Cách giải bài tập pha loãng dung dịch

Sổ Tay Bài Tập Pha Loãng Cô Đặc Dung Dịch HCl

Pha loãng dung dịch hay cô đặc dung dịch là 2 bài toán ngược nhau, khi giải dạng bài tập này cần chú ý khi pha loãng, nồng độ dung dịch giảm. Còn cô đặc, nồng độ dung dịch tăng. Tuy nhiên dù pha loãng hay cô đặc, khối lượng chất tan luôn luôn không thay đổi.

I.Phương pháp

a)    Đặc điểm:

–         Khi pha loãng, nồng độ dung dịch giảm. Còn cô đặc, nồng độ dung dịch tăng.

–         Dù pha loãng hay cô đặc, khối lượng chất tan luôn luôn không thay đổi.

b)    Cách làm:

–         Có thể áp dụng công thức pha loãng hay cô đặc

TH1: Vì khối lượng chất tan không đổi dù pha loãng hay cô đặc nên.

mdd(1).C%(1) = mdd(2).C%(2)

TH2: Vì số mol chất tan không đổi dù pha loãng hay cô dặc nên.

Vdd(1). CM (1)  =  Vdd(2). CM (2)

Nếu gặp bài toán: Cho thêm H2O hay chất tan nguyên chất (A) vào 1 dung dịch (A) có nồng độ % cho trước, có thể áp dụng quy tắc đường chéo để giải.

1)    Đối với nồng độ % về khối lượng:

2)    Đối với nồng độ mol/lít:

3)    Đối với khối lượng riêng:

Khi đó có thể xem:

– H2O là dung dịch có nồng độ O%

– Chất tan (A) nguyên chất cho thêm là dung dịch có nồng độ 100%

Lưu ý: Tỷ lệ hiệu số nồng độ nhận được đúng bằng số phần khối lượngdung dịch đầu (hay nước hoặc chất tan A nguyên chất) cần lấy đặt cùng hàng

II. Bài tập mẫu

Bài 1: Tính lượng nước cần dùng để pha chế 150g dung dịch HCl 4% từ dung dịch HCl 20%?

Giải:

Cách 1:

Khối lượng HCl có trong 150g dung dịch HCl 4%:

Khối lượng dung dịch HCl 20% có chứa 6g HCl:

Khối lượng nước cần dùng là: 150-30 = 120g

Cách 2: Dùng sơ đồ đường chéo:

     mHClbđ:   20                  4

4

     mnước :  0%                    16

Ta có:  = mHClbđ  +  mnước

=> 150 = mHClbđ  +  mnước  (2)

Từ (1) và (2) => mnước =120g

Bài 2: Tính thể tích dung dịch NaOH 2M cần dùng để pha chế 100ml dung dịch NaOH 0,5M.

Giải:

Cách 1: Số mol NaOH có trong 100ml dung dịch NaOH 0,5M:

n= CM.V = 0,5.0,1 = 0,05 mol

Thể tích dung dịch NaOH 2M trong đó có chứa 0,05 mol NaOH:

VddNaOH =  =  = 0,025 l =25ml

Cách 2:

Bài 3: Có 30g dung dịch NaCl 20%. Tính nồng độ % dung dịch thu được khi:

–         Pha thêm 20g H2O

–         Cô đặc dung dịch để chỉ còn 25g

Giải:

Cách 1:

-Pha thêm 20g H2O

mddsau = mddbđ + mnước = 30+20 = 50g

mddbđ.C%bđ = mddsau.C%sau

=>30.20%=50.C%sau

=> C%sau = 12%

– Cô đặc dung dịch để chỉ còn 25g

mddbđ.C%bđ = mddsau.C%sau

ð 30.20% = 25. C%sau

ð C%sau = 24%

Cách 2:

-Pha thêm 20g H2O

12%

– Cô đặc dung dịch để chỉ còn 25g

24%

III. Bài tập vận dụng

Bài 1 : Phải thêm bao nhiêu gam nước vào 200 ml dd KOH 20% để được dd KOH 16%?

Bài 2: Tính khối lượng nước để pha chế 250g dung dịch H2SO4 5% từ dung dịch H2SO4 25%?

Bài 3: Hòa tan 5,6 lít khí HCl đktc vào 0,1 lít H2O để tạo ra dung dịch HCl.

Tính nồng độ mol/l và nồng độ C% của dung dịch thu được

Bài4 : Tính số ml nước cần thêm vào 2l dung dịch NaOH 1M để thu được dung dịch mới có nồng độ 0,1M ?

Bài 5 : Tính số ml nước cần thêm vào 250ml dung dịch NaOH 1,25M để tạo thành dung dịch 0,5M ?

Bài 6 : Tính số ml dung dịch NaOH 2,5% (D= 1,03g/ml) điều chế được từ 80ml NaOH 35% (D=1,38g/ml)

Bài 7 : Làm bay hơi 500ml dung dịch HNO3 20% (D=1,2g/ml) để chỉ còn 300g dung dịch. Tính nồng độ % của dung dịch này ?

Bài 8 : Tính khối lượng CuSO4 cần để pha chế 60ml dung dịch CuSO4 nồng độ 2M?

Bài 9 :Tính khối lượng muối NaCl và nước cần để pha 60g dung dịch NaCl 20% ?

Cách giải bài tập pha loãng dung dịch

Seri bài tập trắc nghiệm về pha loãng cô đặc dung dịch axit

Bài tập trắc nghiệm: Bài toán về pha loãng, pha trộn dung dịch các chất điện li để đạt được pH định trước

Câu 1: Khi pha loãng dung dịch axit HCl có pH = a ta thu được dung dịch mới có

A.pH > a    B. pH = a    C. pH < a    D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2: Cần trộn 100 ml dung dịch NaOH có pH = 12 với bao nhiêu ml dung dịch NaOH có pH=10 để thu được dung dịch NaOH có pH = 11.

A.1    B.10    C.100    D.1000.

Câu 3: Tính tỷ lệ thể tích khi dung dịch HCl có pH = 1 và dung dịch HCl pH = 4 cần dùng để pha trộn thành dung dịch có pH = 3.

A.1/100    B.1/110    C.100/1    D.110/1

Câu 4: Trộn V1 lít dung dịch axit mạnh (pH = 5) với V2 lít kiềm mạnh (pH = 9) theo tỉ lệ thể tích nào sau đây để thu được dung dịch có pH = 6

Cách giải bài tập pha loãng dung dịch

Câu 5: Trộn V1 lit dung dịch H2SO4 có pH = 3 với V2 lit dung dịch NaOH có pH = 12 để được dung dịch có pH = 11, thì tỷ lệ V1: V2 có giá trị nào?

A. 9:11    B. 11:9    C. 9:2    D. 2:9

Câu 6: Dung dịch HCl có pH = 3, cần pha loãng dung dịch này bằng nước bao nhiêu lần để thu được dung dịch có pH = 4?

A. 10 lần    B. 1 lần    C. 12 lần    D. 100 lần

Câu 7: Trộn 300 ml dung dịch HCl 0,05 mol/l với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/l thu được 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là

A. 0,035    B. 0,0475.    C. 0,0545.    D. 0,0575.

Câu 8: Trộn 150 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và KOH 0,2M với 250ml dung dịch HCl x M. Sau phản ứng thu được 400ml dung dịch có pH=1. Giá trị của x:

A.0,2    B.0,3    C.0,4    D.0,5

Câu 9: Cho 100 ml dd hh gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với V ml dd hh gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dd có pH = 2 . Giá trị V là:

A. 300    B. 400    C. 100    D. 600

Câu 10: Trộn 300 ml dd hh gồm H2SO4 0,1M và HCl 0,15M với V ml dd hh gồm NaOH 0,3M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dd X có pH = 12. Giá trị của V là:

A. 100 ml    B. 150 ml    C. 200 ml    D. 300 ml

Đáp án và hướng dẫn giải

1. A 2. B 3. B 4. B 5. C
6. A 7. D 8. C 9. B 10. B

Nguồn : Sưu tầm internet

TAGs: ch3cooh biết hóa học ba kcl h3po4 hno3 nano3 dich co ph=3 can loang kẽm dư al2s3 fe3o4 fecl3 fe304 feno3 fe o3 fe2o3 200ml vừa đủ co2 k2sio3 kmno4 cu tác pbs 8 4m na2co3 nh3 01m (ph=5) 001m naalo2 nhỏ đá vôi đem 200g hai 220ml ph=5 alcl3 mgcl2 tổng trên ag chuẩn clorua bacl2 na2so4 ba(no3)2 mất nhãn k2so4 cuo màu gì mol/lit hết 20 g oxit caocl2 mno2 nóng kclo3 quặng dolomit bôxit thoát tới đến ống clo đậm tương y fe(no3)2 bột thả viên nhúng một thanh thấy ngâm lá hoà cuno3 tất 300ml mg 05m ph=2 ph=12 h2s 01 lớn nhất kim loại tại sao giữ hiện tượng xm ym nahco3 ph=4 riêng biệt cucl2 4a từng giọt rất rót k2co3 feno33 15 2y 250 08m h2 so4 nh4cl na la 1n k al oh agno3 x1 75m trung ba(oh)2 cus 50ml

Chuyên đề Hóa học lớp 11: Bài toán về pha loãng, pha trộn dung dịch các chất điện li để đạt được pH định trước được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 11 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bài toán về pha loãng, pha trộn dung dịch các chất điện li để đạt được pH định trước

I. Phương pháp giải

Tính số mol axit, bazơ

Viết phương trình điện li

Tính tổng số mol H+, OH-

Viết phương trình phản ứng trung hòa

Xác định môi trường của dung dịch dựa vào pH => Xem xét mol axit hay bazơ dư => tìm các giá trị mà bài toán yêu cầu.

Chú ý: Vdd sau khi trộn = Vaxit + Vbazơ

II. Bài tập ví dụ minh họa

Bài 1: Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M ; HNO3 0,2M ; HCl 0,3M với thể tích bằng nhau thu được dung dịch A . Lấy 300 ml dung dịch A tác dụng với dung dịch B gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M . Tính thể tích dung dịch B cần dùng để sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch có pH = 1. Coi Ba(OH)2 và H2SO4 phân li hoàn toàn ở 2 nấc.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Sau khi trộn 3 dung dịch axit có thể tích bằng nhau ta thu được nồng độ mới của 3 axit là:

CM(HCl) = 0,1 M; CM(HNO3) = 0,2/3; CM(H2SO4) = 0,1/3

Trong 300 ml dung dịch A: nHCl = 0,03 mol; nH2SO4 = 0,01 mol; nHNO3 = 0,02 mol

Phương trình điện li:

H2SO4 → 2H+ + SO42-

HNO3 → H+ + NO3-

HCl → H+ + Cl-

Tổng mol H+ là nH+ = 0,07 mol

Gọi x là thể tích của dung dịch B cần dùng.

nNaOH = 0,2x; nBa(OH)2 = 0,1x

Phương trình điện li:

NaOH → Na+ + OH-

Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-

Tổng số mol OH- là: nOH- = 0,4x

Ta có: H+ + OH- → H2O (Sau phản ứng pH = 1 => dư axit)

Ban đầu: 0,07 0,4x

Pư: 0,4x 0,4x

Sau pư: 0.07-0,4x 0

(0,07-0,4x)/(x+0,3) = 0,1 => x= 0,08 lít

Bài 2: Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a(mol/l) thu được 200 ml dung dịch A có pH = 12.

a.Tính a

b.Pha loãng dung dịch A bao nhiêu lần để thu được pH = 11

Trả lời

a.nH+ = 0,01 mol; nOH- = 0,1a mol

Ta có: H+ + OH- → H2O (Sau phản ứng pH = 12 => dư bazơ)

Ban đầu 0,01 0,1a

Pư: 0,01 0,01

Sau pư: 0 0,01 – 0,1a

(0,01-0,1a)/(0,1+0,1) = 0,01 => a= 0,08 lít

b. Số mol NaOH dư : nOH- = 0,002 mol

Gọi x là thể tích nước thêm vào.

Dung dịch sau pha loãng có pH = 10 => 0,002/(0,2+x) = 0,001 => x = 1,8

Vậy cần phải pha loãng 10 lần.

..........................................

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Bài toán về pha loãng, pha trộn dung dịch các chất điện li để đạt được pH định trước, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.