Cách ghép 2 tấm gỗ công nghiệp

Bài viết bởi: Trần Thị Oanh 5/2/2021 3:05:00 PM

Gỗ công nghiệp ra đời được xem là một thành công vang dội của ngành vật liệu. Nó giúp chúng tagiải quyết vấn đề về nạn chặt phá rừng bừa bãi, bảo vệ hệ sinh thái, môi trường sống. Với một loại vật liệu có tính ứng dụng cao, thân thiện với môi trường, chất lượng tuyệt vời mà giá thành còn cực kỳ hợp chắc chắn sẽ chẳng có ai chối từ.

Nội thất bằng gỗ công nghiệp đang trở thành xu hướng trong ngành nội thất hiện đại. Vậy, trên thị trường hiện nay có những loại gỗ công nghiệp nào được sử dụng phổ biến? Hãy cùng chúng tôi khám phá và phân biệt các loại gỗ công nghiệp dưới đây.

1. Gỗ MFC

MFC - Melamine faced chipboard hay gỗ ván ép hoặc gỗ ván dăm phủ melamine. Gỗ gồm 2 thành phần chính là lõi ván dăm và bề mặt melamine.


Gỗ MFC ván dăm. Ảnh: Internet

Để có tấm gỗ MFC hoàn chỉnh phải trải qua các bước sản xuất nghiêm ngặt:

  • Bước 1: Sản xuất gỗ dăm

Sau khi nghiền gỗ thànhcác dăm nhỏ, người ta đem sấy ở nhiệt độ quy định, rồi sàng lọc, phân loại thành các dăm gỗ có kích thước khác nhau. Tiếp đó, trộn dăm gỗ với keo chuyên dụng, chất kết dính cùng các chất phụ giavà đưa sang công đoạn tạo hình.

  • Bước 2: Tạo hình và cắt ván dăm

Các tấm ván được tạo hình dựa trên thông số về độ dày và mật độ gỗ.

Ván được ép sơ bộ và cắt theo độ dài tiêu chuẩn rồi chuyển sang công đoạn ép nóng. Sau khi được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao, ván được xén cạnh, loại bỏ phần lỗi và mài nhẵn cạnh.

  • Bước 3: Kiểm định chất lượng ván

Những tấm ván sau khi ép phải đem kiểm định nghiêm ngặt trước khi thực hiện các bước tiếp theo

  • Bước 4: Ép melamine

Loại ván ép này được phủ một lớp giấy melamine, ép kết dínhnhiệt độ và áp suất cao, thành phẩm tạo ra được gọi là MFC.

Giấy melamine bản chất là một loại giấy nền được cấu tạo vân, màu sắc phong phú, phù hợp với xu hướng sản xuất đồ nội thất hiện đại . Giấy được nhúng keo và sấy khô do đó có khả năng chống nước, chống ẩm tốt, thân thiện với môi trường.

Hiện nay, kích thước tấm ván MFC tiêu chuẩn được chia làm 3 loại ván cơ bản:

  • Nhỏ: dài 2440mm x rộng 1220mm x dày [9 - 50]mm
  • Trung bình: dài 2440mm x rộng 1530mm x dày [18 - 25 - 30]mm
  • Lớn: dài 2440mm x rộng 1830mm x dày [12 - 18 - 25 - 30]mm

Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu sản xuất, chúng ta có loại kích thước vượt khổ: dài 2745mm x rộng 1220mm x dày [18 - 25]mm

Lớp phủ melamine có thể dày từ 1,5mm - 50mm tùy theo nhu cầu sử dụng, áp dụng cho một hoặc cả hai mặt.

Hiện nay, ngoài gỗ MFC thông thường được ứng dụng trong sản xuất và thiết kế nội thất văn phòng như bàn ghế làm việc, tủ tài liệu,... Chúng ta còn có một loại cải tiến hơn đó là gỗ MFC lõi xanh, có khả năng chống ẩm tốt hơn nhưng giá thành cao hơn.

Ưu điểm của gỗ melamine trong sản xuất nội thất:

  • Lớp bề mặt melamine bền, có khả năng chống trầy xước tốt
  • Giá thành rẻ, thi công đơn giản giúp tiết kiệm chi phí sản xuất
  • Màu đảm bảo đồng nhất, đẹp mắt do sản xuất sẵn từ nhà máy
  • Thời gian thi công nhanh do không phải sơn phủ hoàn thiện, thích hợp cho các dự án nhanh, gấp
  • Màu sắc melamine đa dạng và luôn có sẵn mang đến nhiều sựlựa chọn.

Nhược điểm của sản phẩm này là:

  • MFC thường có khả năng chống nước và độ ẩm thấp, nếu tiếp xúc lâu ngày sẽ xảy ra tình trạng nở và bung
  • Cạnh hoàn thiện bằng chỉ PVC nên không có độ bền cao
  • Bề mặt gỗ không tự nhiên

2. Gỗ MDF

MDF - Medium density fibreboard hay còn được gọi là gỗ ván sợimật độ trung bình. Thành phần gỗ bao gồm các sợi gỗ được trộn với nhựa và sáp, ép thành các tấm phẳng dưới nhiệt độ và áp suất cao.


Gỗ MDF chống ẩm. Ảnh: Internet

Quy trình sản xuất tấm gỗ này được chia làm 2 loại:

  • Quy trình khô

Với quy trình này thì keo và chất phụ gia được phun trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn và sấy sơ bộ. Bột sợi khi đã ráo keo sẽ được trải ra bằng máy rải - cào thành 2 - 3 tầng tùy theo khổ, cỡ dày của ván.

Các tầng này được chuyển qua máy ép gia nhiệt, máy ép thực hiện ép nhiều lần, chế độ nhiệt được thiết lập để sao cho đuổi hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ. Sau khi ép, ván được xuất ra, cắt bỏ biên rồi chà nhám bề mặt và phân loại.

  • Quy trình ướt

Với quy trình ướt thì bột gỗ được phun nước làm ướt để kết vón thành dạng vẩy, chúng được cào rải ngay sau đó rồi đưa lên mâm ép, ép nhiệt một lần đến độ dày sơ bộ.

Tấm ván MDF được đưa qua cán hơi ở nhiệt độ cao,nén chặt hai mặt và rút nước dư ra.

Hiện nay, gỗ MDF được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế thi công nội thấtvăn phòng, nội thất chung cư[ bàn, ghế, kệ, tủ],....

Nếu tấm MDF được làm từ sợi composite trộn với phụ gia chống ẩm thì có thể dùng cho một số thiết kế ngoài trời hay nhữn nơi ẩm ướt: vách ngăn vệ sinh,...

MDF được ứng dụng nhiều trong sản xuất nội thất với những ưu điểm nổi bật như:

  • Bề mặt phẳng mịn, dễ dàng sơn hay dán các loại chất liệu khác lên như: veneer, laminate, melamine,...
  • Hạn chế cong vênh, mối mọt
  • Giá thành rẻ hơn so với các loại gỗ tự nhiên
  • Dễ gia công, sản xuất

Tuy nhiên, chúng cũng có một số nhược điểm phải kể đến như:

  • Trọng lượng tương đối nặng do mật độ gỗ dày đặc
  • Khả năng chống nước kém
  • Thiếu sự dẻo dai, độ uốn dẻo
  • Độ dày hạn chế, muốn dày hơn phải ghép tấm
  • Không thể khắc hình như trên gỗ tự nhiên
  • Tuổi thọ không cao

3. Gỗ HDF

Gỗ HDF - high density fiberboard khá giống với MDF, được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, phần còn lại là phụ gia và chất kết dính. Tuy nhiên loại vật liệu này được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao hơn nên kết cấu gỗ bền và cứng hơn rất nhiều.

Quy trình sản xuất của gỗ HDF:

  • Gỗ tự nhiên được sơ chế qua để loại bỏ bụi bẩn và lớp vỏ, đem luộc và sấy khô ở nhiệt độ từ 1000 - 2000 độ C.
  • Tiếp theo gỗ được nghiền thành bột, trộn thêm chất phụ gia để tăng độ cứng và khả năng kháng mối mọt
  • Đem ép dưới áp suất cao sau đó định hình thành tấm

Kích thước tấm HDF tiêu chuẩn là 2000 x 2400mm, có độ dày từ 6 - 24mm tùy vào nhu cầu sử dụng.

Với những tấm HDF sau khi ra lò, người ta sẽ đem đi dán các vật liệu bề mặt thích hợp như: laminate, melamine, veneer hay acrylic hoặc sơ bệt,... để bảo vệ bề mặt và tăng độ thẩm mỹ cho sản phẩm.

Gỗ HDF có 2 loại chính là HDF siêu chống ẩm và gỗ black HDF siêu chống ẩm

  • Gỗ HDF siêu chống ẩm

Về cơ bản tấm HDF siêu chống ẩm có cấu tạo và chức năng như tấm HDF thông thường, tuy nhiên tấm siêu chống ẩm có khả năng kháng nước lâu hơn, không bị ẩm mốc trong điều kiện thời tiết nồm ẩm.

  • Gỗ black HDF siêu chống ẩm

Gỗ công nghiệp black HDF siêu chống ẩm có màu đen, cấu tạo giống như HDF siêu chống ẩm nhưng khi sản xuất được sử dụng với lực nén lớn hơn.

Do đó, black HDF siêu chống ẩmkhông cần dán nẹp cạnh như gỗ công nghiệp thông thường mà vẫn đảm bảo độ chắc chắn. Màu đen chỉ là cách để các bạn có thể phân biệt với gỗ HDF siêu chống ẩm.


Gỗ Black HDF siêu chống ẩm. Ảnh: Internet

Là vật liệu được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực thiết kế thi công nội thất, ván gỗ HDF được các KTS đánh giá cao bởi những ưu điểm:

  • Tính cách âm, cách nhiệt tốt
  • Khắc phục hoàn toàn được nhược điểm của gỗ tự nhiên như: ẩm mốc, cong vênh, mối mọt,...
  • Khả năng chống ẩm tốt hơn so với MDF và MFC
  • Độ cứng cao, chịu được áp lực lớn
  • Khả năng bám ốc vít tốt, cho ra những món đồ nội thất có độ bền cao
  • Bề mặt gỗ nhẵn mịn, có khả năng kết hợp với nhiều vật liệubề mặt khác nhau như: melamine, laminate, veneer,...
  • Thân thiện với sức khỏe và môi trường, vì trên 80% là thành phần gỗ tự nhiên
  • Giải pháp tuyệt vời cho đồ nội thất trong nhà và ngoài trời

Nhược điểm:

  • Giá thành cao hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác
  • Khó tạo hình trong thiết kế nội thất
  • Dễ nhầm lẫn với MDF nếu phân biệt bằng mắt thường

4. Gỗ Plywood

Gỗ dán plywood là gỗ được cấu tạo từ nhiều tấm gỗ mỏng, có cùng kích thước xếp chồng lên nhau, liên kết chặt chẽ bằng keo chuyên dùng, sau đó ép bằng máy ép thủy lực nên có kết cấu rất chắc chắn.


Gỗ dán plywood. Ảnh: Internet

Cụ thể quy trình sản xuất gỗ plywood

  • Bước 1: Tách vỏ gỗ và tách thành tấm

Thân cây gỗ sau khi được đưa về nhà máy sẽ được bóc vỏ và đem cắt theo tấm có kích thước phổ biến là dài 1270mm, rộng 640mm và dày [1,7 - 2,5]mm

  • Bước 2: Sấy khô và phân loại

Các tấm gỗ sau khi được bóc sẽ đem sấy khô rồi phân loại những tấm đạt chất lượng để mang đi sản xuất thành tấm plywood.

  • Bước 3: Ráp nối các tấm

Các tấm gỗ sau khi được lạng mỏng sẽ được ráp với nhau bằng máy chuyên dụng để tạo thành các tấm có kích thước lớn hơn.

  • Bước 4: Liên kết

Tiến hành lăn kep và xếp vuông góc các tấm gỗ theo chiều thớ gỗ để có thể tạo độ giằng, tránh cong vênh, nứt nẻ và co ngót bởi nhiệt độ, thời tiết.

  • Bước 5: Ép ván

Ban đầu các tấm ván sẽ được ép sơ bộ để cố định trước, sau đó tiến hành ép nóng ở áp lực cao sao cho các tấm có thể liên kết chặt chẽ với nhau.

  • Bước 6: Xử lý bề mặt

Tiến hành chà nhám đồng thời xử lý các bề mặt khác để có thể đảm bảo độ nhẵn, phẳng và tăng tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm.

Có thể khẳng định, ván ép plywood là loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội.

  • Do được tạo thành từ các tấm gỗ tự nhiên lạng mỏng nên hạn chế được tình trạng co ngót, cong vênh, trương nở, khả năng bám vít tốt.
  • Tính thẩm mỹ cao bởi được làm từ các nguyên liệu gỗ tự nhiên khác nhau: gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ xoan đào,... đồng thời cốt ván được phủ thêm bề mặt trang trí như tấm laminate, veneer, melamine,... chống ẩm, đa dạng màu sắc, hoa văn phù hợp với nhiều không gian nội thất.

Tuy nhiên, do ván ép được làm từ gỗ tự nhiên nên sản phẩm này có khả năng kháng mối mọt thấp, cần phải xử lý kỹ trước khi ép để có thể khắc phục được tình trạng này. Đồng thời, các loại gỗ tự nhiên có giá thành khá cao nên sản phẩm gỗ dán plywood cũng có giá cao hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác.

5. Gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh hay còn được gọi là gỗ ván ghép, được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Với các bước xử lý như sau:


Gỗ ghép thanh cao su. Ảnh: Internet

  • Gỗ tự nhiên như cao su, thông, tràm, xoan,... sau khi được thu hoạch về xẻ, cắt khúc theo nhiều quy cách khác nhau thành những thanh tiêu chuẩn.
  • Gỗ tự nhiên như cao su, thông, tràm, xoan,... sau khi được thu hoạch về xẻ, cắt khúc theo nhiều quy cách khác nhau thành những thanh tiêu chuẩn.
  • Gỗ đem xử lý tẩm sấy để loại bỏ hết các tác nhân gây ẩm mốc, mối mọt
  • Dùng máy ép để ghép các thanh gỗ với nhau theo kiểu ghép đã được cài mặc định trước
  • Sau khi ghép các thanh gỗ với nhau thành tấm lớn, xử lý bằng khô keo để tăng độ kết dính
  • Cho vào máy chà nhám để làm nhẵn bề mặt
  • Gia công tạo sản phẩm hoàn thiện [ phủ veneer, laminate hoặc phủ sơn hoàn thiện]

Gỗ ghép thanh có độ bền chắc không thua kém một tấm ván hay gỗ cưa ra từcây tự nhiên. Khi trên bề mặt ván ghép được dán lớp veneer thì diện mạo cũng như chất lượng của nó tương đương như tấm gỗ đặc. Từ đó, việc ứng dụng nó cũng trở nên đa dạng hơn.

Ngoài ra, gỗ ghép thanh dán veneer rẻ hơn so với gỗ tự nhiên, dù gỗ nó được ghép từ gỗ tạp vụn. Vì đã qua tẩm sấy tiêu chuẩn nên không xảy ra tình trạng cong vênh, mối mọt trong quá trình sử dụng như gỗ tự nhiên.

Thế nhưng gỗ ghép thanh cũng vẫn tồn tại một vài nhược điểm. Quan trọng nhất làtính đồng đều về màu sắc và hệ vân không cao do được ghép từ nhiều thanh gỗ khác nhau.

Tóm lại, với điều kiện kinh tế vừa phải thì sử dụng nội thất gỗ tự nhiên ghép thanh sẽ là quyết định sáng suốt.

Nội Thất Miền Bắc y vọng bài viết trên có thể giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn các sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Video liên quan

Chủ Đề