Cách làm bài văn nhập vai

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

  • Tải file

BÀI 7: THẾ GIỚI CỔ TÍCH

TIẾT 10-11-12-13: VIẾT

Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

HS biết dùng ngôi thứ nhất để kể lại một truyện cổ tích đã biết. HS biết chọn nhân vật kể chuyện, điểm nhìn thích hợp; sử dụng lời kể phù hợp; biết cách kể lại truyện vừa đảm bảo nội dung của truyện gốc vừa có những sáng tạo mới mẻ.

HS biết tóm tắt và kể lại một câu chuyện một cách trọn vẹn, đồng thời phát huy được trí tưởng tượng, năng lực sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ trần thuật, miêu tả.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

b. Năng lực riêng biệt:

Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.

Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.

Năng lực viết, tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

Giáo án

Phiếu bài tập, trả lời câu hỏ.

Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a] Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b] Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.

c] Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d] Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

GV yêu cầu HS: Các truyện cổ tích Thạc Sanh, Cây Khế, Vua chích chòe vừa học được kể từ ngôi thứ mấy?

HS tiếp nhận nhiệm vụ.

GV đặt câu hỏi: Thử tưởng tượng một nhân vật trong các truyện ấy hiện ra và kể lại câu chuyện liên quan đến mình thì nhân vật ấy sẽ kể lại như thế nào?

HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.

+ HS nghe và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận, thuật lại ngắn gọn

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

GV nhận xét, đánh giá

GV dẫn dắt vài bài: Từ những truyện cổ tích đã học, các em được nghe người kể chuyện kể về các nhân vật trong truyện. Bài học hôm nay chúng ta hãy khám phá sự thú vị trải nghiệm mới qua việc thử đóng vai một nhân vật để kể lại một truyện cổ tích mà em biết.

Các truyện cổ tích Thạc Sanh, Cây Khế, Vua chích chòe vừa học được kể từ ngôi thứ ba.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và phân tích bài viết tham khảo

a. Mục tiêu: Nắm được các đặc điểm của bài văn tự sự.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

GV cho HS đọc bài viết tham khảo.

GV giới thiệu: Bài viết tham khảo là bài văn đóng vai nhân vật Thạch Sanh để kể lại một phần truyện [từ xuất thân của Thạch Sanh đến đoạn đánh thắng đại bàng]. Bài viết vừa trung thành với truyện gốc vừa có một số sáng tạo [thêm chi tiết, đặc biệt là diễn biến trận đấu với đại bàng; cách nhấn lướt các chi tiết, sự kiện, thêm vào các đánh giá cá nhân của nhân vật]

GV yêu cầu HS thảo luận theo những câu hỏi sau:

+ Trong bài kể, người kể chuyện theo ngôi kể nào? là ai trong truyện?

+ Vì sao Thạch Sanh lại xưng ta mà không xưng tôi, mình?

+ Đoạn nào của bài viết có tác dụng như mở bài? Cách vào bài bằng lời chào, cách đặt câu hỏi, hứa hẹn có thu hút người đọc không?

+ Bài viết kể theo trình tự nào? [GV có thể hướng dẫn HS thống kê các hoạt động chính để tóm tắt lại diễn biến sự kiện] Diễn biến chính của câu chuyện có phù hợp với truyện gốc không?

+ Những chi tiết, sự kiện nào được người viết thêm vào?

+ Những từ ngữ nào thế hiện nhận xét, đánh giá của người kể chuyện?

+ Nhận xét về cách kết thúc bài viết

HS lập dàn ý cho bài viết theo gợi ý.

HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

Dựa vào kết quả làm việc cá nhân hoặc nhóm, một số HS trình bày kết quả phân tích bài viết tham khảo trước lớp. GV dẫn dắt và tổng kết một số ý cơ bản để HS nắm được, ghi nhớ và vận dụng vào bài viết của mình. I. Tìm hiểu chung

1. Phân tích bài viết tham khảo:

Văn bản: Nhập vai nhân vật kể lạỉ một phần truyện Thạch Sanh

+ Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện là Thạch Sanh.

+ Người kể xưng ta phù hợp với cách xưng hô của vị vua đứng đầu một nước.

+ Đoạn đầu có vai trò như mở bài, cách chào, đặt câu hỏithu hút người đọc

+ Các chi tiết được sắp xếp theo trình tự thời gian, tập trung vào các chi tiết kì ảo.

+ Người viết có thêm vào một số lời kể, chi tiết: đoạn phát hiện và đánh nhau với đại bàng; các bình luận, đánh giá của nhân vật; lời kết;

+ Cách kết thúc truyện: nêu lí do kết thúc, tóm lược các sự kiện tiếp theo, nêu bài học tâm đắc.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn đóng vai một nhân vật để kể lại một truyện cổ tích mà em biết.

a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu của bài văn đóng vai nhân vật kê lại một truyện cổ tích.

b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS:

+ Bài văn bài văn đóng vai một nhân vật để kể lại một truyện cổ tích mà em biết cần đáp ứng những yêu cầu gì?

+ GV cho HS quan sát lại bài văn tham khảo tìm hiểu ở mục I.1 để minh hoạ cho những yêu cầu đó.

HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. 2. Yêu cầu đối vói bài văn đông vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích:

Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai một nhân vật trong truyện.

Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ờ truyện gốc.

Cần có sự sắp xếp hợp li các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giũa các phần. Nên nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo.

Có thể bổ sung các yểu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật.

Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước

a. Mục tiêu: Nắm được các viết bài văn

b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS xác định mục đích viết bài, người đọc.

+ Em định đóng vai một nhân vật nào trong các truyện cổ tích đã học [đọc] để kể lại ?

+ Em sẽ dự kiến ai là người đọc, người nghe câu chuyện em định kể?

+ Em sẽ chọn ngôi kể, lời kể như thế nào?

+ Những sự việc chính nào em sẽ lựa chọn khi kể?

GV lưu ý HS: Các em cần có sự lựa chọn truyện cổ tích, nhân vật, ngôi kể, lời kể, sự việc kể thích hợp để bài viết hấp dẫn, hay nhất.

HS lập dàn ý cho bài viết theo gợi ý.

Gợi ý: Để chuẩn bị cho bài viết, em hãy nhớ lại truyện cổ tích mình định kể bằng ghi lại theo trí nhớ các ý cơ bản sau:

Em sẽ bắt đầu câu chuyện như thế nào? Ai là người kể câu chuyện? Chuyện xảy ra khi nào? Ở đâu?

Chuyện diễn biến ra sao? Những ai, việc gì liên quan tới tôi/ ta? Trình tự sự việc diễn ra như thế nào?

Em sẽ kết thúc câu chuyện mình kể ra sao?

Câu chuyện đó cho em rút ra bài học gì? Nó có ý nghĩa, sự quan trọng ntn đối với em?

HS lập dàn ý cho bài viết theo gợi ý.

HS tiếp nhận nhiệm vụ.

GV tổ chức cho HS viết bài, chỉnh sửa bài hoàn chỉnh tại lớp.

HS tiếp nhận nhiệm vụ. HS viết bài, chỉnh sửa hoàn chỉnh bài tại lớp.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận, bài viết.

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. 3. Các bước tiến hành viết bài văn

Trước khi viết

+ Lựa chọn truyện cổ tích định kể, người nghe [đọc].

+ Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng.

+ Chọn lời kể phù hợp.

+ Ghi lại những nội dung chính của câu chuyện.

Lập dàn ý:

+ Mở bài

Giới thiệu nhân vật kể chuyện và câu chuyện được kể.

+ Thân bài

Trình bày diễn biến của câu chuyện bằng cách bám sát truyện gốc.

+ Kết bài:

Nêu kết thúc truyện và suy nghĩ của bản thân mình.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

GV yêu cầu HS: HS thực hành viết bài, bám sát dàn ý đã lập.

GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

GV yêu cầu HS: HS rà soát, chỉnh sửa bài viết theo gợi ý

GV yêu cầu HS:

+ HS rà soát, chỉnh sửa bài viết theo gợi ý chỉnh sửa trong SHS;

+ Làm việc nhóm, đọc bài văn và góp ý cho nhau nghe, chỉnh sửa bài nhau theo mẫu.

GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá Phương pháp

đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú

Hình thức hỏi đáp

Phương pháp quan sát, vấn đáp

Đánh giá qua hồ sơ học tập.

Đánh giá qua sự quan sát hoạt động học tập nhóm và kết quả làm việc của học sinh. Phiếu đánh giá

Hệ thống câu hỏi và bài tập tương tác.

Hình thức viết bài văn hoàn chỉnh. Phương pháp Kiểm tra viết

Đánh giá qua hồ sơ học tập

Đánh giá qua sự quan sát hoạt động học tập và kết quả làm bài của học sinh. Phiếu đánh giá

Rubric

V. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ:

1. Phiếu đánh giá:

PHIẾU CHỈNH SỬA BÀI VIẾT CHO BẠN

Họ tên người chỉnh sửa: .

Họ tên tác giả bài viết:

Nhiệm vụ: Hãy đọc bài viết của bạn và giúp bạn hoàn chỉnh bài viết bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

1. Bài viết đã đóng vai một nhân vật để kể lại một truyện cổ tích chưa? [Nếu chưa, hãy ghi rõ căn cứ xác định.]

.

2. Nội dung bài viết đã được sắp xếp theo trình tự hợp lí chưa [Nêu chưa, hãy nêu rõ ý nào chưa hợp lí.]

.

3. Bài viết có sử dụng nhất quán từ ngữ xưng hô không?

.

4. Có nên bổ sung nội dung cho bài viết không? [Nếu có, hãy viết rõ ý cần bổ sung.]

.

5. Có nên lược bỏ câu hay đoạn nào trong bài viết không? [Nếu có, hãy ghi rõ câu hay đoạn cần lược bỏ.]

.

6. Bài viết có mắc lỗi chính tả và diễn đạt không? [Nếu có, hãy ghi rõ các lỗi cần sửa.]

.

2. Rubric

XÂY DỰNG RUBRIC TRONG ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG VIẾT CỦA HS

TIÊU CHÍ MỨC ĐỘ

Mức 5

[Giỏi]

Mức 4

[Khá]

Mức 3

[Trung bình]

0.5 điểm Mức 2

[Yếu] Mức 1

[Kém]

Đảm bảo cấu trúc của bài văn tự sự

[1.0 điểm] Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Trong các phần, HS biết cách dẫn chuyển, kết nối mạch lạc, hấp dẫn câu chuyện.

[1.0 điểm] Có đủ mở bài, thân bài, kết bài.

Trong các phần, HS biết cách dẫn chuyển, kết nối cơ bản mạch lạc, hấp dẫn câu chuyện. [0.75 điểm] Có đủ mở bài, thân bài, kết bài.

Trong các phần, HS biết cách dẫn chuyển, kết nối. Tuy nhiên chưa thực sự hấp dẫn câu chuyện. [0.5 điểm] Không đảm bảo đủ mở bài, thân bài, kết bài.

Trong các phần, HS còn dẫn chuyển, kết nối rời rạc, chắp nối.

[0.25 điểm] Không viết gì hoặc viết lung tung không có ý nghĩa.

[0.0 điểm]

Chọn được nhân vật trong truyện cổ tích để kể

[1.0 điểm]

Chọn được nhân vật trong một truyện cổ tích. Nêu, trình bày chính xác và có sự sáng tạo, lôi cuốn về nhân vật trong truyện cổ tích định kể. [1.0 điểm] Chọn được nhân vật trong một truyện cổ tích. Nêu, trình bày chính xác và lôi cuốn về nhân vật trong truyện cổ tích định kể nhưng chưa có sựu sáng tạo. [0.75 điểm] Chọn và nêu, trình bày chính xác được nhân vật trong một truyện cổ tích. Tuy nhiên chưa có sự sáng tạo, diễn đạt lôi cuốn về nhân vật trong truyện cổ tích định kể. [0.5 điểm] Chọn được nhân vật trong một truyện cổ tích. Hoặc xác định được chỉ mình nhân vật mà không tên truyện. Phần trình bày chưa có sự sáng tạo, lôi cuốn về nhân vật trong truyện cổ tích định kể. [0.25 điểm] Diễn đạt lung tung không xác định được nhân vật cũng như tên truyện.

[0.0 điểm]

Nội dung câu chuyện

[6.0 điểm] Nội dung câu chuyện có các chi tiết phong phú, hấp dẫn người đọc [người nghe]. Cách kể có bám sát truyện gốc, có sự tưởng tượng, sáng tạo theo ý riêng của mình giúp cho câu chuyện thêm sinh động, tự nhiên nhưng vẫn giữ cốt truyện ban đầu.

[5.0 6.0 điểm] Nội dung câu chuyện có đủ chi tiết để người nghe hiểu được câu chuyện. Cách kể có bám sát truyện gốc, đôi chỗ đã có sự tưởng tượng, sáng tạo theo ý riêng của mình giúp cho câu chuyện thêm sinh động, tự nhiên.

3.25-4.75 điểm]

Nội dung câu chuyện có đủ chi tiết để người nghe hiểu được câu chuyện. Cách kể có bám sát truyện gốc, Tuy nhiên chưa có sự sáng tạo, diễn đạt thuyết phúc, ấn tượng người đọc, người nghe.

[1.75-3.0 điểm]

Có viết được một vài chi tiết về nhân vật trong truyện cổ tích. Tuy nhiên còn trình bày chưa sáng tạo, hấp dẫn, thuyết phục. [0.25-1.5 điểm]

Không viết được gì.

[0.0 điểm]

Diễn đạt

[1.0 điểm] Đảm bảo quy tác về chính tả, dùng từ đặt câu. Có cách diễn đạt mới mẻ có những phá cách trong dùng từ đặt câu. [1.0 điểm] Cơ bản đảm bảo quy tắc về chính tả, dùng từ đặt câu. Có mắc song rất ít lỗi diễn đạt và chính tả. [0.75 điểm] Cơ bản đảm bảo quy tắc về chính tả, dùng từ đặt câu. Bài viết còn mắc một số lỗi chính tả và diễn đạt nhưng không trầm trọng. [0.5 điểm] Bài viết còn mắc khá nhiều quy tắc về chính tả, dùng từ đặt câu. [0.25 điểm] Bài viết diễn đạt lung tung, khó hiểu, chữ viết không đọc được. [0.0 điểm]

Sáng tạo

[1.0 điểm] Bài viết có ý tưởng sáng tạo về cấu trúc, về nội dung, so với truyện cổ tích có sẵn. Có những khám phá, suy nghĩ mới mẻ, hợp lí.

[1.0 điểm] Bài viết có ý tưởng sáng tạo về một trong các phương diện như cấu trúc, về nội dung, so với truyện cổ tích có sẵn. Có những khám phá, suy nghĩ mới mẻ, hợp lí.

[0.75 điểm] Bài viết có ý tưởng sáng tạo nhưng còn vụng về, mắc lỗi trong cách diễn đạt.

[0.5 điểm] Bài viết có ý tưởng sáng tạo nhưng còn vụng về, mắc lỗi trong cách diễn đạt. Vì vậy gây khó hiểu.

[0.25 điểm] Bài viết hoàn toàn không có bất kì sự sáng tạo nào.

[0.0 điểm]

Video liên quan

Chủ Đề