Cách gieo hạt ớt

Người Mới Bắt Đầu Gieo Hạt Phân Bón Thủy Canh Sâu Bệnh Chế Ngự Sên Lấy Giống Mùa Đông

Theo Mark McMullan

Những hạt giống khỏe mạnh là vật thể sống nằm ngủ yên. Để thu được kết quả nhiều nhất từ hạt giống bạn cần hiểu một chút về nhu cầu của chúng. Hướng dẫn này tập trung vào tất cả các khía cạnh liên quan đến hạt giống ớt và cụ thể là đối với bốn yếu tố cơ bản nhất cần thiết phải có để khuyến khích hạt giống thức giấc: Sức sống của hạt / Độ ẩm / Nhiệt độ / Phương tiện trồng

Khi nào nên bắt đầu gieo hạt?

Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ tùy thuộc vào việc bạn dự định trồng ớt trong nhà hay ngoài trời. Nếu trồng trong nhà nhờ sử dụng ánh sáng nhân tạo, bạn có thể bắt đầu gieo hạt bất cứ lúc nào bạn muốn. Nếu bạn dự định cuối cùng sẽ chuyển cây non ra ngoài, các điều kiện khí hậu địa phương, đặc biệt là nhiệt độ và mức ánh sáng tự nhiên sẽ quyết định thời gian bắt đầu gieo hạt. Ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, thời gian gieo hạt nên vào những tháng mát mẻ nhưng không quá lạnh như các tháng mùa thu và mùa xuân. Phần lớn giống ớt cần ít nhất 6 đến 9 tháng để phát triển đầy đủ và cho hết quả. Bắt đầu từ tháng Hai thường cho quả tới tháng Bảy hay tháng Mười.

Sức sống của hạt
Sức khỏe của mầm giống sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chất lượng của hạt giống ban đầu. Hãy chỉ mua hạt giống từ các nhà cung cấp có uy tín. Các nhà cung cấp tốt xử lý hạt giống bằng hóa chất để loại bỏ các mầm bệnh. Nếu bạn sử dụng hạt giống lấy từ vụ ớt trước, thì thời gian chiết hạt và việc bảo quản hạt đúng cách cũng sẽ ảnh hưởng mạnh tới sức sống của chúng. Xem hướng dẫn về cách lấy giống để biết thêm chi tiết. Các hạt giống được giữ lại nên được thử nghiệm định kỳ để kiểm tra sức sống của chúng.

Để tăng cơ hội trồng được mầm ớt khỏe mạnh, trước khi gieo, nên kiểm tra lại hạt giống. Bạn nên loại bỏ bất cứ hạt nào bị biến dạng, gãy hoặc mất màu. Các đốm đen trên hạt có thể là dấu hiệu của bệnh tật.

Thử nghiệm nảy mầm
Thử nghiệm nảy mầm là phương pháp hữu ích để kiểm tra sức sống của hạt giống mới mua hay hạt giống được cất giữ. Trước khi tiến hành thử nghiệm nảy mầm, hãy thử tìm hiểu thêm một chút về các yêu cầu & thời gian nảy mầm của giống ớt được trồng, đặc biệt là với những giống ớt bạn có ít kinh nghiệm. Hầu hết người trồng ớt đều biết rằng một số loài ớt chinense và ớt dại có tỷ lệ nảy mầm rất kém so và thời gian nảy mày dài. Nên kiên nhẫn vì một số giống ớt như Habanero và Tepin có thể mất tới 6 tuần để nảy mầm.

Để bắt đầu thử nghiệm nảy mầm, hãy đăth một số hạt giống trên mẩu giấy ăn hay giấy vệ sinh ẩm theo hình đường kẻ [cho dễ đếm]. Bạn sử dụng càng nhiều hạt giống, thử nghiệm càng chính xác hơn. Đậy hạt giống bằng một từ giấy khác, cẩn thận gập nó lại và đặt vào trong vật gì đó có thể giữ ẩm như một túi nhựa trong tự dán kín được sử dụng trong tủ lạnh. Bảo quản túi đó ở nơi có nhiệt độ ấm áp thường xuyên, một tủ sấy bát hoặc trên một đệm sưởi chẳng hạn. Sau 5-10 ngày, hãy đếm và loại ra những hạt giống đang nảy mầm. Bỏ những hạt giống đó vào chậu và tính tỷ lệ nảy mầm [tỷ lệ phần trăm những hạt giống nảy mầm so với tổng số hạt giống được thử nghiệm]. Nếu sau một vài tuần nữa mà không có thêm hạt ớt nào nảy mầm, bạn có thể khá chắc chắn rằng tất cả các hạt giống khỏe mạnh có thể nảy mầm thì đã nảy mầm.

Hãy nhớ rằng một tỷ lệ nảy mầm cao không có nghĩa là bạn sẽ có nhiều cây ớt khỏe mạnh và phát triển tốt, vì chúng có thể sẵn sàng mọc mầm trên khăn giấy ấm áp nhưng lại khó phát triển đến trưởng thành. Các mầm ớt non có sức sống yếu thường dễ bị thay đổi hay bị bệnh hơn. Để đảm bảo trồng được ít nhất một mẫu cây ớt khỏe mạnh cho mỗi giống ớt, bạn nên sử dụng ít nhất nửa tá hạt giống. Xin lưu ý rằng khi hạt giống đã mọc mầm, chúng sẽ cần nhiều ánh sáng để phát triển. Nếu bạn tiếp tục không cho chúng ánh sáng tốt [dù là ánh sáng nhân tạo hay ánh sáng tự nhiên] bạn sẽ có nhiều cây ớt mọc cao khẳng khiu. Hầu hết hạt giống được cung cấp bởi những nhà cung ứng giống thương mại sẽ có tỷ lệ nảy mầm trên 80%. Những hạt giống thừa từ những túi giống có tỷ lệ nảy mầm dưới 50% nên được thử nghiệm lại và báo cho nhà cung cấp nếu vẫn có tỷ lệ nảy mầm thấp.

Cải Thiện Khả Năng Nảy Mầm
Người trồng ớt và các công ty cung cấp hạt giống sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để cố gắng nâng cao tỷ lệ nảy mầm. Trong số những kỹ thuật phổ biến nhất có kỹ thuật Rạch Nông Cơ Học & Tẩm Hóa Chất:

Với kỹ thuật Rạch Nông Cơ Học, ý tưởng ở đây là loại bỏ một phần; hoặc cả vỏ mỏng bên ngoài hạt giống để hỗ trợ sự nảy mầm. Việc này có thể thực hiện bằng một con dao sắc hay một mẩu giấy ráp.

Với kỹ thuật Hóa Chất [tẩm], ý tưởng ở đây là làm mềm vỏ hạt giống hay bắt chước quá trình hóa học của hệ tiêu hóa của loài chim như một cách tự nhiên để khuyến kích sự nảy mầm cảu hạt giống. Đó là một lĩnh vực có nhiều tính giai thoại và dân gian của những người trồng ớt và công việc là tẩm hạt giống ớt bằng một trong nhiều hóa chất từ những dung dịch hóc môn ngoại nhập chẳng hạn như axit gibberellic [GA3] cho đến nước máy thông thường, nước trà loãng và thậm chí cả phân chim bồ câu.

Trên thực tế, chỉ cần nhúng hạt giống trong nước máy thông thường qua đêm để làm mềm vỏ ngoài của hạt là đủ hiệu quả như bất kỳ liệu pháp hóa học nào khác đối với hầu hết các giống ớt. Việc rửa hạt giống bằng giấm gạo cũng giúp giảm những vấn đề liên quan đến các mầm bệnh có trong hạt. Phương pháp nước trà và phân chim bồ câu cũng cho nhiều thành công đối với một số giống ớt dại và ớt Trung Quốc ngoan cố cho dù sau đó hơi có mùi!

Phương pháp làm mềm hạt giống phổ biến ở Việt Nam là xử lý bằng nước ấm "3 sôi 2 lạnh" [khoảng 50-55oC]trong 30 phút, rồi hong khô dưới ánh nắng nhẹ.


Phương Pháp Túi Trà:
Chất tanin trong trà [sẽ làm mềm vỏ hạt giống] được tin rằng là nhân tố đứng sau thành công của phương pháp này. Tất cả các loại trà đều có thể sử dụng được, nhưng một số người trồng ớt cho rằng trà hoa cúc đặc biệt tố vì những đặc tính kháng nấm mốc của nó được cho là sẽ làm giảm vấn đề úng nước.

Các bước:

1. Bỏ túi lọc ra và uống hết trà trong ấm.
2. Làm một tách trà khác bằng túi trà cũ và để nguội trong vài phút. Bạn đã có một dung dịch trà loãng.
3. Đặt các hạt giống đang ở giữa hai miếng khăn giấy ăn trên một đĩa nông và rót trà vào đủ để làm ướt [uống trà còn lại đi chứ!].
4. Cẩn thận gập khăn giấy lại và dặt vào một chỗ ấm áp qua đêm.
5. Sau nhũng công việc khó khăn này, hãy tự thưởng cho mình một tách trà nữa nào!

Độ Ẩm
Trong quá trình nảy mầm, hạt giống hút nước và bắt đầu nở ra cho đến khi những mầm nhỏ trồi lên từ dưới lớp vỏ ngoài của hạt và bắt đầu tự làm thức ăn bằng cách quang hợp. Mặc dù độ ẩm là rất cần thiết cho quá trình nảy mầm, phương tiện dùng để gieo hạt được sử dụng nên ẩm chứ không ướt. Các môi trường ướt và ngập nước sẽ tạo điều kiện cho úng nước và hình thành mốc và hạt giống có thể bị thối thay vì nảy mầm.

Nhiệt Độ Đất Trồng
Cây ớt, cũng như người bà con khoai tây, là cây trồng thích nghi với thời tiết ấm. Điều này có nghĩa là cũng như môi trường ẩm, hạt giống ớt cần đủ nhiệt độ để thức giấc. Giấc ngủ của hạt giống ớt là cơ chế sinh tồn bên trong hạt để ngăn hạt nảy mầm trong những điều kiện giá lạnh có thể làm chết các mầm non.

Tuy nhiên, ngay cả trong những điều kiện tối ưu, quá trình nảy nầm vẫn có thể chậm chạp và bất thường do mức độ giấc ngủ khác nhau rõ rệt giữa các loài ớt.

Các loài ớt dại và ớt Trung Quốc nguồn gốc nhiệt đới đặc biệt có xu hướng "ngủ sâu nhất", biểu biện là thời gian nảy mầm rất chậm của chúng [thường lên tới 6 tuần] và những yêu cầu về nhiệt độ đất trồng cao hơn [23oC-32oC]. Mặt khác, hạt giống của các loài ớt annuum; gồm ớt chuông và nhiều giống ớt trang trí có giấc ngủ yếu hơn và sẽ sẵn sàng nảy mầm ngay cả ở nhiệt độ thấp hơn [10oC-23oC].


Bất kể loài ớt nào, một quy tắc chung mà bạn cần nhắm tới là giữ nhiệt độ ở khoảng [24oC-32oC] với mức tối ưu được tin là ở khoảng 30oC. Anh sáng không quan trọng đối với quá trình nảy mầm, quan trọng là có một nguồn nhiệt. Khay nhân giống, tủ sấy bát, trên nóc tủ lạnh hay thậm chí một chiếc chăn điện là những nơi rất tốt để tạo ra các điều kiện nảy mầm.




Phương Tiện Trồng

Có rất nhiều hỗn hợp đất trồng để bạn có thể chọn lựa. Với người trồng cây chuyên nghiệp thì mỗi người đều có những bí mật riêng của mình. Than bùn và phân ủ từ đất mùn, peclit [một dạng tro núi lửa]; chất khoáng [chất khoáng làm nở bằng nhiệt], các khối bông đá và những giải pháp thủy canh được sử dụng phổ biến. Vậy thứ nào là tốt nhất? Chà, còn khó trả lời hơn việc liệt kê tên tất cả 3500 giống ớt!

Nhiều người trồng cây có kinh nghiệm ủng hộ kỹ thuật thủy canh [trồng cây trong những dung dịch hóa chất thay vì đất trồng] vì nó có nhiều ưu điểm. Một trong những trở ngại đó là chi phí. Các phương tiện gieo hạt từ đất trồng truyền thống dễ sử dụng hơn đối với những người mới vào nghề nên ở đây sẽ tập trung vào lĩnh vực này. Cây ớt thích mọc ở đất trồng nhẹ nhàng, thoát nước tốt và có độ pH khoảng 6 [axit nhẹ]. Rễ cây con cũng cần không khí cũng như nhiệt độ và độ ẩm đầy đủ. Việc bổ sung peclit hay chất khoáng vapf các hỗn hợp đất cằn sẽ giúp giảm nén và tăng cường sự thông thoáng của đất. Khi bắt đầu gieo hạt, bạn cũng nên tránh những hỗn hợp đất trồng nhiễm mặn, bột xương hay các loại phân bón khác vì chúng có thể làm cháy rễ non. Bên cạnh đó, bạn nên bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng phân ủ không có than bùn nếu có thể.

Đu sao đi nữa, một hỗn hợp phân ủ từ hạt không có than bùn, trộn với một ít chất khoáng, peclit hay cát sẽ đảm bảo cho mầm ớt non bắt đầu cuộc sống trên gốc rễ vững chắc của chúng.

Hỗn hợp đất trồng mẫu:
Năm phần phân ủ từ hạt không có than bùn trộn với một phần chất khoáng và một phần Peclit

Chỉ sử dụng phân ủ hạt tươi khi bắt đầu gieo hạt. Không sử dụng đất vườn hay phân ủ để hở trước đó đã nằm trong chuồng khá lâu. Cả hai loại đó đều có thể chứa cỏ dại, sâu bọ và các mầm nấm có thể giết chết các mầm non nhỏ bé gần như ngay sau khi chúng nảy mầm. Sau cùng, các hỗn hợp đất trồng khử trùng rất rẻ tiền và có sẵn ngay ở giữa vườn. Nếu bạn thực sự muốn sử dụng đất vườn hay đất trồng cũ, hãy chắc chắn rằng đất sạch cỏ dại và được khử trùng để loại trừ các sinh vật có hại có thể có trong đất. Bạn có thể khử trùng đất bằng cách rót nước sôi lên hoặc đun nóng trong lò có nhiệt độ khoảng 80oC trong 45 phút. Tuy nhiên, lò nướng của bạn có thể có mùi! Khay đựng gieo hạt cũng nên được rửa sạch bằng nước sôi và một dung dịch tẩy loãng trước khi sử dụng để loại trừ mầm bệnh. Khay gieo hạt nhiều ngăn đặc biệt tiện lợi vì dễ dàng hơn trong quá trình chuyển cây sang chậu.

Một nguyên nhân phổ biến dẫn đến thất bại là gieo hạt quá sâu. Hạt ớt có đủ thức ăn bên trong nó trong một thời gian phát triển hạn chế và hạt được gieo quá sâu sẽ sớm tiêu hết năng lượng và chết trước khi vươn tới bề mặt. Mẹo hay là đặt hạt giống ớt trên bề mặt đất và sử dụng một chậu cây [có nhiều lỗ nhỏ ở đáy] để nhẹ nhàng rây hỗn hợp đất trồng lên trên hạt, phủ lớp đất khoảng 2 đến 3mm. Cuối cùng, dù là gieo hạt giống gì đi nữa, hãy nhớ dán nhãn cho chúng. Không có gì tệ hơn việc phải chờ tháng này qua tháng khác trước khi có thể xác định là mình đã trồng cây gì. Đặc biệt là khi có tới hơn 3000 giống ớt để đoán. Khi mầm ớt nhú lên hãy xem bước tiếp theo của kỹ thuật trồng ớt. Kỹ thuật chuyển mầm ớt vào chậu cây được mô tả ngắn gọn trong phần Dành cho người mới bắt đầu.


Kỹ thuật trồng ớt tại Việt Nam


Kỹ thuật trồng Ớt chỉ thiên


Phương pháp trồng ớt ngọt

Bản Đồ Trồng Ớt Việt Nam

Danh mục các địa phương trồng ớt tập trung tại Việt Nam


Sản Lượng Ớt Thế Giới

Tóm lược về tình hình sản xuất ớt tại những quốc gia có sản lượng lớn


Người Mới Bắt Đầu Gieo Hạt Phân Bón Thủy Canh Sâu Bệnh Chế Ngự Sên Lấy Giống Mùa Đông

Video liên quan

Chủ Đề