Cách làm giàu của người Israel

MỤC LỤC
  1. CÁCH TẠO RA CỦA CẢI VÀ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DO THÁI

CÁCH TẠO RA CỦA CẢI VÀ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DO THÁI

Khái niệm CỦA CẢI có từ cách đây hơn 3000 năm khi vua Ai Cập bồi thường cho vị tổ phụ của bộ lạc Do Thái là Abraham, khiến ông này có rất nhiều súc vật, vàng bạc [Genesis 13:2]. Thượng Đế Jehovah yêu cầu Abraham phải LÀM VIỆC VÀ THẬT GIÀU để có cái mà thờ cúng Ngài, GIÚP ĐỠ CHÚNG SINH. Thượng Đế cho rằng sự giàu có sẽ giúp chấm dứt nạn chém giết nhau, chiến tranh cũng là vì nước này muốn chiếm hữu tài sản của nước khác. Khi Moses dẫn dân Do Thái đi khỏi Ai Cập cũng mang theo rất nhiều súc vật. Những người xuất thân gia đình giàu có hồi ấy như Jacob, Saul, David đều được Cựu Ước ca ngợi là có nhiều phẩm chất tốt, lắm tài năng, lập được công trạng lớn cho cộng đồng dân tộc.

Trọng tiền bạc là đặc điểm nổi bật ở người Do Thái. Họ coi đó là phương tiện tốt nhất để bảo vệ mình và bảo vệ dân tộc họ. Quả vậy, không có tiền thì họ làm sao tồn tại nổi ở những quốc gia và địa phương họ sống nhờ ở đợ, nơi dân bản địa luôn chèn ép, gây khó khăn cho họ trong mấy ngàn năm. Hoàn cảnh ấy khiến họ sáng tạo ra nhiều biện pháp làm giàu, ví dụ cửa hiệu cầm đồ và cho vay lãi là THỨ BUỘC PHẢI NGHĨ RA ĐỂ TỒN TẠI của người Do Thái cổ đại về sau gọi là hệ thống ngân hàng. Buôn bán khắp nơi cũng là một biện pháp tồn tại khi trong tay không có tài sản cố định nào. Người ta nói dân Do Thái có hai bản năng: thứ nhất là bản năng kiếm tiền; thứ hai là bản năng làm cho tiền đẻ ra tiền họ là cha đẻ của thuyết lưu thông tiền tệ ngày nay chúng ta đều áp dụng với quy mô lớn [ngành ngân hàng].

Tuy vậy, sự quá gắn bó với tiền bạc là một lý do khiến người Do Thái bị chê bai, đặc biệt với các dân tộc Đông Á vốn xưa nay ưa ca ngợi người nghèo, đứng về phía người nghèo mà phán xét. Tập quán cho vay lãi của người Do Thái bị nhiều nơi lên án. Tuy nhiên, phải công nhận là văn hoá Do Thái đã khiến cho họ phát triển kinh tế rất ngoạn mục. Loài người cần học hỏi cái hay, bỏ cái xấu của họ. Ví dụ khuyến khích sản xuất là cái hay của văn hoá Do Thái. Trong lúc dịch bệnh, các quốc gia đóng cửa hiện nay, chỉ có những nước vừa phát triển nông nghiệp, vừa sản xuất công nghiệp như Đức, Hàn, Nhật, Hà Lan, Israel.là có thể ung dung ổn định.

Kinh Talmud viết: Mọi người phải yêu Thượng Đế với toàn bộ trái tim, cuộc đời và của cải của mình; không ai được phép dùng tài sản của mình để làm hại kẻ khác và không ai được trộm cắp tài sản người khác; tài sản của một người nhưng không phải chỉ là của người đó mà phải dùng nó để giúp kẻ khác Có thể hiểu Yêu Thượng Đế với toàn bộ tài sản của mình nghĩa là phải sử dụng tài sản riêng của mình theo lệnh Thượng Đế, nghĩa là phải chia bớt cho người nghèo THÔNG QUA LAO ĐỘNG, TỨC PHẢI MỞ RA CÁI GÌ ĐÓ SẢN XUẤT VÀ NHẬN NGƯỜI NGHÈO VÀO LÀM, TRẢ LƯƠNG CHO HỌ. Từ đó ta dễ hiểu vì sao cộng đồng Do Thái ở đâu cũng giúp đỡ nhau để tất cả cùng giàu lên, không có ai nghèo khổ.

Đạo Do Thái coi làm giàu là bổn phận nặng nề của con người; nói nặng nề vì người giàu có trách nhiệm to lớn đối với xã hội: họ phải chia một phần tài sản của mình để làm từ thiện BẮT BUỘC. Những người Do Thái giàu có luôn sống rất giản dị, tiết kiệm và năng làm từ thiện. Không một nhà giàu Do Thái nào không có quỹ từ thiện của mình.

Người Do Thái luôn nghĩ rằng Thượng Đế giao cho họ nghĩa vụ và quyền làm giàu. Đây là động lực chủ yếu khiến họ ở đâu cũng lo làm giàu, không bao giờ chịu nghèo khổ. Hai nghìn năm qua, dù sống lưu vong ăn nhờ ở đợ các quốc gia khác và ở đâu cũng bị làm khó nhưng dân tộc này vẫn nghĩ ra nhiều cách để làm giàu. Kinh Talmud viết: ai nói Của tôi là của tôi, của anh là của anh [mine is mine and yours is yours] thì là người bình thường [average]; nói Của tôi là của anh và của anh là của anh thì là ngoan đạo [godly]; ai nói Của anh là của tôi và của tôi là của tôi là kẻ xấu [evil].

Văn hoá Do Thái không thừa nhận quyền sở hữu tài sản tuyệt đối và vô hạn, cho rằng tất cả của cải đều không thuộc về cá nhân mà thuộc về Thượng Đế, mọi người đều chỉ là kẻ quản lý hoặc kẻ được ủy thác của cải đó. Tài nguyên thiên nhiên do Thượng Đế tạo ra là để ban cho tất cả mọi người, không ai có quyền coi là của riêng mình. Ai lấy tài sản chung vào túi riêng thì sẽ mang trọng tội với trời đất. Ai mà lấy vào, không cho đi thì sẽ mất hết vào 1 lúc nào đó.

Kinh Talmud viết nhiều quy tắc hữu dụng về kinh doanh, ví dụ như:

  • Vay một quả trứng, hãy biến thành một trại ấp gà;
  • Mất tiền chỉ là mất nửa đời người, mất lòng tin là mất tất cả;
  • Nghèo thì đáng sợ hơn 50 loại tai nạn;
  • Giúp người thì sẽ làm tăng tài sản; ki bo chỉ làm nghèo đi;
  • Chỉ lấy đi thứ gì đã trả đủ tiền cho người ta;
  • Biết kiếm tiền thì phải biết tiêu tiền; v.v

Đây là nội dung cơ bản của văn hoá Do Thái, nguồn bài viết:

//btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/9135/Kinh_Thanh_va_su_thong_minh_cua_nguoi_Do_Thai

Năm 1948, Israel lập quốc. Bất cứ một người Israel tài giỏi nào lúc đó đều được khuyến khích về thị trấn nhỏ, mở xưởng sản xuất. Đi tới nơi hoang vắng, mở farm. Trí tuệ này nên vô phòng thí nghiệm nghĩ ra sản phẩm mới. Không có người Do Thái nào phải thất nghiệp, nếu có là do lỗi của người giỏi không nghĩ ra việc cho họ. Học giỏi mà không làm ra của cải gì là vô nghĩa, đáng khinh. Không có bằng sáng chế, không có công trình ứng dụng thì không được gọi là giáo sư. Người không làm ra tiền thì không được phép có ý kiến. Không nghe, không đọc, không quan tâm người không có thành tựu nói gì, nghe theo là mình sẽ hỏng như họ. là những quan điểm của người Israel trong giai đoạn lập quốc.

Các bạn cùng nhau đọc và thay đổi nhận thức, vì dân tộc chúng ta, về cấu trúc gene và ADN thì thông minh được ví là Do Thái của Đông Phương. Nhưng vì văn hoá chúng ta là văn hoá NÔNG NGHIỆP LÚA NƯỚC THỤ ĐỘNG nên ít chịu sản xuất công nghiệp, ít tạo ra việc làm nên xã hội Việt Nam sẽ rất chậm trên con đường trở thành dân tộc thịnh vượng. Thế hệ trẻ, chúng ta phải khác. Ai có trí và có tâm, đều nên trở về quê nhà đầu tư sản xuất làm ăn, giúp người dân quê có việc làm. Đất nước này nhỏ xíu, sống và làm việc ở cực bắc như Hà Giang hay cực nam như Cà Mau đều được, nghĩa vụ của mỗi người dân là biến mọi tỉnh thành nước ta đều thịnh vượng như nhau, cho con cháu đời sau sống trong phồn vinh mãi mãi.

//vnexpress.net/om-con-bang-rung-vuot-bien-vao-viet-nam-4141866.html

Ôm con băng rừng vượt biên vào Việt Nam VnExpress

Người phụ nữ ôm con trai gần một tuổi, cùng đoàn người vượt biên qua mốc giới ở xã Thượng Phùng [Mèo Vạc, Hà Giang] giữa cơn mưa to.

Tony Buổi Sáng

Tags: Facebookgiàu cóHà Giangkinh doanhkinh tếlàm ănlàm giàulòng tinnông nghiệpquản lýquốc giasản phẩmtài sảntiền bạcTony Buổi Sángtrách nhiệmViệt Nam

Video liên quan

Chủ Đề