Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da

5 mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh mẹ nên biết

Vàng da là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy vàng da sơ sinh không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không được kịp thời điều trị thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau này. Nếu bạn vừa sinh em bé hoặc đang chuẩn bị cho kỳ sinh nở thì hãy tham khảo bài viết này để hiểu về căn bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh và các mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh nhé.

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là như thế nào?
Biểu hiện bé sơ sinh bị vàng da
Phân biệt vàng da sinh lý và bệnh lý
  • Vàng da sinh lý
  • Vàng da bệnh lý
Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh
Mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là như thế nào?

Vàng da sơ sinh là biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non với biểu hiện ban đầu là da bị vàng hơn so với thông thường, do quá trình chuyển hóa bilirubin dư thừa tại gan không diễn ra thuận lợi. Bệnh vàng da ở trẻ càng kéo dài nếu bilirubin dư thừa càng nhiều.

Đa phần các trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da là bình thường, gọi là vàng da sinh lý. Tuy nhiên, nếu là vàng da bệnh lý sẽ kéo dài với mức độ nặng, tạo ra những biến chứng nguy hiểm, có thể gây tổn thương não vĩnh viễn.

Biểu hiện bé sơ sinh bị vàng da

Biểu hiện đầu tiên của bệnh vàng da sơ sinh là da trên toàn thân và ở mắt trẻ có màu vàng. Ban đầu, vàng da có thể xuất hiện ở mặt, bắt đầu trong vòng 1 đến 2 ngày sau khi sinh và đạt đỉnh với nồng độ bilirubin cao trong khoảng từ 3 đến 7 ngày sau khi sinh.

Mẹ có thể kiểm tra đơn giản xem bé có bị vàng da hay không bằng cách ấn nhẹ ngón tay vào da trẻ, sau khi ấn da trở lại vị trí cũ mà vẫn có màu vàng thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da.

Phân biệt vàng da sinh lý và bệnh lý

Vàng da sinh lý

Vàng da sinh lý thường xuất hiện sau 24h khi trẻ được sinh ra, biến mất khi gan của trẻ phát triển hoàn thiện trong khoảng 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần ở trẻ sinh non. Đây là biểu hiện ở mức độ nhẹ, không đáng lo ngại.

Biểu hiện cụ thể của vàng da sinh lý:

  • Màu da vàng, đặc biệt ở vùng mặt, bụng phía trên rốn nhưng không kèm các triệu chứng bất thường như bé lờ đờ, bỏ bú, gan lách to
  • Nước tiểu của bé bị vàng da có màu tối hoặc màu vàng [so với nước tiểu của trẻ sơ sinh thông thường không có màu hoặc vàng rất nhạt], phân nhạt màu.

Vàng da bệnh lý

Đây là bệnh vàng da với mức độ nặng, thường xuất hiện sau 24 - 36 giờ kể từ khi bé chào đời, thường kéo dài hơn 2 tuần đối với trẻ sinh thiếu tháng và kéo dài hơn 1 tuần đối với trẻ sinh đủ tháng.

Biểu hiện cụ thể của vàng da bệnh lý:

  • Da có màu vàng đậm, vàng toàn thân, đặc biệt rõ nhất ở kết mạc mắt và lòng bàn tay, bàn chân.
  • Xuất hiện một trong số những triệu chứng bất thường như: Bú kém, nôn, nhịp thở nhanh, bụng chướng, hạ thân nhiệt, sụt cân, da tái xanh, một số dấu hiệu liên quan đến thần kinh như lừ đừ, hôn mê, co giật, ngủ li bì.

Chúng ta cần theo dõi bé chặt chẽ nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường để kịp thời xử lý, nếu không sẽ dẫn đến biến chứng nhiễm độc thần kinh, trẻ có thể bị bại não suốt đời.

Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh

Bé sơ sinh bị vàng da là do gan hoạt động chưa tốt. Trong cơ thể con người, các tế bào máu mới liên tục được sinh ra, đồng thời các tế bào máu cũ bị phá hủy, lúc này sẽ sản sinh ra chất bilirubin. Bilirubin được chuyển hóa tại gan và đào thải ra ngoài cơ thể theo đường phân, nước tiểu.

Khi trẻ sơ sinh chào đời, chức năng gan của trẻ chưa hoàn thiện do đó ảnh hưởng đến quá trình đào thải bilirubin. Lượng bilirubin dư thừa tích tụ trong máu gây nên vàng da.

Mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh

Lưu ý: Đây là các mẹo áp dụng cho vàng da sinh lý. Khi nghi ngờ bé bị vàng da bệnh lý cần nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ. Cũng để đảm bảo an toàn nhất cho trẻ, trước khi áp dụng các mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh như dưới đây, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để có những lời khuyên đúng đắn.

Sau đây là cách trị vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng nhé.

Cho bé sơ sinh uống nhiều nước

Đây là điều dễ nhất và là điều đầu tiên cần đảm bảo để có một cơ thể khỏe mạnh dù đó là người lớn hay trẻ nhỏ. Bệnh vàng da sơ sinh thường khiến cơ thể mất nước. Mẹ cần chú ý cho con uống nước đầy đủ hàng ngày để cải thiện dần tình trạng bệnh vàng da ở trẻ.

Chữa vàng da sơ sinh bằng ánh sáng

Cho trẻ nằm trong ánh sáng trắng và xanh là một trong những cách điều trị của bác sĩ để đẩy lùi chứng vàng da của trẻ. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp cách điều trị này ở rất nhiều bệnh viện.

Ánh sáng trắng và xanh có tác dụng phá hủy chất bilirubin trong cơ thể, từ đó giảm triệu chứng vàng da ở bé. Đây cũng là một cách chữa vàng da không quá phức tạp mà vẫn đem lại hiệu quả cao.

Các mẹ có thể cho con tắm nắng buổi sáng mỗi ngày nhưng không quá lâu để tránh làm tổn thương làn da non nớt của bé, hoặc cho con nằm dưới ánh sáng xanh và trắng. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện, đồng thời luôn quan sát và chăm sóc trẻ trong quá trình điều trị.

Cho bé bú nhiều sữa mẹ để chữa vàng da

Bú sữa mẹ là cách đơn giản giúp giảm tình trạng vàng da ở trẻ. Các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ giúp cơ thể trẻ hoạt động ổn định và phát triển tốt, hoàn thiện chức năng của các bộ phận trong đó có gan, từ đó dễ dàng đào thải lượng bilirubin dư thừa ra khỏi cơ thể trẻ. Đây cũng là một mẹo đơn giản mang lại hiệu quả tốt giúp trẻ bị vàng da giảm nhanh các triệu chứng bệnh.

Thêm nước ép lúa mì vào thức ăn của trẻ

Cỏ lúa mì là một trong những thực phẩm vàng để thải độc, giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Trẻ sơ sinh nhận được dinh dưỡng từ sữa mẹ, vì thế nên bổ sung thêm nước ép cỏ lúa mì vào chế độ ăn của mẹ để cho con bú, hoặc thêm vài giọt nướp ép cỏ lúa mì vào sữa của trẻ trước khi cho trẻ uống sữa.

Cho trẻ tắm lá chè tươi hoặc cỏ mần trầu

Đây là 2 loại lá có tác dụng kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng, từ đó góp phần hỗ trợ đẩy lùi bệnh vàng da ở trẻ. Bạn có thể sử dụng cách này 2-3 lần một tuần để mang lại hiệu quả tối ưu.

>> Tham khảo:

  • Dấu hiệu trẻ bị bại não? Lập kế hoạch chăm sóc trẻ bại não cần chú ý gì?
  • 5 dấu hiệu trẻ tự kỷ giúp cha mẹ nhận biết sớm dễ dàng
  • ADHD là gì? Trẻ tăng động giảm chú ý có những dấu hiệu nhận biết gì?
  • Mẹo sử dụng lá húng chữa ho cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ an toàn, hiệu quả
  • Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà

Trên đây là một số mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh mà mẹ nên biết để chủ động theo dõi và chăm sóc bé. Chúc bé yêu của bạn luôn phát triển khỏe mạnh, toàn diện. Hiện tại, META.vn đang cung cấp rất nhiều sản phẩm dành cho mẹ và bé chất lượng, giá tốt. Nếu có nhu cầu đặt mua những sản phẩm này, bạn có thể truy cập vào website META.vn hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ/hotline dưới đây để được hỗ trợ nhanh chóng:

Tại Hà Nội:
56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy
Điện thoại: 024.3568.6969
Tại TP. HCM:
716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10
Điện thoại: 028.3833.6666
303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5
Điện thoại: 028.3833.6666
HD
Hoa Đăng
Cho e hỏi. Bé nhà e bị vàng da Sinh lý đã qua soi đèn 5 ngày nhưng mặt bé vẫn còn hơi vàng . như vậy có ảnh hưởng gì không ạ
Thích
7 ngày
M
META
Chào Anh/Chị,Anh/Chị nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nhé.
Thích
7 ngày
NH
Nhựt
cho em hỏi khôg có nắng mình xông bé bằng đèn sợi đốt được không
Thích
1 tháng
PB
Phạm Bông
Cho e hỏi bé nhà em 28 tháng 13kg bị vàng lòng tay và chân, nhác chơi , ăn và ngủ thì bình thường do tháng trước nà có cho ăn bí đỏ nguyên tuần hầm với cháo, e nhờ bsi xem nt là bị gì ạ dịch bệnh quá nên em chưa đưa bé đi khám dc ạ
Thích[1 lượt]
2 tháng
Xem thêm 6 bình luận
Xem thêm: mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh, cách trị vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà, chăm sóc sức khỏe

Video liên quan

Chủ Đề