Cách làm nước chấm lẩu bò

Công thức làm nước mắm chấm lẩu ngon đậm đà

Lẩu là một món ăn quen thuộc trong ẩm thực của người Việt. Không chỉ trong các bữa tiệc, tụ họp bạn bè, người thân mà lẩu còn có thể xuất hiện trong những bữa cơm thường nhật, nhất là vào những ngày mưa, lạnh. Có nhiều yếu tố tạo nên món lẩu ngon, một trong số đó không thể không kể đến là nước mắm chấm lẩu, loại gia vị này sẽ giúp cho các nguyên liệu nhúng vào lẩu thêm phần đậm đà hương vị.
Cách làm nước chấm lẩu bò

Lẩu ngon không thể thiếu nước mắm ngon làm gia vị và chấm

1. Nước mắm chấm lẩu tỏi ớt ngon đậm đà

1.1. Chuẩn bị nguyên liệu làm nước mắm tỏi ớt để được lâu

  • Nước mắm ngon Hoàng Gia: 2 muỗng
  • Đường cát trắng: 2 muỗng
  • Nước cốt tắc: 1 muỗng
  • Tỏi, ớt (tùy theo khẩu vị): băm nhuyễn
  • Nước lọc hoặc nước đun nóng để ấm
  • Tương ớt xí muội

1.2. Mẹo làm nước mắm tỏi ớt không bị chìm

  • Bước 1: Cho đường vào tô, cho tiếp nước mắm vào, khuấy đều để đường tan. Bạn cho tiếp nước cốt tắc, khuấy nhẹ, cho thêm nước lọc. Bạn nên thử lại xem đã hợp khẩu vị hay chưa để có thể thêm nước mắm, đường hoặc tắc.
  • Bước 2: Cho tiếp tương ớt xí muội vào hỗn hợp nước chấm vừa pha, khuấy đều. Cuối cùng cho tỏi ớt vào tô nước chấm là hoàn tất.

Bạn có thể thay đường cát trắng bằng đường phèn nhưng bạn cần giã nhỏ ra trước khi dùng. Trong trường hợp không có sẵn tắc, bạn có thể dùng chanh thay thế. Tuy nhiên, hương vị sẽ không thơm như mùi tinh dầu của tắc.

  • Nếu muốn nước chấm đậm đà, bạn có thể không cần cho nước lọc vào pha trộn cùng.
  • Nước chấm này thích hợp với nhiều món lẩu khác nhau, nhưng hợp nhất là với lẩu cá.
Cách làm nước chấm lẩu bò

Nước mắm chấm lẩu ngon miễn chê khi được pha theo công thức riêng

2. Cách làm nước mắm chấm lẩu dùng được cho mọi loại lẩu

Mỗi món lẩu chắc chắn sẽ có một loại nước mắm dành riêng cho nó. Nếu bạn có thể nhớ hết các công thức pha chế và có thời gian chế biến thì đó tất nhiên là điều tốt. Nhưng nếu bạn không thể nhớ từng loại nước chấm cho từng loại lẩu cũng chẳng sao. Vì ngay sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn pha chế một loại nước mắm mà món lẩu nào cũng có thể dùng vừa ngon vừa tiện lại vô cùng đơn giản.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Nước mắm truyền thống Hoàng Gia: 2 muỗng
  • Sa tế: ¼ muỗng (bạn có thể mua được sa tế ở các cửa hàng, siêu thị hoặc có thể tự chế biến tại nhà nếu có thời gian)
  • Ớt tươi: 1 quả, tỏi: 3 tép mang cả hai đi thái lát.
  • Chanh: ½ quả vắt lấy nước cốt

Cách thực hiện:

  • Bạn lấy một cái tô hoặc chén, cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị bên trên vào, trộn đều là đã có thể dùng.
  • Với loại nước chấm này, nếu muốn làm dịu lại vị cay, bạn có thể cho thêm ít đường. Đôi lúc, cũng có người cho thêm 1 muỗng nhỏ cafe dầu ăn vào để tăng thêm mùi vị cho món ăn. Cách pha chế này khá giống với cách ăn lẩu Tứ Xuyên của Trung Quốc.
Cách làm nước chấm lẩu bò

Nước mắm chấm lẩu đa dạng phong phú nhiều thể loại để người dùng chọn lựa

3. Cách làm các loại lẩu dùng nước mắm làm gia vị chính

3.1. Lẩu Thái

Vào những ngày mưa lạnh thì lẩu Thái chính là lựa chọn hấp dẫn để mọi người có thể làm ấm cơ thể trong bữa cơm gia đình. Nhiều người thấy nguyên liệu và cách nấu nước lẩu Thái khá cầu kỳ nên ngại khi phải tự nấu tại nhà. Nhưng chúng tôi tin rằng, sau khi đọc hướng dẫn bên dưới đây chắc chắn bạn sẽ muốn vào bếp để trổ tài nấu lẩu đãi gia đình ngay.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Nấu nước lẩu:
  • Nước dừa tươi: 500ml
  • Cà chua: 4 quả bổ cau, chia làm hai phần bằng nhau
  • Thơm/khóm: ¼ quả cắt thành các miếng nhỏ
  • Tắc: 7-8 trái vắt lấy nước cốt, bỏ hạt
  • Sả cây: 2-3 nhánh, đập dập, cắt khúc (bạn có thể băm nhuyễn, cắt lát nếu có thể ăn được sả)
  • Tỏi: 2  3 tép đập dập, băm nhuyễn
  • Ớt trái: 2-3 trái, cắt làm hai
  • Nấm rơm: 300gr làm sạch, với nấm to có thể bổ đôi
  • Ngò gai, rau cần tàu: nhặt rễ, rửa sạch, cắt khúc
  • Các loại gia vị: nước mắm, đường, hạt nêm, bột ngọt,
  • Gói nấu lẩu Thái (mua tại các cửa hàng, siêu thị)

Nguyên liệu ăn kèm lẩu:

  • Hải sản: tôm, mực, bạch tuộc, nghêu, sứa, làm sạch, cắt miếng nhỏ vừa ăn. Nghêu bạn cần ngâm với nước vo gạo và ớt giã nhuyễn để nhả hết cát.
  • Thịt bò cắt lát mỏng, có thể cuộn tròn thịt bò quanh nấm kim châm để nhúng lẩu; bò viên mua ở các cửa hàng, siêu thị về bạn nên rửa sơ qua với nước sạch, bổ đôi nếu là loại lớn.
  • Mì gói, bún, miến,
  • Các loại rau ăn kèm (tùy theo khẩu vị gia đình): nấm kim châm, rau cần, bắp chuối, hành, ngò gai, rau muống, cải cúc,Tùy vào loại rau mà có cách nhặt riêng. Sau khi rau được lặt thì rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bắt nồi lên bếp, cho vào chút dầu ăn. Dầu nóng, cho tiếp tỏi vào phi thơm. Cho sả cây vào xào nhanh. Cho ½ cà chua đã chuẩn bị và thơm vào xào. Thấy cà chua đã hơi mềm, tơi ra thì bạn cho nước cốt dừa vào. Bạn hoàn toàn có thể nấu lẩu bằng nước cốt dừa. Hoặc bạn cũng có thể cho thêm một ít nước lọc vào.
  • Bước 2: Cho gói nấu lẩu Thái vào (chỉ cho một ít khoảng ¼ gói). Cho nước cốt tắc vào. Nêm gia vị cho vừa ăn. Bạn nên cho nước mắm và đường vào trước để dằn lại vị chua từ các nguyên liệu đã cho vào.
  • Bước 3: Cho ớt trái vào. Khi nồi lẩu sôi lên bạn cho nấm rơm vào
  • Bước 4: Nêm nếm lại gia vị lần nữa, có thể cho thêm bột của gói nấu lẩu vào nếu bạn muốn thêm vị chua cay. Đợi nồi lẩu sôi lại lần nữa, nấm chín, bạn tắt bếp, cho vào 1 muỗng nước mắm, khuấy nhẹ.

Bạn có thể dùng luôn nồi vừa nấu bắt lên bếp gas mini hoặc bếp điện để dùng. Trong trường hợp nồi quá to thì nên múc nước lẩu ra nồi nhỏ để chiêu đãi mọi người.

Nước mắm mặn, truyền thống bỏ thêm vài lát ớt cay chính là loại nước chấm đơn giản cho món lẩu tại nhà.

Chỉ với vài thao tác đơn giản là bạn đã có nồi lẩu bốc khói thơm ngất ngây nhìn là muốn dùng ngay.

Cách làm nước chấm lẩu bò

Lẩu Thái siêu ngon hấp dẫn vô cùng dễ nấu với các nguyên liệu đơn giản

Nhiều người thường ninh xương bò, xương heo hoặc xương gà để lấy nước dùng nấu lẩu. Cách làm này hoàn toàn đúng, nhưng nó tốn khá nhiều thời gian. Vậy nên, chúng tôi hướng dẫn bạn dùng nước dừa thay thế vừa ngon vừa tiện lại vô cùng đơn giản ai cũng có thể làm được.

3.2. Lẩu bò

Nhiều người trong chúng ta thích lên Đà Lạt vì Đà Lạt lạnh và có món lẩu bò nóng hổi thổi ấm lại tâm hồn đang giá lạnh vì nhiệt độ. Vậy nên, những ngày lạnh có thể nói là những ngày thích hợp để ăn lẩu bò. Không cần lên xứ sương mù xa xôi, bạn có thể tự nấu cho mình và gia đình nồi lẩu nóng hổi ngay tại gian bếp của nhà bạn theo công thức sau.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Xương ống heo/ bò: 500gr (không dùng xương gà vì sẽ tạo ra mùi không đúng với mùi nước lẩu mong muốn)
    Thịt bò phi lê, nạm bò, gân bò, chuẩn bị theo số lượng người dùng và sở thích của gia đình.
  • Đậu hũ, hồ ki (tùy theo sở thích)
  • Cà chua: 3 quả
  • Ngô (bắp): 2 quả
  • Sả cây: 4-5 nhánh
  • Gói hoặc hũ gia vị bò kho
  • Hành tây, tỏi băm, gừng, ớt tươi
  • Hoa hồi, hoa quế
  • Các loại gia vị: đường, hạt nêm, bột ngọt,. đặc biệt là cần có nước mắm truyền thống ngon (gợi ý: Nước mắm Hoàng Gia)
  • Các loại rau ăn kèm (theo sở thích): nấm kim châm, rau muống, hoa bí, cà tím,
  • Bún, mì, miến,

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
  • Thịt bò phi lê cắt mỏng
  • Nạm bò cắt thành miếng nhỏ, vừa ăn. Lấy một cái tô, cho vào đó tỏi băm, hành tím cắt nhỏ, ít tiêu xay, hạt nêm, ít bột bò kho, sa tế tôm (nếu không ăn được cay có thể không cần cho vào), bỏ bò vào và ướp khoảng 20-30 phút.
  • Gân bò rửa sạch, luộc với gừng khoảng 5 phút, vớt ra, để nguội, cắt miếng vừa ăn.
  • Nhặt, rửa sạch rau ăn lẩu.
  • Cà chua và hành tây thái múi cau
  • Ngô (bắp) cắt khúc vừa ăn
  • Ớt, gừng đập dập, băm nhỏ.
  • Bước 2: Nấu nước lẩu
  • Xương bò/heo trước khi mang đi ninh bạn cần chần sơ qua nước sôi để loại bỏ bụi bẩn. Ninh xương khoảng 2 tiếng thì cho hoa quế, hoa hồi vào và hầm tiếp 1 tiếng rưỡi (lửa nhỏ).
  • Bạn dùng một cái nồi khác, cho chút dầu vào, cho tỏi, hành đã băm nhỏ vào phi thơm. Cho tiếp cà chua vào xào khoảng 3 phút thì cho nước xương hầm vào cùng. Nêm nếm với nước mắm, đường, hạt nêm, cho vừa ăn.
  • Bước 3: Làm nước chấm lẩu
  • Bạn cho nước mắm, đường, chút nước cốt chanh, ớt vào trộn đều là đã có thể dùng.
  • Khi dùng, bạn cho bắp, đậu hũ vào trước để sôi rồi mới bắt đầu nhúng các món khác.
Cách làm nước chấm lẩu bò

Cách nấu lẩu bò ngon nhờ nước mắm ngon

3.3. Lẩu cá

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Cá: loại cá bạn thích (cá chép, cá diêu hồng,)
  • Nước dừa tươi
  • Dứa
  • Cà chua
  • Bún ăn kèm
  • Mẻ, gừng, nghệ, tỏi, hành khô, rau mùi, rau thì là, hành lá, rượu trắng
  • Rau ăn kèm: cải thảo, cải cúc, dọc mùng, rau muống,
  • Gia vị, cần nhất là nước mắm.
  • Cách thực hiện

Sơ chế nguyên liệu:

  • Cá làm sạch, cắt khúc và ướp cá với gừng, hành khô, nghệ, tỏi, tiêu, nước mắm và rượu trắng.
  • Làm sạch các loại rau ăn kèm
  • Dứa cắt thành miếng nhỏ
  • Cà chua bổ cau

Nấu nước lẩu:

  • Bắt nồi lên bếp, cho vào chút dầu, cho tỏi, hành khô, gừng đập dập vào phi thơm. Cho tiếp cà chua vào xào. Nêm vào 2 muỗng nước mắm, 1 chút đường, 1 chút muối.
  • Đổ nước dừa vào, bạn có thể dùng hoàn toàn là nước dừa hoặc cho thêm chút nước lọc.
  • Đợi nước lẩu sôi, cho dứa, mẻ vào khuấy nhẹ. Nêm nếm lại cho vừa ăn. Cho thêm ớt.
  • Nước chấm lẩu cá chủ yếu là nước mắm mặn nguyên chất, cho thêm vài lát ớt là đã có thể dùng.
Cách làm nước chấm lẩu bò

Lẩu cá thơm ngon không thể thiếu nước chấm vị truyền thống

3.4. Lẩu nấm

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Nước dừa tươi
  • Nấm các loại: nấm hương, nấm đông cô, nấm rơm, nấm đùi gà, nấm linh chi,
  • Tàu hũ ki, mía lau
  • Ngô, khoai môn, súp lơ, cà rốt, củ cải trắng,
  • Hành boa-rô
  • Bún, mì, miến,
  • Các loại gia vị cần thiết, đặc biệt là nước mắm chay

Cách thực hiện:

  • Sơ chế các loại nấm và rau củ quả dùng để ăn cùng lẩu.
  • Bạn bắc một nồi lên bếp, cho vào chút dầu, dầu nóng cho thêm tỏi vào phi thêm. Đổ nước dừa tươi vào, cho tiếp mía lau và ngô vào hầm lấy nước ngọt.
  • Khi nước sôi, ngô và mía sắp rục thì vớt ra, cho thêm cà rốt, khoai môn vào. Nêm nếm nước mắm và các gia vị chay cho vừa ăn.
  • Đợi sôi lại, cho hành boa-rô và súp lơ vào là hoàn tất.
  • Món lẩu này bạn có thể ăn kèm nước tương hoặc nước mắm chay bỏ thêm vài lát ớt. Có người cũng thích chấm cùng với chao.
Cách làm nước chấm lẩu bò

Lẩu nấm luôn khiến người dùng không thể chối từ

Nước mắm chấm lẩu dù pha chế theo cách thức nào cũng cần có nước mắm ngon thì mới có thể làm nên cái hồn của nước chấm. Nước mắm truyền thống ngon bạn không cần phải tìm kiếm đâu xa mà hãy liên hệ ngay với nước mắm Hoàng Gia để được tư vấn, chọn lựa và mua hàng.

Nước mắm Hoàng Gia sẽ giúp bạn biết được hương vị thực sự của nước mắm đúng vị Việt Nam là như thế nào. Bạn không chỉ chọn được sản phẩm để chấm mà còn chọn được loại gia vị hỗ trợ đắc lực cho các món ăn của bạn chứ không riêng gì món lẩu.

Thật ra, nước mắm chấm lẩu không cần phải làm quá cầu kỳ, bạn chỉ cần chọn được nước mắm mặn ngon, chuẩn vị truyền thống thêm vào đó vài lát ớt là đã có thể dùng để chấm lẩu. Đây có lẽ là cách pha chế nước chấm lẩu đơn giản nhất nhưng luôn hiệu nghiệm. Nó phù hợp với hầu hết mọi món lẩu từ chua cay đến mặn ngọt. Không tin bạn hãy thử xem!