Cách kiểm tra card đồ họa laptop

Card màn hình là một trong những bộ phận quan trọng trên laptop được nhiều người dùng quan tâm. Dưới đây sẽ là hướng dẫn những cách kiểm tra card đồ hoạ laptop đơn giản nhất.

Card đồ hoạ laptop để làm gì?

Card màn hình hay còn gọi là card đồ họa [GPU] là một thiết bị chuyên chịu trách nhiệm xử lý các thông tin dạng hình ảnh trên máy tính máy tính như màu sắc, độ phân giải, độ tương phản... của hình ảnh, video trở nên sống động và mượt mà hơn. Tùy thuộc vào cấu tạo, card màn hình được chia thành 2 loại: Card màn hình rời và card onboard được tích hợp sẵn trên main của máy tính.

Card màn hình hay còn gọi là card đồ họa [GPU]

Tại sao laptop cần có card đồ hoạ?

Việc kiểm tra card đồ họa laptop rất cần thiết khi bạn muốn mua máy mới hay nâng cấp thiết bị. Card màn hình đóng vai trò quan trọng nhất trong xử lý các công việc thiết kế hình ảnh đồ họa như 2D, 3D, hay edit video.

Card đồ hoạ laptop đóng vai trò quan trọng nhất trong xử lý hình ảnh

Card đồ họa là thiết bị trao đổi giữa mainboard và màn hình máy tính, giúp giải mã các thông tin dạng hình ảnh và video. Cấu tạo của card màn hình gồm hai bộ phận chính là bộ xử lý đồ họa GPU và bộ nhớ đồ họa, trong đó GPU là quan trọng hơn cả.

Tổng kết lại, card đồ họa là bộ phận quyết định quá trình chơi game, xem ảnh, video, học tập hay thiết kế đồ họa trên laptop, máy tính có tốt hay không. Do đó việc kiểm tra card màn hình laptop quan trọng không kém gì việc xem cấu hình CPU của máy. 

Cách kiểm tra laptop có card màn hình hay không?

Chi tiết các bước kiểm tra card màn hình laptop có hay không rất đơn giản như sau:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím “Windows + R” để mở cửa sổ RUN và nhập lệnh “dxdiag”, nhấn Enter.

Bước 2: Tại cửa sổ DirectX Diagnostic Tool, bạn chọn tab Display. Tab. Tại đây sẽ hiển thị đầy đủ thông tin về card màn hình laptop của bạn, nếu có. 

Kiểm tra card đồ họa laptop trên máy tính

Ví dụ: Nếu thông tin hiện là Intel[R] HD Graphics 630 thì chính là tên card màn hình onboad đang được sử dụng trên laptop của bạn.

Ngoài cách này, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số phần mềm kiểm tra card màn hình laptop phổ biến, để kiểm tra chi tiết hơn thông tin thiết bị nhé!

>> XEM THÊM: Có mấy loại card đồ họa cho laptop?

Kiểm tra laptop có card rời hay không?

Với những người làm công việc thiết kế đồ họa, thiết kế 2D - 3D, dựng phim hay game thì card màn hình rời là một thành phần quan trọng không thể thiết nhằm giúp nâng cao hiệu năng xử lý đồ họa của máy mạnh mẽ hơn và cho độ phân giải màn hình cao hơn.

Trước khi tiến hành kiểm tra card đồ họa trên laptop, bạn cần phân biệt 2 loại card màn hình rời và card màn hình onboard là gì:

  • Card Onboard: Loại card đồ họa này sẽ được tích hợp sẵn trên mainboard của máy tính, cho phép xử lý các tác vụ đồ họa có độ phân giải trung bình.
  • Card màn hình rời: Loại card này sẽ đáp ứng tốt yêu cầu hình ảnh có độ phân giải cao, và giúp chơi game không giật lag, màu sắc hiển thị trung thực hơn cho dân thiết kế. 

Để phân biệt và nhận biết 2 loại card này bạn có thể kiểm tra bằng mắt thường. Hãy tìm kiếm trên thân laptop có gắn logo của các hãng cung cấp card màn hình như Nvidia, AMD - ATI… hoặc biểu tượng card đồ hoạ hay không, Nếu không có thì khả năng cao laptop của bạn chỉ sử dụng card màn hình onboard. 

Kiểm tra card đồ họa trên laptop rời bằng mắt thường

Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra card đồ họa laptop là rời hay onboard, cùng các thông tin khác về thiết bị trong phần cài đặt của laptop. Với những những chiếc laptop đã cài đặt đầy đủ driver cấu hình máy thì bạn tiến hành kiểm tra card đồ họa như sau: Từ màn hình desktop, bạn nhấn chuột phải thì sẽ thấy ngay biểu tượng card đồ họa. Nếu hiển thị là Nvidia, Ati hay Amd thì chắc chắn laptop của bạn đang sử dụng card màn hình rời. Ngược lại thì khả năng máy chỉ dùng card onboard.

Như vậy qua bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về card màn hình là gì, phân loại, cấu tạo, nhiệm vụ cũng như cách kiểm tra card màn hình laptop chi tiết để biết được khả năng tương thích với máy tính và chất lượng xử lý hình ảnh có tốt không.

>> THAM KHẢO: Card đồ hoạ AMD là gì? Tại sao lại vượt mặt Nvidia?

Chính lê văn 26/05/2021

Bạn không nhất thiết phải cài phần mềm bên thứ ba để xem được card màn hình, chúng ta có thể xem thông tin card màn hình cũng như các thông tin khác như RAM, CPU, Windows 32 hay 64bit trực tiếp trên Windows 10 qua các cách sau:

Cách đầu tiên để xem thông tin card màn hình trên Windows 10 là xem trực tiếp trên màn hình desktop hay cụ thể hơn là trên thanh Taskbar của Windows 10.

Chuột phải trên màn hình Desktop > Bạn sẽ thấy tên củ các hãng card màn hình trong máy tính.

Bằng phương pháp này bạn sẽ biết được số card màn hình máy đang có và các hãng sản xuất.

Để biết rõ tên dòng card màn hình, bạn có thể xem trong Task Manager bằng thanh taskbar trên desktop:

- Bước 1: Nhấp chuột phải vào thanh Taskbar > Chọn Task Manager.

Bấm vào đây để khởi chạy Task Manager

- Bước 2: Phần mềm Task Manager sẽ hiện ra > Bấm vào mục Performance > Cuộn xuống phần các GPU để xem các loại card màn hình trong máy và hiệu năng của card màn hình.

Số GPU và hiệu năng GPU sẽ được hiện tại đây

- Bước 1: Bấm tổ hợp phím Windows + R > Nhập dòng chữ dxdiag > Bấm Enter.

Nhập xong và bấm OK hoặc Enter

- Bước 2: Chọn thẻ Display > Xem thông số card màn hình ở mục Device.

Bạn có thể xem nhiều thông số của card màn hình tại đây

Bạn có thể xem thông tin nhà sản xuất, VRAM của card màn hình tại đây.

- Bước 1: Bấm tổ hợp phím Windows + X > Chọn Device Manager.

Device Manager hay còn gọi là trình quản lý thiết bị

- Bước 2: Nháy đúp chuột vào mục Display adapters > Tên của các loại card màn hình sẽ hiện ra.

Tên hãng và loại card màn hình của bạn sẽ hiện ra

- Bước 1: Bấm tổ hợp phím Windows + R để mở hộp Run > Nhập msinfo32 > bấm OK.

Hãy bấm đúng lệnh nhé

- Bước 2: Cửa sổ System Information sẽ mở ra > Chọn System Summary > Chọn Components > Display.

Trong đây sẽ hiện tên card đồ họa và thông tin về driver của card

Ngoài những phương thức trên, bạn có thể dùng phần mềm bên thứ ba như CPU-Z để xem thông số card màn hình. GPU-Z sẽ cung cấp nhiều thông tin liên quan đến cấu hình đồ họa của máy tính hơn. Dưới đây là video hướng dẫn tải, cài đặt và sử dụng phần mềm GPU-Z:

- Bước 1: Tải GPU-Z TẠI ĐÂY.

- Bước 2: Chạy file vừa tải > Bấm Not now để khởi chạy GPU-Z.

Bạn không cần cài đặt, bấn Not now để chạy trực tiếp

Phần mềm cung cấp rất nhiều thông số về card đồ họa trong máy tính

Dưới đây là phần giải thích ngắn gọn các thông số cơ bản của card màn hình:

- Name: Ở đây sẽ hiển thị tên hãng và tên dòng của card màn hình.

- Texture Fillrate: Tốc độ làm đầy hay còn gọi là tốc độ vẽ điểm ảnh của card đồ hoạ.

- Memory Type: Loại bộ nhớ GDDr. Dung lượng trên cùng 1 loại GDDr càng cao thì sức mạnh xử lý càng mạnh. Nhưng nếu bộ nhớ thấp hơn nhưng số GDDr cao hơn thì chưa chắc xử lý kém hơn bộ nhớ GDDr thấp nhưng dung lượng cao hơn. Ví dụ: 4GB GDDr3 chưa chắc mạnh hơn 2GB GDDr5.

- Memory Size: Dung lượng bộ nhớ RAM trong card màn hình. Dung lượng càng cao thì khả năng duy trì dựng đồ hoạ càng tốt.

- Bandwidth: Bằng thông giữa tốc độ truyền của chip xử lý VGA và bộ nhớ RAM. Băng thông càng cao thì càng tốt.

- Memory Clock: Tốc độ xung nhịp của bộ nhớ RAM. Chỉ số này càng cao càng tốt, đối với GDDr 3 thì chỉ số giống với trên phần mềm, đối với bộ nhớ GDDr 5 thì nhân lên 4 lần. Ví dụ 1000 MHz trên GDDr3, trên GDDr5 là 4000 MHz.

Một số mẫu laptop đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động có hỗ trợ card màn hình:

Hy vọng bài viết giúp ích bạn trong việc xem và tham khảo card màn hình máy tính!

Video liên quan

Chủ Đề