Cách chữa đau họng cho bà bầu bị COVID

Trong tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay, không ít bà bầu mắc phải virus Covid-19. Covid-19 ở bà bầu cần theo dõi cẩn trọng hơn để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Vậy điều trị Covid-19 cho bà bầu như thế nào, cần lưu ý những gì?

1. Dấu hiệu nhiễm Covid-19 ở bà bầu

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị tổn thương hơn do bệnh lý, đặc biệt là những bệnh nhiễm trùng do virus hay vi khuẩn do hệ miễn dịch trong thai kỳ của mẹ suy giảm. Đặc biệt với chủng virus mới Covid-19, diễn biến bệnh dễ nặng hơn so với người không mang thai, tăng nguy cơ phải can thiệp chạy ECMO, thở máy, dùng kháng sinh liều cao,... để kiểm soát bệnh.

Bà bầu nhiễm Covid-19 là đối tượng đặc biệt cần quan tâm

Hơn nữa, mẹ bầu khi nhiễm Covid-19 có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, tăng tỉ lệ lây nhiễm cho thai, sinh non, điều trị,... vừa làm giảm sức khỏe vừa gây tốn kém chi phí điều trị. Vì thế việc phòng ngừa lây nhiễm bệnh ở phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý, song nếu chẳng may nhiễm bệnh, không nên quá hoảng sợ mà cần liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn điều trị.

Phát hiện sớm bệnh qua các dấu hiệu, triệu chứng và lịch sử dịch tễ tiếp xúc với người mắc bệnh là rất quan trọng. Việc này không những giúp phòng ngừa lây lan bệnh mà còn giúp theo dõi, xử lý sớm khi diễn biến bệnh không may chuyển xấu.

Bà bầu nhiễm Covid-19 có triệu chứng ho sốt giống người bình thường

Sau khi nhiễm virus, thời gian ủ bệnh Covid-19 thường kéo dài từ 2 - 14 ngày, trung bình là 5 - 7 ngày. Sau đó mẹ bầu sẽ có những triệu chứng bệnh điển hình như:

  • Sốt, cảm giác lạnh người.

  • Nghẹt mũi, sổ mũi.

  • Đau đầu, mất vị giác hoặc khứu giác.

  • Đau cơ, cơ thể mệt mỏi, nhức toàn thân.

  • Viêm họng, ho khan hoặc ho có đờm, thở gấp, thở hơi ngắn.

  • Tiêu chảy.

  • Nôn hoặc buồn nôn.

Nếu sức đề kháng tốt, nhiễm chủng virus nhẹ thì thời gian hồi phục thường từ 7 - 10 ngày, nhiều mẹ bầu triệu chứng rất nhẹ hoặc hoàn toàn không có triệu chứng. Cần chú ý các dấu hiệu mẹ bầu nhiễm Covid-19 có diễn biến bệnh nặng bao gồm: thở nhanh, cơ thể tím tái, khó thở, suy chức năng thận, suy hô hấp cấp, viêm cơ tim,...

Các trường hợp diễn biến bệnh nặng do Covid-19 cần được đưa đến cơ sở y tế sớm để can thiệp cấp cứu, hạn chế thấp nhất rủi ro cho mẹ và cả thai nhi.

2. Điều trị Covid-19 cho bà bầu như thế nào?

Tùy theo tình trạng bệnh, phương pháp điều trị với thai phụ nhiễm Covid-19 cũng khác nhau. Cụ thể như sau:

Bà bầu nhiễm Covid-19 nhẹ có thể tự theo dõi điều trị tại nhà

2.1. Trường hợp thai phụ có thể tự cách ly và điều trị tại nhà

Thai phụ thuộc nhóm sức khỏe tốt, triệu chứng nhiễm Covid-19 nhẹ, không có bệnh lý nền, không béo phì hoặc bệnh lý nền đã điều trị tốt có thể tự điều trị và cách ly tại nhà. Sau 7 - 14 ngày điều trị, thường kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính, người bệnh có thể sinh hoạt bình thường nhưng vẫn nên chú ý theo dõi sức khỏe, thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch tránh lây nhiễm.

Khi cách ly tự điều trị tại nhà, mẹ bầu bị Covid-19 cần lưu ý:

  • Đeo khẩu trang thường xuyên, tự cách ly với những người xung quanh, chỉ tháo khẩu trang khi ăn và khi vệ sinh cá nhân.

  • Thay khẩu trang 2 lần/ngày, khử khuẩn tay thường xuyên trước khi loại bỏ khẩu trang.

  • Đo thân nhiệt để theo dõi tình trạng sốt 2 lần/ngày, nếu sốt cao trên 38.5 độ C cần uống thuốc hạ sốt. Một số thuốc hạ sốt có thể dùng cho phụ nữ mang thai gồm paracetamol, ibuprofen, có thể cân nhắc Aspirin hoặc Diclofenac trong trường hợp cần thiết.

  • Uống nhiều nước, ít nhất 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày để giảm thân nhiệt, có thể bù nước bằng nước điện giải Oresol nếu mất nước.

Uống nhiều nước giúp hạ sốt, mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái dễ thở hơn

  • Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, tập thở và tập thể dục hàng ngày.

  • Khai báo y tế với chính quyền địa phương để được chăm sóc và theo dõi.

Nhóm bà bầu nhiễm Covid-19 nhẹ thường sẽ âm tính sau 7 - 14 ngày điều trị, nếu có diễn biến bệnh nặng cần liên hệ cơ sở y tế để được can thiệp cấp cứu nếu cần thiết.

2.2. Trường hợp thai phụ cần nhập viện điều trị

Những thai phụ có triệu chứng nặng cần được nhập viện cấp cứu và điều trị, cụ thể gồm:

  • Dấu hiệu nặng: Thở nhanh với nhịp hơn 20 lần/phút, sốt cao trên 38.5 độ C, nồng độ bão hòa oxy trong máu ở mức dưới 95%, cảm giác đau tức ngực khó chịu.

  • Dấu hiệu cấp cứu nguy hiểm: thở nhanh với nhịp hơn 30 lần/phút, tím môi hoặc đầu chi, người lừ đừ, li bì, khó đánh thức.

Khi bà bầu nhập viện, cần chuẩn bị đầy đủ khẩu trang, nước sát khuẩn tay và vệ sinh để ngăn ngừa bệnh lây lan sang những người xung quanh. Nên thông báo với cán bộ y tế về tình hình bệnh lý của bản thân để có biện pháp cách ly điều trị.

3. Một số thắc mắc về việc bà bầu bị Covid-19

Nhiễm Covid-19 khiến mẹ bầu lo lắng có thể ảnh hưởng đến thai nhi và sự phát triển sau này của con, dưới đây là một số thắc mắc được chuyên gia giải đáp.

3.1. Mẹ bầu bị Covid-19 con có bị ảnh hưởng không?

Chưa có bằng chứng chứng minh Covid-19 có khả năng lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai những như chứng minh mẹ bầu nhiễm Covid-19 gây dị tật bẩm sinh hay sảy thai. Tuy nhiên vẫn nên thường xuyên theo dõi, thăm khám thai định kỳ để phát hiện kịp thời nếu có triệu chứng bất thường.

3.2. Covid-19 ở thai phụ có nguy hiểm không?

Thai phụ nhiễm Covid-19 cũng có triệu chứng tương tự như người bình thường, nếu điều trị tốt bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Mẹ bầu cần chú ý hơn trong việc theo dõi triệu chứng, đặc biệt là các dấu hiệu nguy hiểm như sốt cao, ý thức lơ mơ, thiếu oxy, khó thở,...

3.3. Có được cho con bú khi mẹ nhiễm Covid-19?

Virus Covid-19 không lây truyền trong quá mình mang thai, tuy nhiên sau khi trẻ sinh ra, nếu tiếp xúc với virus vẫn có khả năng mắc bệnh. Để đảm bảo sức khỏe cho con, mẹ có thể vắt sữa để cho người nhà cho trẻ bú, lưu ý rửa tay sạch sẽ trước và sau khi vắt.

Nắm được thông tin về điều trị Covid-19 cho bà bầu giúp mẹ an tâm và điều trị tốt hơn nếu không may trở thành F0. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Số lượng ca nhiễm bệnh Covid-19 đang tăng lên từng ngày khiến chúng ta không khỏi lo lắng. Trong đó, rất nhiều người phụ nữ phát hiện mắc bệnh trong giai đoạn mang thai, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người mẹ. Vậy bà bầu bị covid uống thuốc gì và cần được chăm sóc như thế nào?

1. Covid ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe bà bầu

Hiện nay, đa số bệnh nhân mắc Covid đều ở dạng nhẹ và có thể hồi phục sau khoảng 7 - 10 ngày chăm sóc. Tuy nhiên, những di chứng hậu Covid vẫn là vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Họ là đối tượng rất nhạy cảm và sẽ chịu nhiều ảnh hưởng liên quan tới sức khỏe do vi rút gây ra. Tốt nhất chị em nên chủ động tìm hiểu bà bầu bị Covid uống thuốc gì để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt nhất trong thời gian nhiễm bệnh.

Thai phụ nhiễm Covid có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi

Đối với thai phụ không mắc bệnh nền, khi nhiễm Covid, họ phải đối mặt với nguy cơ thai phát kiểm kém hơn so với bình thường, thậm chí là thai lưu. Tình trạng này có thể xuất hiện với phụ nữ mang thai trong những thai đầu tiên. Nếu như bạn đang mang thai từ 37 tuổi trở lên, em bé có khả năng sinh non và cần sự chăm sóc đặc biệt từ đội ngũ y bác sĩ.

Đáng lo nhất là bệnh nhân đang mắc bệnh lý thai kỳ, ví dụ như tiểu đường hoặc tình trạng tăng huyết áp. Bệnh thường có xu hướng trở nặng trong một thời gian ngắn, có thể sinh non hoặc thai lưu nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.

Như vậy, tùy vào tình hình sức khỏe của từng người, những ảnh hưởng do bệnh Covid lên bà bầu có thể khác nhau. Mọi người không nên chủ quan và bỏ qua việc theo dõi, điều trị tích cực.

2. Bà bầu bị Covid uống thuốc gì?

Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là: bà bầu bị Covid uống thuốc gì? Bởi vì trong giai đoạn mang thai, người phụ nữ phải cẩn thận khi sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng xấu tới em bé trong bụng.

Bạn có biết: bà bầu bị Covid uống thuốc gì?

Nhìn chung, phương pháp điều trị Covid dành cho mẹ bầu tương đối giống so với những bệnh nhân khác, nếu có triệu chứng nào thì họ sử dụng loại thuốc trị bệnh thích hợp. Trước tiên, chúng ta cần theo dõi xem bà bầu có dấu hiệu sốt hay không, nếu thân nhiệt trong khoảng 37 - 39 độ thì bệnh nhân đang sốt nhẹ và vừa. Đặc biệt, mọi người nên cẩn trọng khi phụ nữ đang mang thai sốt cao từ 39 độ C trở lên. Thông thường, bệnh nhân nên uống thuốc khi nhiệt độ cơ thể rơi vào khoảng 39,5 độ C.

2.1. Đối với thai phụ tự điều trị tại nhà

Vậy bà bầu bị Covid uống thuốc gì để không ảnh hưởng tới thai nhi? Bệnh nhân có thể hỏi ý kiến bác sĩ và điều trị bằng Paracetamol giúp hạ sốt. Lưu ý là mẹ bầu chỉ nên uống từ 2 - 4 viên thuốc một ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 4 - 6 tiếng. Nếu lạm dụng thuốc hạ sốt thì việc điều trị có thể không đạt hiệu quả, đồng thời ảnh hưởng tới thai nhi.

Trong một số trường hợp, thai phụ có tiền sử dị ứng với các thành phần thuốc Paracetamol, bác sĩ có thể cân nhắc cho họ sử dụng Ibuprofen. Tuy nhiên, loại thuốc này tuyệt đối không dùng cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối. Mọi người nên lưu ý vấn đề này để hạn chế những hậu quả nghiêm trọng xảy ra.

Ngoài ra, trong quá trình tự điều trị tại nhà, thai phụ cần chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể, kết hợp sử dụng nước điện giải Oresol để tăng hiệu quả, cải thiện tình trạng sức khỏe.

Chúng ta nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi điều trị bằng thuốc

2.2. Đối với thai phụ điều trị tại bệnh viện

Nếu như tình trạng sức khỏe có nhiều diễn biến xấu, thai phụ cần được đưa tới cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ hướng dẫn bà bầu bị Covid uống thuốc gì. Cụ thể, những triệu chứng nặng mọi người nên lưu ý đó là: sốt cao từ 39 - 40 độ C, chỉ số SpO2 dưới ngưỡng 95%. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể kể tới như: bệnh nhân cảm thấy khó thở, thở gấp, da dẻ xanh xao, thậm chí là rơi vào tình trạng mệt, ngủ li bì…

Tại bệnh viện, số lượng người bệnh nhiễm Covid tương đối cao, chính vì thế bạn sẽ không được cung cấp đầy đủ vật dụng cần thiết. Tốt nhất, trước khi nhập viện, mẹ bầu nên chuẩn bị một số đồ dùng cá nhân, ví dụ như: khẩu trang, dung dịch sát khuẩn và một số loại thuốc bổ.

Nếu tình trạng bệnh trở nặng, mẹ bầu cảm thấy khó thở, bác sĩ thường kết hợp điều trị bằng thuốc và các phương pháp hỗ trợ khác. Một số trường hợp bệnh nhân phải thở máy hoặc tiến hành phương pháp ECMO. Lúc này, chúng ta nên hợp tác cùng với y bác sĩ điều trị để kiểm soát triệu chứng bệnh, cải thiện sức khỏe sớm.

Khi triệu chứng trở nặng, mẹ bầu nên tới cơ sở y tế điều trị

3. Hướng dẫn chăm sóc mẹ bầu nhiễm Covid tại nhà

Bên cạnh việc tìm hiểu bà bầu bị Covid uống thuốc gì, chúng ta cần nắm được cách chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân tại nhà. Trên thực tế, nếu được chăm sóc đúng cách thì tình hình sức khỏe sẽ được cải thiện đáng kể, đồng thời hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho người thân trong gia đình.

Đầu tiên, chị em nên chủ động theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên để nắm được tình hình bệnh và sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết. Việc lạm dụng thuốc điều trị sẽ không đem lại lợi ích đối với cả mẹ bầu và thai nhi. Bên cạnh đó, chúng ta nên quan tâm nhiều tới chế độ dinh dưỡng, đảm bảo bổ sung đủ nước và dưỡng chất thiết yếu. Đó là cách tốt nhất để tăng cường đề kháng, giúp bệnh nhân có sức chống chọi với bệnh Covid.

Khi nhiễm bệnh, thai phụ vẫn nên duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng thay vì nằm nghỉ suốt cả ngày dài. Một số bài tập nhẹ, kèm theo việc luyện tập hít thở có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe.

Bệnh nhân nhớ sát khuẩn tay thường xuyên

Đồng thời, để ngăn ngừa khả năng lây bệnh cho mọi người, thai phụ nên đeo khẩu trang và sát khuẩn các đồ vật mình thường xuyên sử dụng nhé!

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp mọi người giải đáp thắc mắc: bà bầu bị Covid uống thuốc gì? Tốt nhất bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc, và tuân thủ nguyên tắc có triệu chứng gì thì điều trị loại thuốc đó.