Cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ đoạn thơ

Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn có 2 phần, đọc hiểu và làm văn. Phần làm văn bao gồm câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Riêng câu nghị luận văn học chiếm số điểm cao nhất. Để làm tốt câu nghị luận văn học về một bài thơ, đoạn thơ, học sinh cần lưu ý những điểm sau đây để đạt được điểm cao.

Phần mở bài - giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ [hoàn cảnh sáng tác, vị trí, xuất xứ]; trích dẫn bài thơ, đoạn thơ. Thân bài - làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ [dựa theo các ý tìm được ở phần tìm ý]; bình luận về vị trí đoạn thơ, đoạn thơ. Kết bài - đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ.

Sơ đồ tư duy nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:

Ví dụ trong hai khổ thơ đầu của bài thơ “Sóng” [Xuân Quỳnh], nhân vật trữ tình soi vào sóng để tự nhận thức về tình yêu:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

Đến hai khổ thơ cuối, tình yêu tan vào sóng để dâng hiến và bất tử:

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tình yêu trong các khổ thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét về sự vận động của hình tượng sóng và em.

Thí sinh có thể phân tích bài thơ theo hướng gợi ý sau. Mở bài, giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và tác phẩm “Sóng” và vấn đề cần nghị luận: "Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước, là thi sĩ của tình thương, lòng trắc ẩn và hồn thơ nữ tính. Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967, in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, là bài thơ viết về tình yêu tiêu biểu cho hồn thơ giàu chất nữ tính của Xuân Quỳnh. Khái quát vấn đề cần nghị luận".

Thân bài, nêu lên vẻ đẹp tình yêu qua các đoạn trích của bài thơ “Sóng”: "Khổ 1 và khổ 2, nhân vật trữ tình soi mình vào sóng để nhận thức về tình yêu: Những dạng thức tồn tại của sóng cũng là những trạng thái tâm hồn đầy mâu thuẫn, phức tạp trong tình yêu của em: dữ dội - dịu êm; ồn ào - lặng lẽ...

Con sóng luôn muốn tìm đến đại dương bao la để thỏa sức vẫy vùng vì không chịu được sự nhỏ bé, hạn hẹp của những dòng sông. Em cũng thế, cũng luôn muốn tìm thấy một tình yêu bao dung, rộng lớn để có thể hiểu nổi mình.

Sóng luôn tồn tại như một quy luật bất biến trên cõi đời, khi nào trái đất còn quay thì đại dương vẫn còn bao la, xanh thẳm, dù xưa hay nay vẫn thế. Tình yêu cũng trở thành quy luật bất biến trong đời sống nhân loại, nhất là tình yêu luôn gắn với tuổi trẻ hồn nhiên, sôi nổi, nhiệt thành như tình yêu của em.

Khổ 8 và khổ 9, tình yêu tan vào sóng để dâng hiến và bất tử: Khi đứng trước đại dương, em – cái tôi trữ tình của người con gái đang yêu - nhận ra rằng biển cả dù lớn thì cũng đều có giới hạn: bến bờ. Từ đó, trong lòng em gợn lên những suy tư, trăn trở, lo âu khi nhận ra sự ngắn ngủi, hữu hạn của đời người [khổ 8].

Biển cả dẫu có giới hạn như cuộc đời mỗi người nhưng những con sóng không bao giờ ngơi nghỉ cũng như tình yêu đã trở nên bất diệt, song hành mãi mãi cùng nhân loại. Từ những chiêm nghiệm ấy, em đã ao ước, khát khao hướng đến một tình yêu trường tồn, vĩnh hằng; cái tôi yêu đương đã sẵn sàng dâng hiến để trở nên bất tử. [khổ 9]".

Những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ viết theo thể thơ năm chữ nhịp ngắn, giàu nhạc điệu, hình ảnh ẩn dụ đồng hiện giữa sóng và em; từ ngữ, hình ảnh khơi gợi nhiều cảm xúc.

Nhận xét về sự vận động của hình tượng sóng và em: "Ở hai khổ đầu, sóng chỉ đơn thuần là một chi tiết nghệ thuật được nhân vật trữ tình chiêm ngưỡng với những suy ngẫm sâu xa để từ đó phát hiện giữa sóng và em có những tương đồng đến kì lạ: đầy phức tạp, bí ẩn nhưng đã khái quát hóa thành quy luật trường tồn.

Đến hai khổ cuối, sóng không còn đóng vai đối tượng khơi gợi cảm xúc nữa mà thật sự trở thành hình tượng song hành, đồng hiện cùng với hình tượng em. Khát vọng của em tan ra thành trăm con sóng; giai điệu của sóng cũng là lời bài hát ca ngợi một tình yêu trường tồn để âm giai của cả em và sóng cùng hòa nhịp đến vĩnh hằng ngàn năm còn vỗ.

Em ở hai khổ thơ đầu là cái tôi đang nung nấu một tình yêu cháy bỏng, đầy cung bậc cảm xúc. Cái tôi ấy dễ dàng rung động trước hình ảnh giàu tính biểu cảm với tình yêu như sóng và cái tôi ấy cũng ẩn chứa bao giai điệu đẹp của khát vọng, của những nỗi bồi hồi trong trái tim của một cô gái trẻ.

Đến hai khổ cuối, qua một hành trình đồng hành cùng sóng với những bí ẩn không lời đáp, với nỗi nhớ, với khát khao vượt qua tất cả để hướng về nhau, cái tôi tình yêu trong em dường như có sự trưởng thành.

Không còn là cái tôi đầy xúc cảm phức tạp nữa mà suy tư của em tập trung cho những lo âu, trăn trở về cuộc đời ngắn ngủi, hữu hạn có thể biến tình yêu thành điểm chết tuyệt vọng.

Đó vẫn là một cái tôi đầy mãnh liệt, khao khát nhưng không phải từ một ái tình liều lĩnh, bất chấp mà là cái tôi muốn hòa vào sự bất tử của thiên nhiên để hát mãi khúc tình ca.

Em và sóng từ hai hình tượng tách bạch, đơn lẻ đã có sự hòa quyện, đồng điệu trong ngòi bút đầy tinh tế. Sự vận động của hai hình tượng cũng là sự chuyển biến trong mạch cảm xúc của Xuân Quỳnh, nhà thơ vốn dĩ đầy khao khát yêu thương".

Đánh giá chung cả bài thơ, thí sinh cần khẳng định lại ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. Nêu bài học liên hệ là hướng tới tình yêu trong sáng; sự trưởng thành trong tình yêu.

Phan Thế Hoài[giáo viên]

Bài viết dưới đây làm rõ những vấn đề liên quan đến dạng đề nghị luận về một đoạn thơ bài thơ

Với mong muốn giúp các em hiểu rõ, sâu rộng hơn những kiến thức cơ bản trước khi làm bài, Đọc tài liệu sẽ cùng các em đi vào tìm hiểu khái niệm, phân tích đầy đủ các bước cần thiết để có thể viết được một bài văn nghị luận đạt điểm cao nhé

Cùng bắt đầu..

I Khái niệm cơ bản của nghị luận về một đoạn thơ bài thơ

Những khái niệm quan trong bạn cần ghi nhớ nếu muốn viết được một bài văn đạt điểm cao:

1. Nghị luận về một đoạn thơ bài thơ là gì?

- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

- Là quá trình sử dụng những thao tác làm văn để làm rõ tư tưởng, phong cách nghệ thuật của thơ đã tác động tới cảm xúc thẩm mĩ, tư duy nghệ thuật và những liên tưởng sâu sắc của người viết.

- Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.

Tham khảo thêm: Soạn bài Nghị luận về một bài thơ đoạn thơ

2. Đặc điểm cơ bản

- Hình thức chính của kiểu bài nghị luận này là phân tích hoặc bình giảng.

- Đề bài có cấu tạo chia làm hai loại:

  • Một loại đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức tiến hành bài làm: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ, cảm nhận, gợi cho em những suy nghĩ gì,…
  • Một loại đề không có những từ ngữ định hướng

3. Các dạng đề của nghị luận về một đoạn thơ bài thơ

Đề bài của dạng bài văn nghị luận này sẽ có những dạng cụ thể sau:

  • Phân tích toàn bộ bài thơ.
  • Phân tích một đoạn thơ.
  • Phân tích một khía cạnh trong đoạn thơ, bài thơ.
  • Phân tích một hình ảnh, chi tiết trong bài thơ.
  • So sánh giữa hai bài thơ, hai đoạn thơ.
  • Nghị luận ý kiến bàn về bài thơ, đoạn thơ

II Cách làm bài văn nghị luận về môt đoạn thơ bài thơ

1. Kỹ năng phân tích đề

- Tùy yêu cầu đề bài mà chúng ta thực hiện theo đúng ý trong đó, như trong đề có yêu cầu về mệnh lệnh hoặc vấn đề cần nghị luận thì nên thực hiện đúng theo yêu cầu đó.

- Các từ ngữ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài

  • Phân tích: yêu cầu phải phân tích đoạn thơ, bài thơ, đi sâu vào các phần nhỏ của nó để rút ra những nhận định cần thiết.
  • Cảm nhận: lưu ý đến ấn tượng và cảm thụ riêng của người viết về đoạn thơ, bài thơ đó, nhấn mạnh đến yếu tố cảm thụ chủ quan.
  • Suy nghĩ: nhằm nhấn mạnh tới những suy nghĩ riêng, những kết luận rút ra trên cơ sở suy luận về những yếu tố nội dung, nghệ thuật và kết luận lô-gíc rút ra từ đó.

Có thể bạn quan tâm: Soạn bài cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

2. Các bước triển khai bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ

- Bước 1: Xác định yêu cầu của đề bài

  • Xác định dạng đề;
  • Yêu cầu nội dung [đối tượng];
  • Yêu cầu về phương pháp;
  • Yêu cầu về phạm vi tư liệu, dẫn chứng.

- Bước 2: Lập dàn ý – tìm ý, sắp xếp ý

Như đã nói ở trên, nghị luận về bài thơ, đoạn thơ có nhiều dạng khác nhau, nhưng sẽ chia ra 3 dạng cụ thể. Chúng tôi sẽ có dàn ý riêng cho từng dạng để các em tham khảo. Cụ thể như sau:

Nghị luận về một đoạn thơ bài thơ.

- Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên các nhận xét, đánh giá và cảm thụ của riêng người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,… của tác phẩm.

- Dàn ý chung phân tích đoạn thơ, bài thơ, một khía cạnh, hình ảnh trong bài thơ

Mở bài

  • Giới thiệu ngắn gọn về những nét chính về tác giả, tác phẩm.
  • Giới thiệu những vấn đề nghị luận và trích dẫn.

Thân bài

- Khái quát về phong cách tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính, … của bài thơ. Nêu vị trí đoạn thơ, thể thơ, chú ý âm điệu, giọng điệu.

- Bàn về những giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

- Có thể bổ ngang : phân tích từng khổ, từng dòng.

  • Nếu là thơ Đường luật thì phân tích theo từng cặp Đề – Thực- Luận -Kết.
  • Riêng đối với thơ tứ tuyệt chia theo cấu trúc: khai, thừa, chuyển, hợp; hoặc chia thành hai câu đầu và hai câu cuối [tuỳ từng bài cụ thể].

- Có thể bổ dọc bài thơ : Phân tích theo hình tượng, theo nội dung xuyên suốt bài thơ.

  • Đưa các nội dung chính của bài thơ, đoạn thơ thành các luận điểm lớn.
  • Nếu đề yêu cầu cảm nhận đoạn thơ, câu thơ, thì chia nhỏ các nội dung có trong đoạn, trong câu, biến chúng thành các luận điểm lớn để đi sâu cảm nhận.

Kết bài

Đánh giá khái quát và khẳng định giá trị riêng, đặc sắc của bài thơ, đoạn thơ nghị luận.

Ví dụ:

Nghị luận so sánh hai đoạn thơ, bài thơ

- So sánh hai bài thơ, đoạn thơ tuyệt đối không phải để khẳng định tác phẩm nào hay hơn, mà để tìm ra nét hay tương đồng và độc đáo của mỗi tác phẩm. Sự tương đồng nói lên tính phong phú, phát triển của văn học. Điểm khác biệt tô đậm phong cách riêng của mỗi nhà thơ và xu hướng sáng tác…

-  Ở phần thân bài phải đảm bảo hai bước: phân tích từng tác phẩm trước rồi so sánh sau.

- Các bình diện để so sánh:

  • Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác.
  • Đề tài và nội dung tư tưởng của mỗi bài thơ, đoạn thơ.
  • Bút pháp nghệ thuật.
  • Giá trị, ý nghĩa và sức sống của mỗi bài thơ, đoạn thơ trong sự nghiệp sáng tác của mỗi nhà thơ.

- Dàn ý nghị luận so sánh hai đoạn thơ, bài thơ

Mở bài:

  • Giới thiệu 2 tác giả, 2 bài thơ [2 đoạn thơ]
  • Giới thiệu vấn đề nghị luận [ nếu có ]

Thân bài:

- Định hướng những điểm tương đồng với bài thơ, đoạn thơ thứ hai.

- Phân tích bài thơ, đoạn thơ thứ hai theo định hướng những điểm tương đồng với bài thơ, đoạn thơ thứ nhất.

- So sánh:

  • Chỉ ra những điểm tương đồng của hai bài thơ, đoạn thơ. Tìm ra nguyên nhân và ý nghĩa.
  • Chỉ ra những điểm khác biệt của mỗi bài thơ, đoạn thơ. Từ đó khẳng định những nét độc đáo, giá trị riêng của mỗi bài thơ, đoạn thơ.

Kết bài:

- Đánh giá giá trị của mỗi bài thơ, đoạn thơ.

- Những cảm nhận về phong cách sáng tác của mỗi nhà thơ.

Ví dụ

Nghị luận ý kiến bàn về bài thơ, đoạn thơ

- Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần đáp ứng các yêu cầu của một bài văn nghị luận nói chung.

- Cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn, từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,… của tác phẩm.

- Đối tượng của kiểu bài này rất đa dạng [một bài thơ, đoạn thơ, hình tượng thơ…]. Kiểu bài này cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ của bài thơ, đoạn thơ đó.

- Dàn ý nghị luận ý kiến bàn về bài thơ, đoạn thơ

Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình [Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó].

Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

Kết bài: Khái quát ý nghĩa, giá trị của đoạn thơ, bài thơ.

Ví dụ

============

Trên đây là tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất mà các em cần phải nắm được nếu muốn làm một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đạt điểm cao. Chúc các em học tốt!

Video liên quan

Chủ Đề