPT, có kết quả kỳ thi THPT quốc gia đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Trường quy định.

1.2. Ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh giỏi nhất trường THPT năm 2022 (theo quy định ĐHQG-HCM)

* Mục tiêu:

- Tuyển được học sinh giỏi trường THPT vào những ngành/nhóm ngành phù hợp.

- Tăng thêm cơ hội, nguyện vọng cho học sinh giỏi vào học tại ĐHQG-HCM.

- Thực hiện chủ trương công bằng xã hội trong chính sách tuyển sinh của ĐHQG-HCM.

* Đối tượng: Áp dụng cho tất cả các trường THPT trên cả nước (bao gồm trường Tiểu học-THCS-THPT, trường THCS-THPT và trường THPT, không bao gồm Trung tâm Giáo dục thường xuyên).

* Điều kiện: Hiệu trưởng/Ban Giám hiệu giới thiệu 01 thí sinh giỏi nhất trường THPT theo các tiêu chí sau:

a. Đảm bảo 02 tiêu chí chính:

+ Học lực Giỏi và hạnh kiểm Tốt trong 3 năm THPT

+ Và có điểm trung bình cộng 3 năm THPT thuộc nhóm 3 học sinh cao nhất.

b. Các tiêu chí kết hợp:

+ Giấy chứng nhận hoặc giấy khen đạt giải thưởng học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố giải Nhất, Nhì, Ba (chọn giải thưởng cao nhất đạt được ở THPT).

+ Các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

+ Giấy chứng nhận hoặc giấy khen, hồ sơ khác liên quan đến thành tích học tập, rèn luyện trong quá trình học THPT.

1.3. Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM

* Đối tượng: học sinh của 83 trường chuyên, năng khiếu của các trường đại học thuộc các tỉnh, thành trên toàn quốc; học sinh của 66 trường THPT đạt các tiêu chí sau:

- Trường THPT có số lượng thí sinh trúng tuyển, nhập học nhiều vào ĐHQGHCM.

- Trường THPT có số lượng cựu học sinh đạt kết quả học tập cao khi học đại học tại ĐHQG-HCM.

- Phân bổ số lượng trường theo hướng ưu tiên khu vực tuyển sinh hoặc tỉnh/thành có số lượng thí sinh đăng ký, trúng tuyển nhiều vào ĐHQG-HCM giai đoạn 2018 – 2020.

* Điều kiện:

- Tốt nghiệp THPT năm 2022.

- Có hạnh kiểm tốt trong 3 năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12 và đáp ứng một trong các điều kiện sau:

+ Học sinh của 83 trường chuyên, năng khiếu của các trường đại học thuộc các tỉnh, thành trên toàn quốc đạt tối thiểu 2 năm học sinh giỏi trong các năm học ở bậc THPT (lớp 10, 11, 12).

+ Học sinh của 66 trường trung học phổ thông theo danh sách do ĐHQGHCM công bố đạt 3 năm học sinh giỏi ở bậc THPT (lớp 10, 11, 12).

+ Là thành viên đội tuyển của trường hoặc tỉnh thành tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Tin học, Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tiếng Nhật.

* Điểm xét tuyển:

- Điểm học tập dùng để xét tuyển là tổng điểm trung bình 3 năm THPT của 3 môn học trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký theo thang điểm 10 được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

- Điểm xét tuyển = (Điểm học tập/3 + Điểm ưu tiên (nếu có).

- Điểm ưu tiên:

+ Điểm UIT Code Contest Lưu ý: Điểm UIT Code Contest là điểm quy đổi theo quy định của Trường dành cho thí sinh có tham gia cuộc thi UIT Code Contest do Trường ĐH CNTT tổ chức và được cấp giấy chứng nhận (thời hạn được tính không quá 2 năm tính đến ngày xét tuyển vào Trường).

+ Thí sinh là thành viên đội tuyển của trường hoặc tỉnh thành tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Tin học, Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tiếng Nhật.

1.4. Ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của Trường ĐH.CNTT

* Đối tượng:

- Thí sinh đạt giải đặc biệt, giải 1, 2, 3 kỳ thi Olympic Tin học sinh viên Việt Nam/ Olympic phần mềm mã nguồn mở (Procon) năm 2021, 2022.

- Thí sinh đạt giải đặc biệt, giải 1, 2, 3 Kỳ thi “Lập trình Châu Á - ICPC Asia” (cấp quốc gia) năm 2021, 2022.

- Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba từ kỳ thi tháng trở lên trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” năm 2021, 2022.

- Thí sinh đạt huy chương vàng/bạc/đồng ở các giải thể thao quốc tế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Cúp Đông Nam Á (thời hạn được tính để hưởng ưu tiên không quá 4 năm tính đến ngày xét tuyển vào Trường). Điểm trung bình kết quả học tập THPT các môn trong tổ hợp xét tuyển lớn hơn hoặc bằng 7.0.

2. Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên điểm thi (60% tổng chỉ tiêu)

2.1. Kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐHQG-HCM tổ chức năm 2022

* Đối tượng: Thí sinh có kết quả kỳ thi ĐGNL do ĐHQG-HCM tổ chức năm 2022 và thỏa điều kiện ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.

* Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào: 600 điểm (cho tất cả các ngành)

* Phương thức, điều kiện xét tuyển: theo quy chế tuyển sinh và kế hoạch tuyển sinh của ĐHQG-HCM.

2.2. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022

* Đối tượng: Thí sinh có kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và thỏa điều kiện ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.

* Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào: 22 điểm (cho tất cả các ngành).

* Phương thức, điều kiện xét tuyển: theo quy chế tuyển sinh và kế hoạch tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

* Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D06, D07 (tùy theo ngành).

Lưu ý:

− Riêng ngành Công nghệ Thông tin chất lượng cao định hướng Nhật Bản (7480201_CLCN) xét tuyển thêm tổ hợp D06;

− Ngành Hệ thống Thông tin chương trình tiên tiến (7480104_TT) không xét tuyển tổ hợp A00.

− Điểm xét tuyển là tổng điểm 03 môn thi của tổ hợp môn xét tuyển (không nhân hệ số) cộng điểm ưu tiên khu vực và đối tượng (nếu có).

− Điểm chuẩn trúng tuyển là giống nhau cho tất cả các tổ hợp xét tuyển.

− Đối với những ngành sử dụng tổ hợp xét tuyển có môn Tiếng Anh, Tiếng Nhật (tổ hợp A01, D01, D06, D07): có sử dụng kết quả miễn thi bài thi môn Tiếng Anh hoặc Tiếng Nhật, điểm dùng để xét tuyển sẽ được quy đổi theo quy định của Trường như sau:

+ Thí sinh là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh hoặc Tiếng Nhật) theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ GDĐT: Điểm quy đổi xét tuyển là 10.

+ Thí sinh có chứng chỉ Tiếng Nhật JLPT từ cấp độ N3 trở lên: Điểm quy đổi xét tuyển là 10.

+ Thí sinh có chứng chỉ Tiếng Anh tương ứng được quy đổi theo bảng sau:

Chứng chỉ IELTS

Chứng chỉ TOEFL iBT

Chứng chỉ TOEFL ITP

Điểm quy đổi

≥ 6.0

≥ 71

≥ 560

10

5.5

60 - 70

530 - 559

9,5

5.0

50 - 59

500 - 529

9

4.5

x

x

8

3. Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế uy tín (15% tổng chỉ tiêu)

3.1. Chứng chỉ quốc tế đánh giá kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội

* Đối tượng:

- Nhóm đối tượng 1 (xét tuyển vào tất cả các ngành): Thí sinh người Việt Nam tốt nghiệp THPT Việt Nam hoặc nước ngoài.

- Nhóm đối tượng 2 (chỉ xét tuyển vào chương trình tiên tiến ngành Hệ thống Thông tin - học bằng Tiếng Anh): Thí sinh người nước ngoài tốt nghiệp THPT nước ngoài.

* Điều kiện:

- Có hạnh kiểm tốt và tối thiểu đạt danh hiệu học sinh khá (hoặc tương đương) trong các năm học THPT.

- Có chứng chỉ quốc tế thỏa một trong những điều kiện sau:

+ Chứng chỉ SAT có điểm từ 510 trở lên cho mỗi phần thi.

+ Chứng chỉ ACT có điểm trung bình từ 21 trở lên.

+ AS/A level có điểm từ C-A cho mỗi môn thi.

+ Tú tài quốc tế (IB) có tổng điểm từ 21 trở lên.

+ Các văn bằng, chứng chỉ quốc tế uy tín khác được Hội đồng tuyển sinh chấp thuận.

3.2. Chứng chỉ ngoại ngữ Tiếng Anh, Tiếng Nhật

* Đối tượng: Thí sinh người Việt Nam tốt nghiệp THPT Việt Nam hoặc nước ngoài (xét tuyển vào tất cả các ngành).

* Điều kiện:

- Có hạnh kiểm tốt và tối thiểu đạt danh hiệu học sinh khá (hoặc tương đương) trong các năm học THPT.

- Tổng điểm trung bình 3 năm THPT của 3 môn học trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký lớn hơn hoặc bằng 24.

- Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế thỏa bảng sau:

Chứng chỉ IELTS

Chứng chỉ TOEFL iBT

Chứng chỉ JLPT

≥ 5.5

≥ 60

≥ N3

* Nguyên tắc xét tuyển:

- Thí sinh được đăng ký tối đa 03 nguyện vọng, việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng; thí sinh chỉ trúng tuyển vào 01 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

- Thí sinh thực hiện video và bài luận theo chủ đề cho trước.

- Điểm học tập dùng để xét tuyển là tổng điểm trung bình 3 năm THPT của 3 môn học trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký theo thang điểm 10 được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

- Điểm xét tuyển = (Điểm học tập/3 * 0.8 + Điểm đánh giá video/bài luận*0.2 + Điểm ưu tiên (nếu có).

- Điểm ưu tiên: điểm UIT Code Contest

Lưu ý: Điểm UIT Code Contest là điểm quy đổi theo quy định của Trường dành cho thí sinh có tham gia cuộc thi UIT Code Contest do Trường ĐH CNTT tổ chức và được cấp giấy chứng nhận (thời hạn được tính không quá 2 năm tính đến ngày xét tuyển vào Trường).

- Thí sinh có thể được mời phỏng vấn.

4. Phương thức 4: Xét tuyển theo tiêu chí riêng của chương trình liên kết với Đại học Birmingham City – Anh Quốc, do ĐH Birmingham City cấp bằng (không tính vào tổng chỉ tiêu)

+ Ngành Khoa học máy tính: 60 chỉ tiêu.

+ Ngành Mạng máy tính và an toàn thông tin: 60 chỉ tiêu.

* Điều kiện xét tuyển:

- Thí sinh tốt nghiệp THPT tại Việt Nam và đạt chứng chỉ IELTS từ 5.5 (hoặc chứng chỉ khác được Bộ Giáo dục và đào tạo chấp thuận là tương đương).

- Hoặc thí sinh đã học và tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương) tại cơ sở giáo dục nước ngoài mà ngôn ngữ học bằng Tiếng Anh.

Lưu ý: Đối với những thí sinh chưa có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế thì phải tham gia kỳ thi Tiếng Anh đầu vào do Trường Đại học Công nghệ Thông tin tổ chức. Căn cứ vào kết quả đánh giá Tiếng Anh này, những thí sinh chưa đạt chuẩn Tiếng Anh đầu vào sẽ phải theo học những lớp bồi dưỡng Tiếng Anh do Trường Đại học Công nghệ Thông tin tổ chức.

1.6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường: mã số trường, mã số ngành, tổ hợp xét tuyển và quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp; các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển...

- Điểm xét tuyển là tổng điểm 03 môn thi của tổ hợp môn xét tuyển (không nhân hệ số) cộng điểm ưu tiên khu vực và đối tượng.

- Điểm trúng tuyển cho các tổ hợp môn xét tuyển khác nhau của cùng 01 ngành và cùng chương trình xét tuyển là như nhau.

1.7. Tổ chức tuyển sinh:

1.7.1. Phương thức 1: Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển (25% tổng chỉ tiêu)

a. Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT

- Cách thức đăng ký: theo quy định và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT

- Hồ sơ đăng ký xét tuyển: theo quy định và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT

- Công bố kết quả: theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT

- Thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học: theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT

b. Ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh giỏi nhất trường THPT năm 2022 (theo quy định ĐHQG-HCM)

- Đăng ký xét tuyển: thí sinh đăng ký xét tuyển tối đa 03 nguyện vọng ngành/nhóm ngành vào duy nhất Trường ĐH. CNTT (hoặc 01 Trường đại học thành viên, khoa và phân hiệu trực thuộc ĐHQG-HCM).

- Thời gian đăng ký xét tuyển (ĐKXT) dự kiến từ ngày 15/5/2022 – 15/6/2022.

- Cách thức đăng ký: theo quy định của ĐHQG-HCM và thông báo tuyển sinh của Trường.

- Hồ sơ đăng ký xét tuyển: theo quy định của ĐHQG-HCM và thông báo tuyển sinh của Trường.

- Thời gian xét tuyển, lọc ảo và công bố kết quả: dự kiến trước 5/7/2022

- Thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học: theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT.

c. Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM

- Cách thức đăng ký xét tuyển: Theo quy định ĐHQG-HCM và thông báo tuyển sinh của Trường.

- Hồ sơ đăng ký xét tuyển: theo quy định của ĐHQG-HCM và thông báo tuyển sinh của Trường.

- Số nguyện vọng ĐKXT: không giới hạn nguyện vọng vào Trường/Khoa/Phân hiệu (đơn vị), không giới hạn số đơn vị (có phân biệt thứ tự nguyện vọng).

- Thời gian ĐKXT: dự kiến từ ngày 15/5/2022 – 15/6/2022

- Thời gian xét tuyển, lọc ảo và công bố kết quả: dự kiến trước 5/7/2022

- Thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học: theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT.

d. Ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của Trường ĐH.CNTT

- Cách thức đăng ký xét tuyển: Theo thông báo tuyển sinh của Trường.

- Hồ sơ đăng ký xét tuyển: theo thông báo tuyển sinh của Trường.

- Số nguyện vọng ĐKXT: không giới hạn nguyện vọng vào Trường (có phân biệt thứ tự nguyện vọng).

- Thời gian ĐKXT: dự kiến từ ngày 15/5/2022 – 15/6/2022

- Thời gian xét tuyển, lọc ảo và công bố kết quả: dự kiến trước 5/7/2022

- Thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học: theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT.

1.7.2 Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên điểm thi (60% tổng chỉ tiêu)

a.Kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐHQG-HCM tổ chức năm 2022

- Số nguyện vọng ĐKXT: không giới hạn nguyện vọng vào một đơn vị, không giới hạn số đơn vị (có phân biệt thứ tự nguyện vọng).

- Thời gian ĐKXT: tháng 2 (đợt 1) và dự kiến tháng 4 (đợt 2).

- Xét tuyển, lọc ảo và công bố kết quả: dự kiến trước 05/7/2022.

-Thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học: theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT

b. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Thời gian ĐKXT và hình thức ĐKXT: theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT.

1.7.3 Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế uy tín (15% tổng chỉ tiêu)

a. Chứng chỉ quốc tế đánh giá kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội

- Hồ sơ đăng ký xét tuyển: theo thông báo tuyển sinh của Trường

- Cách thức đăng ký xét tuyển: Theo thông báo tuyển sinh của Trường

- Số nguyện vọng ĐKXT: không giới hạn nguyện vọng vào Trường (có phân biệt thứ tự nguyện vọng).

- Thời gian ĐKXT: dự kiến từ 15/5/2022 - 15/6/2022.

- Xét tuyển và công bố kết quả: dự kiến trước ngày 5/7/2022.

- Thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học: theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT.

b.Chứng chỉ ngoại ngữ Tiếng Anh, Tiếng Nhật

- Hồ sơ đăng ký xét tuyển: theo thông báo tuyển sinh của Trường

- Cách thức đăng ký xét tuyển: Theo thông báo tuyển sinh của Trường

- Số nguyện vọng ĐKXT: không giới hạn nguyện vọng vào Trường (có phân biệt thứ tự nguyện vọng).

- Thời gian ĐKXT: dự kiến từ 15/5/2022 - 15/6/2022.

- Xét tuyển và công bố kết quả: dự kiến trước ngày 5/7/2022.

- Thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học: theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT

1.8. Chính sách ưu tiên: Xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển;...

1.8.1. Đối tượng 1: tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh đại học; tuyển sinh cao đẳng, tuyển sinh trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

* Xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành:

- Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Tin học, Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tiếng Nhật; thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).

- Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba môn Tin học, Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tiếng Nhật trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia đã tốt nghiệp THPT.

- Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba các nghề Cơ điện tử, Tự động hóa công nghiệp, Robot di động, Điện tử, Thiết kế và phát triển trang Web, Giải pháp phần mềm Công nghệ thông tin, Lắp cáp mạng thông tin, Thiết kế đồ họa, Quản trị hệ thống mạng CNTT trong kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế, nếu có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của pháp luật.

* Ưu tiên xét tuyển vào tất cả các ngành:

- Thí sinh đạt giải các môn Tin học, Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tiếng Nhật trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đạt giải trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia đã tốt nghiệp THPT, có kết quả kỳ thi THPT quốc gia đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Trường quy định.

1.8.2. Đối tượng 2: ưu tuyển xét tuyển thẳng theo quy định của ĐHQG-HCM. Ưu tiên xét tuyển vào tất cả các ngành: Học sinh giỏi nhất Trường THPT năm 2021.

* Đối tượng: Áp dụng cho tất cả các trường THPT trên cả nước (bao gồm trường Tiểu học-THCS-THPT, trường THCS-THPT và trường THPT, không bao gồm Trung tâm Giáo dục thường xuyên).

* Điều kiện: Hiệu trưởng/Ban Giám hiệu giới thiệu 01 thí sinh giỏi nhất trường THPT theo các tiêu chí sau:

- Đảm bảo 02 tiêu chí chính:

- Học lực Giỏi và hạnh kiểm Tốt trong 3 năm THPT

- Và có điểm trung bình cộng 3 năm THPT thuộc nhóm 3 học sinh cao nhất.

- Các tiêu chí kết hợp:

+ Giấy chứng nhận hoặc giấy khen đạt giải thưởng học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố giải Nhất, Nhì, Ba (chọn giải thưởng cao nhất đạt được ở THPT).

+ Các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

+ Giấy chứng nhận hoặc giấy khen, hồ sơ khác liên quan đến thành tích học tập, rèn luyện trong quá trình học THPT.

1.8.3. Đối tượng 3: ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM.

* Ưu tiên xét tuyển vào tất cả các ngành: học sinh của 83 trường chuyên, năng khiếu của các trường đại học thuộc các tỉnh, thành trên toàn quốc; học sinh của 66 trường THPT đạt các tiêu chí sau:

- Trường THPT có số lượng thí sinh trúng tuyển, nhập học nhiều vào ĐHQGHCM.

- Trường THPT có số lượng cựu học sinh đạt kết quả học tập cao khi học đại học tại ĐHQG-HCM.

- Phân bổ số lượng trường theo hướng ưu tiên khu vực tuyển sinh hoặc tỉnh/thành có số lượng thí sinh đăng ký, trúng tuyển nhiều vào ĐHQG-HCM giai đoạn 2018 – 2020.

* Điều kiện:

- Tốt nghiệp THPT năm 2021.

- Có hạnh kiểm tốt trong 3 năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12 và đáp ứng một trong các điều kiện sau:

+ Học sinh của 83 trường chuyên, năng khiếu của các trường đại học thuộc các tỉnh, thành trên toàn quốc đạt tối thiểu 2 năm học sinh giỏi trong các năm học ở bậc THPT (lớp 10, 11, 12).

+ Học sinh của 66 trường trung học phổ thông theo danh sách do ĐHQGHCM cung cấp.

+ Là thành viên đội tuyển của trường hoặc tỉnh thành tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

1.8.4. Đối tượng 4: Ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của Trường ĐH.CNTT

- Thí sinh đạt giải đặc biệt, giải 1, 2, 3 kỳ thi Olympic Tin học sinh viên Việt Nam/ Olympic phần mềm mã nguồn mở (Procon).

- Thí sinh đạt giải đặc biệt, giải 1, 2, 3 Kỳ thi “Lập trình Châu Á - ICPC Asia (cấp quốc gia).

- Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba từ kỳ thi tháng trở lên trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” năm 2019, 2020.

- Thí sinh đạt huy chương vàng/bạc/đồng ở các giải thể thao quốc tế chính thức.

1.9. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển.

Lệ phí xét tuyển: theo quy định.

1.10. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có)

- Học phí dự kiến với sinh viên chính quy năm học 2021-2022 chương trình đại trà là: 29.000.000 đồng/năm học.

- Lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm:

TT

Hệ đào tạo

Học phí dự kiến năm học 2022- 2023 (đồng/năm học)

Học phí dự kiến năm học 2023- 2024 (đồng/năm học)

Học phí dự kiến năm học 2024- 2025 (đồng/năm học)

Học phí dự kiến năm học 2025- 2026 (đồng/năm học)

1

Chính quy

29.000.000

33.000.000

37.000.000

42.000.000

2

Chương trình tiên tiến

45.000.000

50.000.000

50.000.000

55.000.000

3

Chương trình liên kết (Đại học Birmingham City) (3.5 năm)

80.000.000

80.000.000

138.000.000

Các ngành Đại học Công nghệ thông tin