Cách bày mâm ngũ quả miền bắc ngày tết

Mâm ngũ quả ngày Tết là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc xuyên suốt hàng nghìn năm nay. Một mâm ngũ quả đầy ắp, bắt mắt sẽ minh chứng cho mọi mong ước mà người Việt chân thành gửi đến tổ tiên. Dù cuộc sống có hiện đại hơn hay bận rộn hơn đến mấy, không ai có thể quên đi việc chuẩn bị mâm ngũ quả thật đẹp.

Vậy, ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết là gì? Tại mọi miền của tổ quốc, những mâm ngũ quả được chuẩn bị ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn thấu hiểu hơn về truyền thống tốt đẹp này.

1. Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên đán

Mặc dù ta có thể thấy rằng, cứ mỗi vùng miền khác nhau thì mâm ngũ quả cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nó đều mang ý nghĩa về những nguyện cầu cho một năm mới hạnh phúc, đủ đầy, đồng thời là sự viên mãn và tài lộc dồi dào mà người dân Việt Nam muốn gửi gắm.

Mâm ngũ quả ngày Tết được người ta xem là có nguồn gốc từ đạo Phật khi nó được nhắc đến khá nhiều trong Vu Lan bồn [Ullambana Sutra] với hình ảnh là "trái cây 5 màu". Theo như quan niệm của nhà Phật, 5 màu quả đó là tượng trưng cho ngũ thiện căn, bao gồm: Huệ căn [sáng suốt], Niệm căn [ghi nhớ], Tấn căn [ý chí kiên trì], Định căn [tâm không loạn] và Tín căn [lòng tin].

Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết Việt

Ngoài ra, theo như quan niệm của người Việt Nam nói riêng và văn hóa phương Đông nói chung thì mâm ngũ quả còn là thể hiện của 5 yếu tố ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Đó là những yếu tố giúp cấu thành nên vũ trụ của chúng ta. Không những thế, số 5 trong phong thủy còn chính là sự tượng trưng cho đủ đầy và sự sống. Do đó, mâm ngũ quả ngày Tết thường được bày 5 loại trái cây.

Mặc dù rằng mỗi vùng miền, mỗi địa phương lại có một cách trưng bày mâm ngũ quả ngày Tết khác nhau. Thế nhưng, có thể nói tựu trung lại, mâm ngũ quả vẫn là một nét văn hóa rất đẹp của người Việt cả ba miền. Nó thể hiện một lòng thành kính của con cháu đối với các bậc tiền nhân, tiên tổ và thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Bên cạnh đó, nó cũng là thể hiện cho thành quả lao động cả năm của con cháu dâng lên bề trên.

2. Mâm ngũ quả ngày Tết của người dân miền Bắc có gì?

2.1. Các loại trái cây dùng để bày mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc Bộ thường được người dân lựa chọn tuân theo thuyết ngũ hành của văn hóa phương Đông. Do vậy, các loại quả thờ vào ngày Tết ở miền Bắc thường sẽ được phối đủ theo 5 màu bao gồm màu trắng [tượng trưng cho Kim], màu xanh lục [tượng trưng cho Mộc], màu đen [tượng trưng cho Thủy], màu đỏ [tượng trưng cho Hỏa] và màu vàng [tượng trưng cho Thổ].

Cách bày một mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc thông thường được xếp xen kẽ theo từng loại quả với nhau để tạo ra nét hài hòa, cân đối và phù hợp với phong thủy. Do vậy, mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc sẽ hay bao gồm những loại quả quen thuộc như chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Chúng tượng trưng cho các yếu tố Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng ngày nay, các loại trái cây của miền Bắc đã đa dạng hơn rất nhiều. Bởi thế nên cũng kéo theo mâm ngũ quả ngày Tết tại đây cũng trở nên phong phú hơn. Các gia đình hoàn toàn có thể chọn nhiều loại trái cây hơn như là quả phật thủ, quả dưa hấu, táo, quả hồng xiêm... và vẫn luôn luôn chú ý đến sự hài hòa giữa các màu sắc của quả.

2.2. Ý nghĩa một số loại quả trong mâm ngũ quả ngày Tết của miền Bắc

  • Nải chuối xanh: Tượng trưng cho một bàn tay ngửa lên - thể hiện cho sự bao bọc, chở che cho tất cả mọi vật. Màu xanh của nải chuối cũng là tượng trưng cho hành Mộc. Nó có ý nghĩa mong muốn mùa xuân sang sẽ căng tràn sức sống, mang tới sự sung túc, sự bình an, sự đùm bọc và gắn kết cho gia đình.
  • Quả bưởi, cam:  Chúng tượng trưng cho phúc lộc và cả sự viên mãn.
  • Quả phật thủ: Vì nó có hình dáng giống với bàn tay Phật nên mang ý nghĩa cho sự chở che, bảo vệ. Không những thế, quả phật thủ còn mang một biểu tượng của chữ Lộc - tức là mong cho bề trên ban xuống phước lộc, may mắn, cùng với đó là xua đi những xui xẻo.
  • Quả táo: Tượng trưng cho sự phú quý.
  • Quả lựu: Tượng trưng cho sự đông đúc, mong muốn con đàn cháu đống.
  • Quả quất, quýt: Loại quả này hay tượng trưng cho sự tròn vẹn. Khi nó có mặt trong các mâm ngũ quả ngày Tết, loại quả này luôn thể hiện cho sự tốt lành, sự sung túc.

Mâm ngũ quả của người miền Bắc

2.3. Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc

Trong mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc, chi tiết nải chuối xanh bao giờ cũng sẽ được đặt ở dưới cùng giống như một bàn tay nâng đỡ nhằm thể hiện sự chở che, bao bọc. Quả bưởi hay phật thủ sẽ luôn được đặt ở vị trí chính giữa nải chuối và ở những loại quả khác sẽ được bày biện ở xung quanh sao cho tổng thể hài hòa, cân đối nhất.

3. Mâm ngũ quả ngày Tết của miền Trung

3.1. Đặc trưng của mâm ngũ quả miền Trung

Khúc ruột miền Trung tuy hay gặp phải tình cảnh khó khăn, khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi và hầu như rất ít hoa quả. Do vậy mà mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Trung cũng không thực sự quá cầu kỳ hay câu nệ hình thức. Người dân miền Trung thường hay có thói quen có gì cúng nấy, miễn là thành tâm dâng kính tổ tiên. Chính vì thế, mỗi gia đình lại có một cách chưng mâm ngũ quả ngày Tết đẹp khác nhau, quả gì thì cũng được, miễn là nó tươi ngon.

Chủ Đề