Cách cải thiện giọng khàn

Giọng nói của mỗi chúng ta được hình thành nhờ sự phối kết hợp của rất nhiều cơ quan khác nhau: răng, môi, lưỡi, thanh quản... Chỉ cần bất kỳ tổn thương nào gây ảnh hưởng tới một trong các bộ phận thuộc hệ thống trên thì đều làm cho giọng nói bị biến đổi, không còn hoàn chỉnh nữa. Vậy làm thế nào để giữ giọng nói trong sáng, bạn hãy nắm vững 4 bí kíp mà bài viết chia sẻ!

Khản tiếng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng phần lớn phải kể đến là do lạm dụng giọng nói quá mức, hay gặp ở những người làm nghề phải nói nhiều như ca sĩ, giáo viên, phát thanh viên, trẻ em tuổi mẫu giáo, nhân viên kinh doanh...

Đặc biệt, khản tiếng còn có thể gặp phải do viêm nhiễm đường hô hấp trên [viêm họng, viêm amidan...] lan xuống làm thanh quản bị viêm, sưng, phù nề từ đó gây khản tiếng, mất tiếng.

Do đó để giữ giọng nói trong trẻo, bạn cần nắm chắc những bí quyết dưới đây!

1. Nói vừa đủ, bổ sung nước khi phải nói nhiều

Bạn cần biết rằng, các bộ phận trong cơ thể nói chung và dây thanh quản nói riêng đều có những độ bền nhất định. Bạn thấy đau mỏi cơ khi phải vận động nhiều hay thể dục thể thao quá sức, thì dây thanh cũng như vậy. Nếu phải nói nhiều, hát nhiều, hò hét thì dây thanh của chúng ta cũng sẽ mệt mỏi vì quá tải.

Khản tiếng do lạm dụng giọng nói quá nhiều

Vậy biểu hiện nào cho thấy dây thanh bị quá tải? Khi bạn hát hay nói mà có cảm giác hơi tức kèm theo đau ở vùng giữa cổ thì bạn hãy dừng lại, uống từng ngụm nước nhỏ, chỉ cần làm ướt niêm mạc họng trong 5 phút, tốt nhất là bạn uống các loại nước vừa giúp bổ sung nước và điện giải như nước dừa, oresol...

Các loại nước này giúp cung cấp đủ nguyên liệu để chế tiết dịch nhầy giúp làm ẩm niêm mạc dây thanh quản, phòng tránh tình trạng khô ráp niêm mạc dây thanh khiến hai mép dây thanh cọ vào nhau gây tổn thương và viêm.

2. Tập luyện giọng

Tập luyện giọng cũng là phương pháp khá hay để có một giọng nói trong sáng, dễ nghe. Bạn cần viết cách tận dụng các khoang cộng hưởng [khoang miệng, khoang mũi, trần vòm], để giảm sự tì đè của không khí lên dây thanh khi nói, hát bởi không khí dễ làm khô và gây tổn thương dây thanh. Sau đó đẩy âm thanh lên phía trên vòm họng kết hợp với thở qua mũi, đồng thời sự chỉ huy não bộ cùng lưỡi, môi, răng... sẽ tạo thành lời nói. Cần tránh các cách phát âm sau như ngân giọng mũi khi dồn hơn quá nhiều vào khoang mũi dẫn đến giọng nói thiếu độ vang.

3. Lối sống khoa học

Để giữ gìn giọng nói trong sáng bạn cần ăn, ngủ, nghỉ khoa học. Ngủ đủ giấc khoảng 7- 8 tiếng/ ngày.

Tránh những thói quen có hại cho giọng nói như:

- Không khạc nhổ, đằng hắng vì động tác này rất có hại cho dây thanh, làm chà xát hai dây thanh với nhau dẫn đến tổn thương các dây thanh.

- Không thức khuya, ngủ trước 11 giờ.

- Hạn chế ăn lạnh, cay, nóng quá mức.

- Hạn chế rượu bia, hạn chế ăn quá no.

- Không tập thể thao quá sức.

4. Sử dụng các sản phẩm thảo dược tăng cường chức năng dây thanh

Bên cạnh việc sử dụng giọng nói vừa phải, tập luyện giọng nói và thay đổi lối sống, để cải thiện giọng nói trong sáng hơn. Hiện nay, nhiều người đã tin tưởng và sử dụng các sản phẩm thảo dược với thành phần 100% từ các vị dược liệu an toàn, có tác dụng tăng cường chức năng dây thanh quản. Đi đầu trong số đó là sản phẩm thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh có chứa cao rẻ quạt, cao bán biên liên, cao sói rừng, cao bồ công anh có tác dụng diệt vi khuẩn, virus, phòng ngừa các bệnh lý viêm đường hô hấp trên, bảo vệ thanh quản.

Trên thực tế, đã có nhiều người sử dụng Tiêu Khiết Thanh để hỗ trợ điều trị khản tiếng, mất tiếng và cho kết quả rất tốt, bạn đọc có thể tham khảo thêm TẠI ĐÂY.

Để hiểu thêm về tác dụng của thảo dược trong việc hỗ trợ điều trị khản tiếng và các bệnh viêm đường hô hấp trên như thế nào, các bạn hãy theo dõi đoạn video phân tích của BS Phí Thái Hà:

Tiêu Khiết Thanh vinh dự được nhận giải thưởng "Top 100 sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em" để ghi nhận những cống hiến của sản phẩm với cộng đồng.

Minh Hằng


* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Video liên quan

Chủ Đề