Cách đánh máy kiểu telex

Kiểu gõ Telex là gì, hướng dẫn học cách gõ Telex để đánh tiếng Việt có dấu bằng bàn phím máy tính và điện thoại. Ngày nay, cách đánh Telex được rất nhiều người dùng  Việt Nam ưa chuộng nhờ tính dễ học, giúp gõ tiếng Việt cực nhanh và thuận tiện cho cả máy tính lẫn điện thoại màn hình cảm ứng.

Telex là một trong năm kiểu gõ tiếng Việt trên Unikey, nhưng là kiểu gõ thông dụng và phổ biến nhất. Ưu điểm của kiểu gõ Telex là dễ nhớ, giúp gõ nhanh và thuận tiện cho cả máy tính lẫn bàn phím ảo trên smartphone. Dù vậy, cách gõ Telex cũng có hạn chế nhất định, đặc biệt với những người phải thường xuyên làm việc với loại văn bản trộn giữa tiếng Việt với tiếng Anh, tiếng Pháp.

Bộ gõ tiếng Việt nhiều người dùng nhất Unikey hỗ trợ tất cả các kiểu gõ phổ biến

Telex là gì?

Telex là một kiểu gõ tiếng Việt theo hình thức bỏ dấu tín hiệu điện toán để nhập văn bản vào máy tính, điện thoại. Ưu điểm của cách gõ Telex là dễ học, dễ nhớ và dễ dùng, trở thành kiểu gõ tiếng Việt phổ biến nhất.

Cách đánh máy kiểu telex
Kiểu gõ Telex hiện là kiểu gõ tiếng Việt phổ biến nhất

Nguyên tắc Gõ tiếng Việt kiểu Telex như sau:

Các nguyên âm:

ă = aw ; â = aa ; ê = ee ; ơ = [ hoặc ow ; ư = ] hoặc w hoặc uw ; ươ = ][

Các dấu:

sắc = s ; huyền = f ; nặng = j ; hỏi = r ; ngã = x

Các dấu có thể gõ sau nguyên âm hoặc cuối từ cũng được.

Bảng quy tắc về kiểu gõ (đánh) Telex:

Dấu-Chữ Telex Ví dụ
sắc s as → á
huyền f af → à
hỏi r ar → ả
ngã x ax → ã
nặng j aj → ạ
â aa aam → âm
ê ee eem → êm
ô oo oom → ôm
ă aw awn → ăn
ư uw tuw → tư
ơ ow own → ơn
đ dd ddi → đi
Xóa dấu 0 á0 → a
Tắt dấu Gõ lặp
hoặc \
ass → as
a\s → as

Lịch sử kiểu đánh Telex tiếng Việt có dấu

Cách gõ Telex còn được gọi là “Quốc ngữ điện toán”, có nguồn gốc từ cách gửi văn bản qua máy Telex (máy điện tín) ra đời tại Việt Nam từ những năm 1920 đến 1930, thời mà người dân chỉ có thể liên lạc bằng cách chuyển điện tín ở bưu điện. Do cơ sở hạ tầng của công nghệ điện tín chỉ hoạt động với bảng chữ cái Latin cơ bản, không dùng tiếng Việt. Vì thế, một người tên là Nguyễn Văn Vĩnh đã nghĩ ra cách gõ Telex.

Kiểu gõ Telex lần đầu được đưa vào máy tính là thông qua phần mềm có tên gọi VietStar. Dần dần, cách đánh Telex được phát triển qua nhiều sản phẩm, có thể kể đến như phần mềm BKED của kỹ sư Quách Tuấn Ngọc. Thay đổi dễ nhận thấy như kí tự z, ] biến thành chữ ư, ký tự [ thành chữ ơ. Cuối cùng, kiểu đánh Telex được phổ biến rộng rãi nhờ các bộ gõ tiếng Việt gồm VietKey, Vietres (chạy trên hệ điều hành DOS) và đặc biệt là Unikey hoàn toàn miễn phí.

Đôi nét về tác giả của kiểu gõ Telex, Nguyễn Văn Vĩnh sinh ngày 15 tháng 6 năm 1882, tại 46 phố Hàng Giấy, Hà Nội, là nhầ tân học, nhà báo, nhà văn và nhà phiên dịch, nhà chính trị đầu thế kỷ 20.

Quy tắc bỏ dấu của cách đánh Telex

Quy ước của kiểu gõ Telex để thể hiện các chữ cái đặc biệt của tiếng Việt như ô, â, ê là nhấn lặp lại chữ cái gốc hai lần (o, a, e), hoặc thêm w ngay sau chữ cái gốc (u, o, a) để được chữ ư, ơ, ă. Để thể hiện dấu thanh, kiểu gõ Telex dùng quy tắc thêm vào cuối từ một trong các chữ cái gồm f (dấu huyền), r (dấu hỏi), x (dấu ngã), s (dấu sắc) và j (dấu nặng).

Những cách viết này của kiểu gõ Telex không xuất hiện trong chính tả tiếng Việt nên không gây nhầm lẫn, ví dụ r, x, s không bao giờ xuất hiện cuối từ, hoặc w, f, j không có trong bảng chữ cái tiếng Việt, hay tiếng Việt không có dạng aa, ee (chỉ oo là có dạng Xoong). Tuy nhiên, kiểu gõ Telex lại gây bất lợi với dạng văn bản có lẫn lộn, xen kẽ giữa tiếng Việt và tiếng Anh.

Với kiểu gõ Telex, chúng ta có thể bỏ dấu đã gõ của chữ cái khi gõ thêm “z” phía sau đó. Ví dụ như gõ “as” sẽ được “á”, gõ thêm z nữa (asz) sẽ được “a” (bỏ dấu sắc khỏi a). Cách đánh Telex còn cho phép hủy dấu bằng việc lặp lại ký tự của dấu đó, ví dụ “beeer” thành “beer”, “herr” thành “her”, “beee” thành “bee”. Quy tắc gõ Telex này rất tiện nếu gõ văn bản có lẫn lộn giữa tiếng Việt và tiếng Anh. Chúng ta còn có thể sửa dấu bằng cách gõ tiếp ký tự cho dấu khác, ví dụ “nhafs” thành “nhá”.

Người dùng cũng nên nắm rõ thứ tự bỏ dấu và quy tắc tự động đặt dấu theo chính tả của kiểu gõ Telex. Trên văn bản viết theo quy ước telex, ký tự biểu thị dấu cho nguyên âm và chữ đ phải đi sát chữ cái nó ảnh hưởng. Khi gõ văn bản máy tính, để phù hợp với thói quen viết, dấu cho nguyên âm và chữ đ có thể được gõ có thể sau cả khi gõ dấu thanh. Ví dụ, gõ “baan” hay “bana” đều cho ra “bân,” và “banfa” cũng cho ra “bần.” Các dấu thanh nên được gõ ở cuối từ để được đặt đúng vị trí, chẳng hạn để được “hoàn”, nên gõ “hoanf” thay vì “hoafn”, vì trường hợp sau có thể được hiểu là “*hòan” (sai chính tả). Tuy vậy, hiện nay một số bộ gõ có khả năng tự động điều chỉnh vị trí dấu trên từ cho thích hợp.

ư và ơ: Một số phần mềm gõ tiếng Việt tự động chuyển w thành ư, và W thành Ư và ngoài ra còn có thể sử dụng { thay cho ơ tương tự } = ư, shift + { = Ơ, shift + } = Ư. Tuy vậy, một số bộ gõ không hỗ trợ kiểu gõ nhanh này.

Các chữ cái đặc biệt
Chữ cái đặc biệt Cách viết Ví dụ Kết quả
ă aw trawng trăng
â aa caan cân
đ dd ddaau đâu
ê ee ddeem đêm
ô oo nhoo nhô
ơ ow mow
ư uw, hoặc w tuw
Bỏ dấu
Dấu Cách viết Ví dụ Kết quả
dấu huyền f cuối từ huyeenf huyền
dấu sắc s cuối từ sawcs sắc
dấu hỏi r cuối từ hoir hỏi
dấu ngã x cuối từ ngax ngã
dấu nặng j cuối từ nawngj nặng

Kiểu gõ Telex sử dụng các phím lặp (nhấn 2 lần vào một phím) và các ký tự không có trong bảng chữ cái tiếng Việt để thực hiện (f, w). Chính vì thế mà kiểu kiểu gõ này giúp người dùng thao tác tiếng Việt nhanh hơn bằng 10 ngón, tận dụng tối đa việc kiểm soát bàn phím. Dân văn phòng hay phải soạn thảo văn bản tiếng Việt thì nên dùng Telex. Trong 4 kiểu gõ Unikey thì Telex là gõ nhanh nhất, nhanh hơn cả VNI. Thêm nữa, Telex lại phù hợp hơn với các thiết bị như smartphone, tablet dùng phím ảo. Tuy nhiên, học gõ Telex lại lâu, khó nhớ và khi gõ xen kẽ tiếng Anh, tiếng Pháp thì dễ bỏ dấu sai, khá phiền phức.

Ngày nay, với việc các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng sử dụng bàn phím ảo cảm ứng thì kiểu gõ Telex lại trở nên phổ biến hơn và cho thấy sự ưu việt. Thực tế cũng cho thấy, nhiều người chọn cách gõ Telex hơn là VNI. Ngoài ra, cái này cũng tùy vào thói quen, vùng miền nữa bởi nếu trong trường học mà thầy cô dạy gõ kiểu nào thì học sinh sau này thường sẽ quen với kiểu gõ đó. Người miền Bắc thì quen gõ Telex, còn người miền Nam thì lại quen với kiểu VNI.

Ưu nhược điểm về cách đánh kiểu Telex:

  • Ưu điểm: Kiểu gõ Telex rất dễ học, dễ nhớ, dễ sử dụng và phù hợp với cách dùng bàn phím của người Việt nói chung. Đặc biệt, việc phím dấu tích hợp sẵn trong các phím ký tự nên dễ thao tác hơn so với kiểu số của VNI.
  • Nhược điểm: Tuy nhiên, cách đánh Telex lại gây khó chịu khi bạn soạn thảo cùng lúc văn bản tiếng Anh và tiếng Việt, vì gõ nhiều ký tự gần nhau sẽ tạo dấu, như OF thành Ò, hay OS thành Ó.

Kiểu gõ Telex còn tồn tại một số nhược điểm cố hữu sau:

– Những người thường xuyên gõ xen kẻ văn bản chữ nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Pháp với tiếng Việt thì phải thoát bộ gõ nhiều lần, khá bất tiện.

– Mẫu tự “ư”: phải gõ uw, 2 phím “u” và “w” ở xa nhau.

– Mẫu tự “ơ”: phải gõ ow, 2 phím “o” và “w” ở xa nhau.

– Cách nhớ quy tắc bỏ dấu khá khó, nêu không quen sẽ hơi vất vả.

Làm sao để có thể gõ tiếng Việt theo kiểu Telex?

Để có thể gõ kiểu Telex, bạn phải thỏa mãn 2 điều kiện sau đây:

  • Trước tiên máy của bạn phải có Font chữ Unicode (Arial, Times New Roman, Tahoma… Thường là Font măc định trong Windows, Android và iOS, v. v…).
  • Tiếp theo, bạn phải cài đặt Unikey hoặc bất kỳ phần mềm gõ tiếng Việt nào. Bởi đa phần chúng đều hỗ trợ cách gõ Telex, mà Unikey là thương hiệu hàng đầu hiện nay rồi.

Sau khi đã thỏa mãn những yêu cầu ở trên, bạn mở phần mềm gõ tiếng Việt Unikey lên. Rồi từ cửa sổ phần mềm, bạn chọn “Gõ Kiểu TELEX”.

Như vậy, chúng ta đã làm quen với kiểu gõ Telex với những ưu nhược điểm riêng. Hiện nay trên môi trường Internet, smartphone hay máy tính thì cách gõ Telex vẫn chiếm ưu thế. Các bộ gõ tiếng Việt phổ biến đều đặt Telex làm kiểu gõ mặc định, để cho thấy sự vượt trội của kiểu gõ này. Bạn cũng nên tập gõ theo cách đánh Telex để đánh máy nhanh hơn.