Cách hạch toán bảo hành xe máy miễn phí năm 2024
Số lượng doanh nghiệp sữa chữa ô tô tăng lên kéo theo nhu cầu lớn về kế toán. Ngành sửa chữa ô tô có đặc thù riêng nên kế toán cần hiểu rõ nhiệm vụ và đáp ứng tốt những vấn đề liên quan đến chuyên môn, đặc biệt trong việc hạch toán. Dưới đây là hướng dẫn các cách hạch toán kế toán doanh nghiệp sửa chữa ô tô mà người làm kế toán cần nắm rõ. Show Trong bất kỳ ngành nghề nào, để có thể hoàn thành tốt công việc, bạn cần xác định rõ nhiệm vụ mình cần làm. Đối với kế toán doanh nghiệp sửa chữa ô tô cũng vậy, bạn cần phải biết mình đang theo dõi và hạch toán những tài khoản nào và cần lập những báo cáo nào. Cụ thể, nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp sửa chữa ô tô hằng ngày bao gồm:
Hướng dẫn hạch toán kế toán doanh nghiệp sửa chữa ô tôKế toán doanh nghiệp sửa chữa ô tô sẽ bao gồm cả hoạt động thương mại (bán phụ tùng). Và hoạt động dịch vụ ( dịch vụ sửa chữa ). Thông thường, chúng ta khó có thể phân biệt đâu là hoạt động thương mại, và đâu là hoạt động sửa sửa để xác định chi phí 621 cho chính xác. Thực tế cho thấy, đối với phụ tùng thì khách hàng phải mua rồi mới thay thế, doanh nghiệp bán theo giá bán chứ không phải theo giá vốn nên cần phải tách rỗ hoạt động này ra khỏi hoạt động sữa chữa và xem đó như là một hoạt động thương mại. Hạch toán kế toán doanh nghiệp kinh doanh phụ tùng và sữa chữa ô tô sẽ có hai hướng chính như sau: Đối với hoạt động sửa chữa ô tôĐối với hoạt động sữa chữa ô tô, đối tượng tính giá thành có thể là từng chiếc xe cụ thể, công việc sửa chữa hoặc tính chung cho tất cả. Tùy từng yêu cầu mà kế toán cần xây dựng các thức tập hợp chi phí và tính giá giá thành cho phù hợp. Thông thường, chủ doanh nghiệp sẽ muốn biết lãi/lỗ theo từng xe sửa chữa nên kế toán phải tính giá thành cho từng xe. Khi đó cần thiết lập để tính giá thành theo xe như sau:
Khi có xe khách đến liên hệ, thợ chính sẽ kiểm tra tình trạng xe hư hỏng và miêu tả công việc cụ thể cần làm và sửa chữa về tình trạng xe cho khách hàng biết. Tiếp đến, khách hàng yêu cầu làm bảng báo giá cho các hạng mục sữa chữa hư hỏng đó, khách hàng xem xong duyệt chấp nhận bàn giao xe cho sửa chữa. Sau đó, khi tiền hành lập kế hoạch sửa chữa, bạn cần xác định phần nào gia công sửa chữa, phần nào phải thay mới phụ tùng thay thế, tháo dỡ theo đúng quy trình định trước t của thợ cả. Sau khi sữa chữa xong, kế toán làm bảng tổng hợp quyết vật liệu nhân công cho xe đó và giao cho khách hàng giữ 2 bản, mình giữ 2 bản để sau này làm căn cứ xuất hóa đơn. Hoặc nếu không, bạn cũng có thể làm hợp đồng và xuất theo hợp đồng tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp quản lý. Đối với hoạt động mua bán phụ tùngPhụ tùng sửa chữa xe mua về nhập kho thì tiến hành làm phiếu và nhập kho như bình thường, cụ thể:
Nợ TK 152. Nợ TK 1331. Có TK 111, 112, 331. Khi xuất kho sử dụng sửa chữa xeKhi xuất kho sử dụng sửa chữa xe thì làm phiếu xuất kho phiếu xuất kho này dùng kẹp các chứng từ sau này, cụ thể:
Nợ TK 621 (có mã chi phí theo dõi riêng cho từng biển số xe). Có TK 152. Đối với chí phí nhân công sửa chữa xeĐể là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính thuế TNDN, bạn phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục sau:
Lưu ý, nếu thiếu 1 trong số các thủ tục trên, cơ quan thuế sẽ loại trừ vì cho rằng bạn đang đưa chi phí khống vào và bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN. Nợ TK 622. Có TK 334. Đối với chi chi phí sản xuất chungĐây là chi phí khấu hao tài sản, máy móc thiết bị phụ sửa chữa: xe nâng, xe cẩu…phân bổ chi phí trước dài và ngắn hạn công cụ dụng cụ: cà lê, mỏ lết, đũa vặn…và các chi phí chung khác điện nước khác. Nợ TK 627,1331. Có TK 111,112,331,142,242. Công cụ dụng cụ, TSCĐ tiến hành phân bổ và theo dõi theo QĐ45 tùy theo sử dụng bộ phận nào phân bổ cho bộ phận đó. Chưa sửa chữa xong và chưa xuất hóa đơn VATNếu cuối tháng xe chưa sửa chữa xong và chưa xuất hóa đơn VAT thì treo ở TK 154 Nợ TK 154. Có Tk 621. Có TK 622. Có TK 627. Khi sửa chữa xong và ra xưởngKhi xe ra xưởng thì kết chuyển (gửi khách hàng bảng quyết toán chi phí sửa chữa + hóa đơn VAT+Phiếu giao xe) |