Cách dạy con thành thiên tài

Câu hỏi sẽ được giải đáp thấu đáo và cặn kẽ trong cuốn sách “Trẻ em là thiên tài” của Giáo sư, nhà giáo dục nổi tiếng người Nhật Makoto Shichida.

Sau khi trải qua 263 trang sách, bạn sẽ rút ra được điều có lẽ ít người ngờ nhất: Có thể bạn không sinh ra một thiên tài nhưng nếu biết nuôi dạy, kích thích sự phát triển trí não từ trong bụng mẹ và những năm tháng đầu đời thì con bạn chắc chắn là một thiên tài với sự phát triển trí tuệ vượt trội. 

Cách dạy con thành thiên tài

Mới nghe qua thì có cảm giác đó là điều không tưởng, thậm chí là hoang tưởng nhưng nếu bạn kiên nhẫn theo dõi hết cuốn sách với nhiều dẫn chứng, lập luận dựa trên khoa học thực nghiệm thì bạn sẽ thấy phương pháp dạy con của GS. người Nhật Makoto Shichida hoàn toàn có thể áp dụng. Và, ai cũng có thể dùng nó để giúp con trở thành người có đầu óc phát triển xuất chúng.

“Trẻ em là thiên tài” là một trong những những tác phẩm đặc biệt của GS. Makoto Shichida. Cuốn sách được chia làm mười chương gồm: Những kết quả đáng kinh ngạc, Tầm quan trọng của giáo dục khởi đầu từ thai giáo, Mọi trẻ đều là thiên tài, Não phải là nơi "cất giấu" những tài năng thiên phú, Quy luật thuyên giảm tài năng dạy chúng ta điều gì, Nền giáo dục trong tương lai nên tận dụng tối đa tài năng của não phải, Mỗi đứa trẻ đều sở hữu khả năng trực giác, Tình yêu của người mẹ nuôi dạy nên những đứa trẻ ngoan ngoãn, Khai phá những tính cách riêng của từng đứa trẻ.

Trong đó mỗi chương được chia ra thành từng phần nhỏ được trình bày mạch lạc, ngắn gọn kèm nhiều dẫn chứng là những bức thư của những bà mẹ Nhật đã áp dụng thành công phương pháp dạy con phát triển não phải. Chính vì điều đó, bạn đọc cuốn sách này từ chỗ hoài nghi phương pháp của GS. Shichida sẽ dần dần bị thuyết phục và tin tưởng.

Thời điểm bắt đầu dạy con

Cuốn sách nhấn mạnh việc chú trọng giáo dục trẻ nhỏ từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Thông thường người ta quan niệm trẻ sơ sinh cho đến ba tuổi không có khả năng học hỏi, ghi nhớ, tiếp nhận và suy nghĩ nên cha mẹ không cần dạy dỗ gì. Tuy nhiên, GS. Shichida chỉ ra rằng quan niệm đó không chính xác.

Ông cho rằng, trẻ còn nằm trong bụng mẹ đã có thể ghi nhớ rất nhiều thứ. Giai đoạn này trẻ sẽ không trực tiếp nhìn thấy đồ vật, tuy nhiên trẻ trong bụng mẹ có khả năng thần giao cách cảm kết nối với mẹ khá chặt chẽ. Do vậy, giai đoạn này người mẹ đóng vai trò giáo dục rất quan trọng. Bạn hãy tạo một sợi dây kết nối giữa mẹ và con thông qua việc miêu tả những việc bạn đang làm, khung cảnh mà bạn thấy để con cảm nhận, thể hiện tình cảm yêu thương mong chờ ngày con ra đời... Đó là cách tạo tình cảm và ký ức cho con trẻ ngay từ trong bụng mẹ.

Tác giả còn kết luận rằng: "Nếu cha mẹ áp dụng thai giáo cha mẹ nuôi dưỡng trái tim của trẻ và trẻ phát triển cảm xúc ổn định thế nên sau khi chào đời trẻ ít quấy khóc, không khóc đêm, luôn mỉm cười và lớn lên trở thành một đứa trẻ thích giao tiếp chan hòa với mọi người, tiếp thu nhanh chóng những điều được dạy".

Khả năng tuyệt đỉnh của trẻ từ 0-3 tuổi

Đây là thời điểm vàng để trẻ phát triển trí óc. Theo phương pháp của GS. Shichida thì từ 0-3 tuổi là thời gian não phải phát triển hoàn thiện. Cha mẹ nên cho trẻ tham gia những hoạt động luyện tập kích thích sự phát triển của não phải, nếu không não trái lấn lướt thì não phải sẽ ít có cơ hội. Ở thời kỳ này, cha mẹ mẹ cần chú ý phát triển các tế bào thần kinh ở não phải của trẻ càng nhiều càng tốt.

Ở trẻ từ 0 đến 3 tuổi, não phải sẽ mang những chức năng đặc biệt sau đây: khả năng trực giác, khả năng ghi nhớ bằng hình ảnh, khả năng tính toán với tốc độ cao, khả năng tiếp nhận ngôn ngữ. Vì vậy, cha mẹ hãy giúp con phát triển các khả năng trên và cần tạo ra môi trường hay cơ hội để nuôi dưỡng những khả năng này, nếu không được kích hoạt những năng lực này sẽ yếu đi và biến mất khi trẻ dần lớn do quy luật "thuyên giảm tài năng".

Cuốn sách cũng có các hướng dẫn bài tập để cha mẹ có thể dạy con phát triển não phải, những bài luyện tập đơn giản và chỉ tốn mỗi ngày 30 phút để có thể giúp con phát triển thành thiên tài theo nghĩa đen.

Nuôi dạy tâm hồn

Tuy nhiên cuốn sách này cũng nhấn mạnh rằng phát triển trí não một cách vượt trội để trẻ trở nên thông minh, nhanh nhẹn, trẻ lớn lên có một cuộc sống dễ dàng và hạnh phúc chứ không nên quá chú trọng đến kết quả học tập.

Ngoài phát triển trí thức thì cha mẹ còn nên tập trung phát triển tâm hồn, tính cách cá nhân, dạy con luôn biết sống hòa nhã và trân trọng cá tính của người khác, dạy cho con một tấm lòng vị tha và luôn biết nghĩ đến người khác. Việc nuôi dưỡng tâm hồn là điều quan trọng nhất trong việc dạy con. Nếu bạn dạy con trí thức trên một nên tảng tình cảm thì hiệu quả vô cùng bởi một đứa trẻ vô thức nó cần được yêu thương, được nhìn nhận và khen ngợi. Khi đứa trẻ cảm thấy được đáp ứng trọn vẹn nhưng nhu cầu vô thức thì việc tiếp nhận tri thức trở nên vô cùng dễ dàng.

Giáo sư Makoto Shichida là một nhân vật uy tín lớn và nhà giáo dục tiên phong trong lĩnh vực Giáo dục sớm ở Nhật Bản. Ông đã bắt đầu chuyến hành trình cuộc đời trong lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ vào năm 1958 khi ông thành lập trường ngoại khóa chuyên sâu dạy tiếng Anh cho trẻ em tại Nhật. Sự thành công trong công việc đầu tiên với trẻ nhỏ đã thúc đẩy ông cống hiến hơn 40 năm cho Giáo dục sớm; và đặc biệt, phát triển phương pháp giáo dục phát triển toàn diện và cân bằng não bộ ở trẻ.

Các ấn phẩm về giáo dục sớm của ông đã được xuất bản rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến các cuốn sách: "Bí ẩn của não phải", "Phát triển năng lực trí tuệ cho con", "277 Lời khuyên dạy con", "Giáo dục não phải tương lai cho con bạn"…

Sách do First News thực hiện

Một số chuyên gia cho rằng thần đồng, thiên tài là những người xuất chúng nhưng không phải thiên tài nào cũng hạnh phúc với điều đó.

Truyền hình, mạng xã hội đang lan truyền ngày càng nhiều câu chuyện về thần đồng, những em bé có trí tuệ siêu việt, đã vô tình tạo ra kỳ vọng và áp lực lực học hành "con nhà người ta" cho phụ huynh và những đứa trẻ.

Tại hội thảo "Không phải thiên tài, con là duy nhất" do Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Gò Vấp, TP.HCM, và Viện Di truyền Y học tổ chức mới đây, các chuyên gia cho rằng thiên tài, thần đồng là những người xuất chúng nhưng không phải thiên tài nào cũng hạnh phúc với điều đó.

Muốn trở thành thiên tài phải trả giá

Thạc sĩ tâm lý Tô Nhi A, giảng viên Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM, cho biết bà tham gia sản xuất format một chương trình truyền hình về trí tuệ, nhưng khi chương trình phát sóng, bà không xem tập nào. Nữ giảng viên cũng bảo những người quen của mình rằng chỉ xem cho vui thôi, đừng quay sang so sánh con mình với các em bé đó.

“Phụ huynh nào cũng mong con mình là thiên tài hoặc ít nhất là nhân tài. Đó là mong muốn rất chính đáng và dễ hiểu. Nhưng, thiên tài, nhân tài thường rất hiếm và cũng có cái giá của nó”, nữ thạc sĩ nói.

Cách dạy con thành thiên tài

Thạc sĩ Tô Nhi A và bác sĩ Nguyễn Hữu Nguyên tư vấn cho phụ huynh về kinh nghiệm nuôi dạy con. Ảnh: M.N.

Bà dẫn trường hợp nhà vật lý vĩ đại Albert Einstein để ví dụ cho điều này. Einstein ngày còn bé luôn bị gán mác là cậu bé chậm chạp, cá biệt. Lúc ấy, không ai biết rằng đó là biểu hiện của thiên tài.

Mẹ Einstein đã chống lại cả xã hội để bảo vệ sự bình thường của con. Bà cũng tự dạy con mình học vì không trường học nào chấp nhận cậu bé chậm tiến, cá biệt.

Tại Việt Nam, trường hợp bé Anh Khang được mệnh danh là "cậu bé biết tuốt", có biệt tài về ngôn ngữ và kiến thức phong phú. Nhưng ít ai biết rằng ba của bé Khang đã phải từ bỏ công việc của mình để đi theo sự phát triển của con, làm bạn với con. Đơn giản vì cậu bé quá xuất sắc nên không thể chơi cùng bạn bè đồng trang lứa.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Nguyên, Viện Di truyền Y học, khẳng định mỗi đứa trẻ có gen di truyền khác nhau nên sẽ có khả năng về thể chất, trí tuệ khác nhau. Phụ huynh cần hiểu con mình để định hướng cho trẻ về học tập, rèn luyện... phù hợp với chính năng khiếu của trẻ. Không nên bắt con mình phải giỏi như con nhà người ta.

"Thiên tài, nhân tài, người có năng khiếu, kỹ năng cũng chỉ là sự phân chia của xã hội về một khả năng nào đó. Mình cứ làm tốt nhất khả năng của mình, vui vì ngày hôm nay làm tốt hơn ngày hôm qua. Còn cứ gồng mình lên theo kỳ vọng của xã hội thì sẽ sinh ra đau khổ", bác sĩ Nguyên nói.

Theo ông Nguyên, phụ huynh thường quan niệm đứa trẻ thông minh có tư duy logic và toán học tốt. Điều này không đúng hoàn toàn. Học toán tốt chỉ là một loại khả năng. Có em sẽ có khả năng về thần kinh vận động. Có em vượt trội khả năng ngôn ngữ. Nếu con em không có năng khiếu như phụ huynh kỳ vọng, đó cũng không hẳn là đứa trẻ ngu hay dở. Thay vào đó, phụ huynh nên tìm ra năng khiếu riêng của con để phát triển.

"Để tìm được năng khiếu riêng của con, phụ huynh phải hiểu được tính cách chúng. Muốn hiểu được tính cách, sở thích của con, cha mẹ phải làm bạn của con. Như vậy, điều quan trọng nhất là phụ huynh phải lắng nghe, hiểu và làm bạn được với con mình", bác sĩ Nguyên khuyên.

Chuẩn bị tốt nhất cho con

Khi nghe chuyên gia chia sẻ, có phụ huynh đặt câu hỏi: Vậy cha mẹ có thể nuôi con trở thành thiên tài được không?

Thạc sĩ Tô Nhi A cho rằng một đứa trẻ có thể trở thành thiên tài nếu hội tụ đủ các yếu tố: Gen di truyền, điều kiện phát triển tốt nhất và đứa trẻ phải tự nguyện theo đuổi quá trình phát triển thành thiên tài.

Cách dạy con thành thiên tài

Phụ huynh thắc mắc về việc nuôi dạy con thế nào để trẻ phát triển tốt nhất có thể. Ảnh: M.N.

Thạc sĩ tâm lý lấy ví dụ về thủ môn Đặng Văn Lâm. Cầu thủ này chưa hẳn là thiên tài nhưng có dấu hiệu tài năng rất rõ. Lâm Tây sinh ra trong dòng họ có truyền thống về nghề múa, nhiều người là nghệ sĩ múa nổi tiếng của Việt Nam. Như vậy về mặt gen di truyền, cầu thủ này đã có khẳng năng vận động tốt.

Nhưng nếu không có quá trình dùi mài, kiên trì luyện tập từ Nga rồi về các câu lạc bộ Việt Nam như Hoàng Anh Gia Lai, Hải Phòng, chưa chắc đã có Lâm Tây ngày hôm nay. Anh ấy đã chuyên tâm theo đuổi và có sự ủng hộ từ cha mẹ, được tạo điều kiện ở những lò đào tạo năng khiếu tốt ở Nga.

“Đứa trẻ nào cũng chịu sự tác động giáo dục gia đình và môi trường. Có thể trở thành thiên tài hay không sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố. Có những yếu tố bạn không thể can thiệp được, chẳng hạn như cốt gen, xu hướng phát triển của trẻ. Nhưng có những yếu tố, bạn phải chuẩn bị cho con điều kiện tốt nhất: Tâm lý, tiến trình trưởng thành của đứa trẻ phải thuận lợi, không bị gián đoạn. Ở đó, cha mẹ tính luôn yếu tố vật chất mà đứa trẻ được thụ hưởng", thạc sĩ Tô Nhi A chia sẻ.

Giảng viên Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM cũng cho rằng nói như vậy không có nghĩa bắt cha mẹ phải gồng lên cho bằng những bậc cha mẹ khác. Nhưng trong điều kiện có thể, phụ huynh phải chuẩn bị những gì tốt nhất cho con, từ bữa ăn, giấc ngủ, lịch trình sinh hoạt, môi trường giáo dục, lời nói, ứng xử.