Cách bỏ bú cho bé nhanh nhất

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                          VA (Tổng hợp) Có rất nhiều trường hợp, mẹ đã áp dụng vài cách bỏ bú cho bé những cuối cùng bé vẫn không dứt sữa được, mẹ cho bú lại. Có thể do phương pháp của mẹ chưa thực sự phù hợp, thời gian quá dài hoặc mẹ chưa thực sự kiên quyết bỏ bú cho con. Nếu thế, mẹ có thể tham khảo các cách bỏ bú cho bé bằng kinh nghiệm dân gian hay, để việc bỏ bú trở nên đơn giản hơn.

1. Bôi chất có mùi hoặc có vị cay vào đầu ti mẹ

Vị giác và thính giác của trẻ con rất nhạy. Chỉ cần trong sữa mẹ xuất hiện mùi và vị gì đó khác lạ là bé có thể nhận ra ngay. Dựa vào điều đó, mẹ có thể bỏ bú cho bé bằng cách bôi tỏi đập nhuyễn, hòa chung với nước, bôi thuốc bắc hay các loại thuốc đắng lên đầu ti của mẹ khi bé đòi bú. Mùi hôi, vị hăng và đắng của các nguyên liệu kể trên cộng với lời cảnh báo “đắng lắm, con không bú được đâu” của mẹ có thể khiến bé “chùn bước” mà không đòi “ti ti” nữa.

 bôi chất có mùi vào ti mẹBỏ bú bằng cách bôi chất có mùi/ vị đắng/ vị cay vào ti mẹ - Ảnh Internet

Tuy nhiên, vẫn có những bé “bất chấp tất cả” mà lao vào ti mẹ. Do đó, mẹ nên lưu ý khi áp dụng cách bỏ bú cho bé ở trường hợp này, mẹ chỉ nên bôi với số lượng vừa phải, tránh làm bỏng miệng bé. Bằng việc lập đi lặp lại cách này 3 – 4 lần có thể khiến bé “sợ” mà “từ bỏ” ti mẹ.

2. Hóa trang đầu ti mẹ

- Hóa trang cho ti mẹ: Ngoài sợ những thứ có mùi khó chịu và có vị cay nồng, nhiều bé còn sợ những thứ có màu sắc kỳ lạ. Vì vậy, mẹ có thể áp dụng cách này, dùng son đỏ hay kẹo đắng (nước màu) tô lên đầu ti. Khi nhìn thấy màu sắc lạ kỳ này, có thể bé sẽ không muốn ti nữa.

- Dán băng dính vào đầu ti: Cách bỏ bú cho bé như thế này thường mất thời gian và cần sự quyết tâm của mẹ rất cao. Khi bé đòi bú, mẹ dùng băng dính dán vào 2 đầu ti, khi bé bú không thấy ti mẹ đâu bé sẽ không đòi nữa. Nếu bé vẫn quấy khóc và nhất định đòi bú, mẹ có thể dành thời gian chơi với con và cho bé uống sữa công thức, để con quên đi.

 dán đầu tiBỏ bú bằng cách dán băng dính nơi đầu ti cũng là cách phổ biến nhiều mẹ áp dụng thành công - Ảnh Internet

3. Làm mất sữa mẹ

Nếu bé không bỏ được sữa mẹ thì có thể bỏ bú cho bé bằng cách mẹ tự làm mất sữa của mình. Dân gian vẫn truyền tại nhau về việc dùng lá lốt hay lá dâu giã nhuyễn, lấy nước uống sẽ làm mất sữa mẹ. Khi sữa mẹ mất đi, bé đòi bú mà không thấy sữa, vài lần sẽ chán mà không đòi “ti” nữa.

4. Nấu cho bé các món ăn ngon, lạ

Đây là cách bỏ bú cho bé được rất nhiều mẹ áp dụng vì cách này vừa không làm bé “ức chế”, “sợ” lại vừa khiến bé no bụng, nên được nhiều mẹ yên tâm áp dụng. Khi bé đã biết ăn dặm và làm quen với việc ăn nhiều loại món ăn, thì việc bỏ bú theo cách này lại vô cùng thuận lợi và dễ dàng.

Mẹ có thể tăng cường bữa ăn để thay dần các bữa bú cho bé bằng các món ăn ngon, lạ miệng, giàu chất dinh dưỡng. Cách này giúp bé hứng thú với việc ăn uống, ăn ngon miệng sẽ ăn nhiều hơn và đảm bảo bé vẫn đủ chất nếu thiếu sữa mẹ. Nếu muốn bé no lâu, khi chế biến mẹ có thể nấu đặc hơn, đổi từ bột sang cháo, từ cháo loãng sang cháo đặc để cắt giảm các cơn đói đêm của bé. Và khi bé no rồi, việc ti mẹ với bé cũng không còn quá bức thiết. Có thể bé sẽ đòi bú vì thói quen, mà chúng ta quen gọi là "ghiền", lúc này mẹ hãy làm bé xao nhãng bằng cách chơi các trò chơi, đọc truyện, đùa vui với bé, con sẽ quên đi. 

 tăng cường bữa ăn thay bữa búCác mẹ nên tăng cường các bữa ăn với các món ngon thay cho bữa bú của bé - Ảnh Internet

Bằng cách giảm dần số bữa bú mẹ đồng thời tăng cường bữa ăn nhất là cho bé ăn món bé thích, có hương vị mới lạ sẽ khiến bé thích thú. Bé vẫn no và dần chán ti mẹ. Bỏ bú cho bé theo cách này vô cùng khoa học nhưng nhược điểm của nó là cần rất nhiều thời gian và công sức của mẹ để chuẩn bị các bữa ăn cho bé.

Có thể nói rằng, ngoài việc tham khảo các cách bỏ bú cho bé bằng kinh nghiệm dân gian trên đây, mẹ có thể đến bác sĩ tư vấn để lựa chọn lời khuyên và biện pháp thích hợp nhất với con. Bởi, với một số bé, việc cai sữa có thể khiến con bị sốc, ảnh hưởng tâm lý và tình trạng ăn uống của trẻ, nếu mẹ thực hiện sai cách, dùng cách không phù hợp hoặc quá cứng nhắc. Hy vọng rằng qua bài viết này, mẹ sẽ chọn được cách giúp bé bỏ bú phù hợp, nhanh chóng, hiệu quả và việc cai sữa cho con với mẹ sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.

Nên tiến hành cai sữa cho bé một cách từ từ, bất kể trẻ đang ở độ tuổi nào. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên dành cho bà mẹ có ý định cai sữa cho con không nên dừng cho bú một cách đột ngột bởi điều đó sẽ khiến trẻ cảm thấy thực sự hụt hẫng và khó chịu. Đó không phải là cách tốt nhất để kết thúc quãng thời gian bú mẹ của bé.

Các bà mẹ có thể cân nhắc sử dụng một trong các cách sau để quá trình cai sữa có thể diễn ra “nhẹ nhàng” với bé hơn:

  • Bỏ qua một lần cho bú: Bỏ qua một lần cho bú để xem trẻ có phản ứng gì. Thay vào đó, hãy cho trẻ uống một bình sữa với sữa công thức.Việc giảm số lần cho bú trong khoảng vài tuần sẽ giúp trẻ có đủ thời gian để thích nghi với những thay đổi. Bên cạnh đó, nguồn sữa trong cơ thể người mẹ cũng sẽ từ từ giảm đi mà không làm cho vú bị căng hoặc khiến vú bị viêm, nhiễm trùng.
  • Rút ngắn thời gian cho bú mỗi lần: Hãy thử bắt đầu cai sữa cho bé bằng cách rút ngắn khoảng thời gian cho trẻ bú. Điều này có nghĩa nếu bình thường trẻ thường bú mẹ trong khoảng năm phút thì giờ đây hãy rút ngắn khoảng thời gian đó thành bốn phút, rồi ba phút.... Tiếp theo đó, cho trẻ ăn dặm bằng những loại thức ăn nhẹ lành mạnh như nước sốt táo không đường hoặc một cốc sữa công thức. Việc cho trẻ bú trước khi đi ngủ thường khó kiểm soát được thời gian hơn bởi dễ khiến trẻ quấy khóc và không chịu đi vào giấc ngủ.
  • Trì hoãn và đánh lạc hướng trẻ: Hãy thử trì hoãn thời điểm bú của bé và cố gắng giảm số lần cho bú mỗi ngày và đánh lạc hướng bé bằng một bài hát, một món đồ chơi hay kể cho bé nghe một câu chuyện.
  • Đừng tự nguyện cho trẻ bú: Một cách khác để cai sữa cho bé là từ từ ngừng cho bú vào nhiều thời điểm trong ngày. Chỉ cho bú khi trẻ đòi. Nhiều bà mẹ thường cố gắng bắt trẻ bú khi bé khóc, điều này càng khiến việc cai sữa trở nên khó khăn hơn.
  • Không để quá trình cai sữa diễn ra quá nhanh với bé: Những cơn giận dữ, bám víu, lo lắng và các hành vi khác của trẻ mới biết đi có thể là dấu hiệu của việc quá trình cai sữa diễn ra quá nhanh đối với sự thoải mái của bé. Nếu trẻ bắt đầu thể hiện những hành động khác thường, hãy khiến quá trình cai sữa chậm lại. Không có lý do gì các bà mẹ nên cai sữa cho trẻ khi bé bị ốm cả. Cho trẻ bú thêm một hoặc hai tuần nữa là lựa chọn tốt nhất cho cả hai.

Nếu các bà mẹ đã thử đủ mọi cách để cai sữa cho bé mà không thu được kết quả như ý thì có lẽ thời điểm này chưa phải lúc. Hoặc thời điểm cai sữa trẻ bị ốm sẽ muốn bú mẹ thường xuyên hơn. Trên thực tế, việc cho trẻ bú là điều tốt nhất nên làm của các bà mẹ khi trẻ bị bệnh.

Ngoài ra, nếu bạn thấy đây là thời điểm thích hợp để cai sữa cho trẻ thì có thể tham khảo một số mẹo cai sữa cho trẻ như:

  • Hoá trang bầu ngực của mẹ: Bạn có thể dùng son, màu của nghệ, củ dền hoặc dán băng dính vào đầu ti để hóa trang cho bầu ngực mẹ. Khi thấy ngực mẹ có sự thay đổi thì trẻ sẽ không còn đòi bú nữa.
  • Dùng thuốc đắng cloxit: Là loại thuốc an toàn có vị đắng các bà mẹ có thể nghiền nát thuốc với nước rồi bôi lên ti mẹ. Khi ngậm vào thấy đắng thì trẻ sẽ nhả ra, không còn muốn ti mẹ nữa.
  • Bôi dầu gió xung quanh ngực mẹ: Đây là cách tương đối đơn giản, thông dụng và cũng có hiệu quả. Khi bú mẹ, trẻ sẽ thấy vị hắc và cay của dầu gió nên không dám đòi ti nữa.

Các bà mẹ thường quá quan tâm đến đứa con của mình khi cai sữa mà quên nghĩ đến việc chăm sóc bản thân. Cai sữa một cách từ từ cho trẻ cũng hạn chế sự căng sữa. Nếu bị cương sữa, hãy thử một túi chườm nóng để giảm bớt cảm giác khó chịu.

Đa phần việc quyết định thời điểm cai sữa xuất phát từ chính các bà mẹ. Có thể là do họ đang lên kế hoạch cho việc mang thai lần tiếp theo hoặc đơn giản là bởi áp lực công việc khiến họ ít có thời gian chăm sóc con hơn. Dù bởi bất cứ lý do gì, quá trình cai sữa cho trẻ nên diễn ra một cách từ từ, nhẹ nhàng để trẻ có thể từ bỏ việc bú mẹ một cách “không nước mắt”.

Khi trẻ cai sữa, cha mẹ cũng cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn của con nhiều hơn nhằm đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Có thể bổ sung thêm lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.