Cách chữa khô da cho trẻ sơ sinh

Trẻ em có làn da khá nhạy cảm và dễ bị kích ứng, chính vì thế cha mẹ cần quan tâm và chăm sóc thật cẩn thận. Trong đó, khá nhiều trẻ bị da khô, gây nứt nẻ, chảy máu và khiến bé cảm thấy khó chịu vô cùng. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết chăm sóc cho các bé có làn da khô như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị da khô

Như mọi người đều biết, làn da của trẻ nhỏ khá nhạy cảm, đặc biệt là các em bé sơ sinh, chính vì thế tình trạng trẻ bị da khô không hề hiếm gặp chút nào. Các bậc phụ huynh thường thắc mắc nguyên nhân nào khiến làn da bé khô ráp và nứt nẻ nghiêm trọng? Sau khi nắm được nguyên nhân, cha mẹ sẽ đưa ra giải pháp chăm sóc da phù hợp cho con, hỗ trợ cải thiện tình trạng da thô ráp, nứt nẻ mà bé đang phải đối mặt.

Trẻ sơ sinh có làn da khá nhạy cảm

Làn da của trẻ sơ sinh thường có dấu hiệu khô, ửng đỏ và dễ nứt nẻ hơn so với các em bé lớn. Khi còn ở trong bụng mẹ, thai nhi được bao bởi một lớp vernix caseosa, chúng có tác dụng dưỡng da cực kỳ tốt, giúp làn da mịn màng. Sau khi chào đời, lớp dưỡng chất này không còn nên làn da của em bé sơ sinh dễ thô ráp, ửng đỏ, nhất là khi tiếp xúc với điều kiện thời tiết khô.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu khô hanh ở Việt Nam nên nhiều trẻ bị da khô, đặc biệt vào những ngày đông, nhiệt độ giảm thấp của miền Bắc. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần quan tâm chăm sóc da cho bé trong những ngày thời tiết hanh khô, dễ khiến da trở nên khô.

Trên thực tế, làn da khô có thể là biểu hiện của một số vấn đề da liễu, cụ thể là bệnh viêm da dị ứng. Đây là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, chúng còn được biết đến với tên gọi khác là bệnh chàm. Ngoài ra, tình trạng trẻ bị khô da có thể xuất hiện do bệnh vảy da - một dạng bệnh di truyền khá phổ biến. Lúc này, cha mẹ nên chủ động theo dõi và chăm sóc da cho bé, nếu tình trạng không thuyên giảm, chúng ta cần đưa bé đi khám và điều trị.

2. Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị khô da

Vậy những dấu hiệu nào cho thấy trẻ bị da khô, cần được quan tâm và chăm sóc kịp thời?

Trẻ bị da khô thường có làn da thô ráp, ửng đỏ

Bằng mắt thường, chúng ta dễ dàng nhận ra các biểu hiện của một làn da khô, đó là tình trạng da nứt nẻ và bong tróc. Một số vùng da xuất hiện các triệu chứng kể trên là: mặt, tay chân hoặc lưng của bé,… Trong quá trình chăm sóc con hàng ngày, chúng ta nên để ý những chi tiết nhỏ này và cho bé đi khám nếu các triệu chứng càng ngày càng nghiêm trọng.

Thậm chí, nhiều em bé bị khô da nặng và phải đối mặt với tình trạng da nứt nẻ, ửng đỏ và chảy máu… Triệu chứng này khiến trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu, quấy khóc liên tục. Nếu cha mẹ không để ý, bé sẽ đưa tay lên gãi và làm cho tình trạng da trở nên tồi tệ hơn.

Khi chạm vào trẻ bị da khô, chúng ta cũng có thể cảm nhận được sự khô ráp, sần sùi chứ không mịn màng, dễ chịu như bình thường. Đây là những dấu hiệu bạn không nên bỏ qua ở trẻ nhỏ, nếu chủ quan, tình trạng da thô ráp sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, vừa khiến bé khó chịu, vừa gây mất thẩm mỹ.

3. Bật mí cách chăm sóc làn da khô của trẻ nhỏ

Sau khi xác định được nguyên nhân làm cho trẻ bị da khô, các bậc phụ huynh nên quan tâm tới việc chăm sóc da của bé để cải thiện các triệu chứng khó chịu. Tùy từng trường hợp, chúng ta sẽ có những cách chăm sóc, xử lý khác nhau. Đối với tình trạng khô da mức độ nhẹ, cha mẹ nên ưu tiên tự điều trị tại nhà cho bé. Trong trường hợp làn da quá khó, nứt nẻ hoặc chảy máu nghiêm trọng, chúng ta sẽ đưa con tới các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị kịp thời.

Cha mẹ có thể sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé

3.1. Nên làm gì để chăm sóc trẻ bị da khô?

Đối với trẻ có làn da thô ráp, chúng ta nên bổ sung nhiều nước cho bé, có thể xen kẽ cho trẻ bú sữa mẹ và uống nước. Nhờ vậy, làn da được cung cấp độ ẩm tự nhiên, hạn chế tình trạng thô ráp, nứt nẻ hoặc da ửng đỏ. Đây là cách khá đơn giản các bậc phụ huynh đều có thể áp dụng nhằm cải thiện làn da của trẻ.

Bên cạnh đó, chúng ta nên chọn mua các sản phẩm sữa tắm cho thành phần dưỡng ẩm, phù hợp với trẻ bị da khô, đồng thời kết hợp sử dụng kem dưỡng cho bé. Một lưu ý đó là các sản phẩm dưỡng da này nên sở hữu bảng thành phần lành tính, thiên về dưỡng ẩm và dành riêng cho trẻ. Tốt nhất các bậc phụ huynh không nên tự ý bôi các sản phẩm thiên nhiên lên làn da của bé, bởi vì các sản phẩm này có thể không đảm bảo vệ sinh hoặc không đem lại hiệu quả tốt trên làn da nhạy cảm của trẻ.

Việc sử dụng máy cấp ẩm không khí cũng đem lại lợi ích cho làn da, đặc biệt là trong những ngày thời tiết hanh khô. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên sử dụng máy cấp ẩm vài tiếng đồng hồ chứ không nên lạm dụng sản phẩm này, tránh làm giảm chất lượng không khí.

Trẻ không nên tắm quá nhiều lần trong ngày

3.2. Những điều nên tránh khi chăm sóc da cho trẻ

Với trẻ bị da khô, cha mẹ tuyệt đối không cho bé tắm nước nóng, bởi vì chúng là nguyên nhân khiến làn da mất độ ẩm tự nhiên. Lời khuyên của bác sĩ là cho bé tắm với nước ấm khoảng 38 độ C và tắm cho con trước 4 rưỡi chiều. Ngoài ra, mọi người không nên để trẻ nhỏ tắm quá nhiều lần trong ngày, thời gian tắm quá lâu,…

Việc lựa chọn trang phục cho trẻ nhỏ có làn da khô cũng rất quan trọng, tốt nhất các bậc phụ huynh nên tránh chọn mua quần áo với chất liệu thô, không thấm hút mồ hôi. Những sản phẩm này thường cọ vào da của bé và khiến tình trạng nứt nẻ da trở nên nghiêm trọng hơn, gây cảm giác khó chịu…

Đặc biệt, trẻ nhỏ có làn da khô nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tia UV không hề tốt đối với những làn da nhạy cảm, đang bị tổn thương.

Bệnh viện MEDLATEC có kinh nghiệm điều trị các vấn đề da liễu cho trẻ

Để được hướng dẫn chăm sóc cho trẻ bị da khô, cha mẹ có thể tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, đơn vị có 26 năm kinh nghiệm. Bệnh viện luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc làn da cho trẻ nhỏ. Quý khách có thể liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Hy vọng rằng những chia sẻ kể trên sẽ giúp ích cho cha mẹ trong việc chăm sóc trẻ bị da khô. Nhờ vậy, tình trạng da thô ráp, nứt nẻ hoặc ửng đỏ ở trẻ nhỏ sẽ được cải thiện đáng kể, bé sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.

Cách trị khô da ở trẻ sơ sinh đơn giản hiệu quả chỉ sau một đêm

Lưu ý một số điều ngay trong việc ăn uống, vệ sinh cho bé hàng ngày kết hợp giữ ẩm da là mẹ đã có cách trị khô da ở trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả rồi. Da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và có thể bị khô cả vào mùa đông lẫn mùa hè bởi nhiều nguyên nhân. Ngoài việc chịu tác động từ môi trường thì còn do thói quen chăm sóc bé của mỗi mẹ vô tình làm da bé trở nên khô ráp hơn so với thông thường. Từ những cách chữa khô da cho trẻ sơ sinh và giữ ẩm dưới đây nếu mẹ nhận ra mình đang mắc lỗi nào thì nhanh chóng cải thiện để bé luôn có làn da mướt mềm nhé.

Cho bé bú sữa thường xuyên

Trong sữa mẹ chứa lượng nước cần và đủ cho trẻ sơ sinh nên bé dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn sẽ không cần phải uống thêm nước. Bé không bú mẹ mà sử dụng sữa công thức cũng vậy. Điều đó đồng nghĩa với việc bé nào lười bú sữa cơ thể sẽ không được cung cấp đủ nước dẫn đến khô da, cũng không đủ dinh dưỡng để phát triển. Thế nên nếu bé lười ăn mẹ hãy chịu khó cho bé ăn thành nhiều cữ. Với các bé lớn hơn thì mẹ bổ sung thêm nước cho bé, có thể là nước lọc hay sinh tố, nước ép trái cây. Khuyến khích các bé ăn thêm nhiều loại rau củ quả tươi.

Chọn kem dưỡng ẩm thích hợp cho da

Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh giống như tạo một lớp bảo vệ bên ngoài, giữ nước cho da, làm mềm da, nuôi dưỡng và tái tạo da. Không sử dụng kem dưỡng ẩm của người lớn cho trẻ sơ sinh.


Việc sử dụng kem dưỡng ẩm nhất là các loại kem dưỡng ẩm cho bé loại nào tốt có thể làm da bé mềm mại trở lại chỉ sau một đêm. Mẹ nên duy trì bôi kem dưỡng ẩm cho bé thường xuyên nhất là vào những giai đoạn thời tiết khô hanh, thay đổi đột ngột để da bé có “sức đề kháng” tốt nhất.

Kem dưỡng ẩm da cho bé sơ sinh của các nhãn hiệu khác nhau thường có thành phần khác nhau, công thức khác nhau. Có bé da hợp với loại này, có bé hợp với loại khác. Với các bé sơ sinh có làn da khô nên dùng kem dưỡng ẩm có thành phần mật ong và sữa. Bé có làn da nhạy cảm dễ bị kích ứng nên dùng kem dưỡng ẩm có thành phần bột yến mạch hoặc tinh chất mầm gạo, dầu jojoba. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên chọn kem dưỡng ẩm trẻ em của các nhãn hiệu uy tín và bôi thử một vùng nhỏ trước để chắc chắn da bé không bị kích ứng với sản phẩm.

Bổ sung nước đầy đủ cho bé, bôi kem dưỡng ẩm cho bé là cách trị khô da ở trẻ sơ sinh một cách trực tiếp để cải thiện làn da khô. Còn những biện pháp tiếp theo đây mẹ cũng nên nhớ để nhằm tránh làm khô da bé mà không hay.


Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh

Nước tắm cho bé phải là nước ấm vừa phải, không nên tắm nước nóng vì tắm nước nóng hơn bình thường là một trong những nguyên nhân khiến da bé mất nước và bị khô vì lấy đi lớp dầu tự nhiên có tác dụng bảo vệ và làm mềm mịn da bé. Dù là vào mùa hè thì thời gian tắm cho bé cũng nên rút ngắn, không để bé ngâm nước lâu. Vào mùa đông tắm thật nhanh để tránh bị nhiễm lạnh.


Hoạt chất tẩy rửa có trong các loại sữa tắm, xà phòng, dầu gội cũng có thể làm mất lớp dầu tự nhiên này, nếu dùng nhiều càng làm da thêm khô. Đặc biệt là những sản phẩm sử dụng nhiều chất tạo màu, tạo mùi. Dùng khăn mềm lau khô da cho bé sau khi tắm xong. Bôi một lớp mỏng kem dưỡng ẩm da cho bé sau khi da đã hoàn toàn khô ráo hoặc trước khi đi ngủ. Ngoài giờ tắm thì sau mỗi khi cho bé ăn uống mẹ nhớ lau sạch vết bẩn quanh miệng, trên mặt hay trên tay chân bé.

Tạo độ ẩm trong phòng khi bật điều hòa

Đặt một chậu nước hoặc sử dụng kết hợp máy phun sương khi bật điều hòa trong phòng để tăng cường độ ẩm, giúp bé không còn bị khô da. Mùa hè các gia đình có con nhỏ thường sử dụng điều hòa trong thời gian dài để cho bé chơi trong nhà hoặc ngủ. Bởi vậy việc tạo độ ẩm là vô cùng cần thiết.

Không để bé đi ngoài trời nắng quá lâu

Đi nắng cũng có thể làm mất nước trên da một cách nhanh chóng. Mẹ tránh cho bé đi ngoài trời nắng quá lâu, chỉ nên cho bé vui chơi ngoài trời vào trước 9h sáng và sau 17h là những thời điểm cường độ nắng nóng cũng như tia UV không còn mạnh.

Những cách trị khô da ở trẻ sơ sinh trên đây cũng là biện pháp phòng tránh khô da cho bé, giữ cho da bé luôn mềm mại kể cả khi thời tiết thay đổi bất thường. Không để da bé bị mất nước bởi những sơ ý của mẹ khi chăm sóc bé và đảm bảo bé không bị thiếu nước, thiếu dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ thể và làn da.

Xem thêm:  Kem dưỡng ẩm chuchubaby

*

Website: //chuchubaby.vn

Fanpage Facebook:  //www.facebook.com/chuchubabyvn/

Video liên quan

Chủ Đề