Cách làm phân vi sinh

Phân hữu cơ là gì? Sự khác biệt giữa phân hữu cơ và mùn láTrong quá trình tìm hiểu về phân bón, nhiều người thường nhầm lẫn giữa phân hữu cơ và mùn lá. Tuy nhiên, Cleanipedia có thể chỉ ra cho bạn thấy, đấy là 2 loại hoàn toàn khác nhau. 

Dù cùng có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng phân hữu cơ được ủ từ vô số các loại nguyên liệu khác nhau, chất thải trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi. Chẳng hạn như lá cây, vụn thân cây, than bùn, chất thải từ gia súc… Trong khi đó, mùn lá chỉ được làm từ duy nhất lá cây mà thôi. Sau khi ủ, lớp mùn lá sẽ không nhiều bằng phân trộn nhưng mùn lá sẽ cực kỳ tiện dụng, hiệu quả khi cần giữ độ ấm cho cây trồng.

Hướng dẫn cách làm phân hữu cơ tại nhà đơn giản

Làm phân hữu cơ tại nhà không khó. Tuy nhiên, bạn cần có kiên trì, nhất là ở giai đoạn đầu mới thực hiện. Bạn có thể sẽ mất tới 1 năm để thu hoạch được thành quả. Sau khi đã hoàn thành, chắc chắn bạn sẽ không hối hận với những gì thu hoạch được. Cùng bắt đầu tìm hiểu cách làm phân hữu cơ tại nhà đơn giản nhé.  

Cách tạo đống phân ủ để làm phân hữu cơ

Lựa chọn vị trí tạo đống

Trước tiên, bạn cần bắt đầu bằng việc tạo đống phân ủ để làm phân hữu cơ. Hãy chọn một vị trí thích hợp. Lý tưởng nhất, bạn nên chọn một nơi yên tĩnh, nằm xa các bức tường và ngôi nhà của bạn. Hãy chọn nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Việc đặt đống phân ủ cách xa ngôi nhà sẽ giúp ngăn chặn sự xuất hiện của vi trùng. Đồng thời, ánh nắng mặt trời sẽ giúp phân trộn “chín” nhanh hơn. 

Vị trí tốt nhất để ủ phân đó là trên mặt đất. Bởi đây là vị trí thuận lợi để giun và vi khuẩn tiếp cận đống phân ủ của bạn. Các chất khi phân hủy cũng sẽ được hấp thụ dễ dàng hơn. 

Thu gom nguyên liệu

Tiếp theo là gom nguyên liệu. Thực tế, phân hữu cơ có thể làm từ rác thải, thực phẩm thừa.... Bạn hãy gom thức ăn thừa và rác có trong vườn. Bạn nên cân bằng giữa vật liệu “xanh” và “nâu”. Trong đó:

  • Vật liệu xanh là những loại rác nhanh chóng phân hủy như vỏ rau, trái cây, bã cà phê, hoa rụng… Đây là những chất có tác dụng cung cấp độ ấm cho phân trộn và cung cấp các khoáng chất như nitơ.

  • Vật liệu nâu là những nguyên liệu phân hủy chậm hơn, có tác dụng bổ sung carbon và chất xơ cho phân hữu cơ. Bạn có thể sử dụng vỏ trứng, bìa các tông xé nhỏ… Hãy cắt nhỏ các vật liệu nấu để việc phân hủy nhanh hơn. 

Tỷ lệ thích hợp để pha trộn nguyên liệu làm phân hữu cơ

Bạn có thể pha trộn nguyên liệu xanh và nâu theo tỷ lệ 50/50 hoặc 25/75 nếu vật liệu nâu được sử dụng là các loại bìa cứng xé nhỏ hoặc cành cây vụn. Việc pha trộn nguyên liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian làm phân hữu cơ và hiệu quả ủ phân. Hãy tránh việc sử dụng thịt cá hoặc các sản phẩm nhiều dầu mỡ khi ủ phân nhé. 

Sau khi trộn nguyên liệu, hãy đảo phân trộn thường xuyên. Vào mùa đông, để giữ ấm cho đống phân ủ, bạn có thể giảm tần suất đảo nhưng cũng cần được thực hiện thường xuyên. 

Cách làm thùng ủ phân

Bạn có thể làm thùng ủ phân hữu cơ tại nhà. Thùng ủ phân sẽ giúp ngăn ngừa để nguyên liệu ủ phân không bị rơi vãi khắp nơi. Đồng thời giúp đống ủ trong gọn gàng hơn. Đặc biệt với những gia đình có nuôi chó, làm thùng ủ phân sẽ giúp các bé cún nhà bạn không thể nghịch hoặc phá đống phân.

Theo RSPB, những thùng phân ủ nên được làm từ gỗ để có thể giúp các loại động vật như giun có thể dễ dàng tiếp cận. Bạn có thể sử dụng các thanh gỗ đã được làm sẵn như gỗ pallet, sau đó ghép chúng lại với nhau. Hãy cố định các thanh gỗ lại với nhau và để 1 mặt có thể tháo rời để trộn phân, kiểm tra tình trạng phân. 

Ủ phân hữu cơ trong bình nhựa

Bên cạnh thùng gỗ, trộn phân bằng thùng nhựa cũng là cách làm hiệu quả. Sử dụng thùng nhựa rất dễ lấy và không tốn quá nhiều diện tích. Dù sử dụng thùng nhựa sẽ khiến việc đảo phân khó khăn hơn nhưng nó sẽ giúp bạn có thể dễ dàng giữ ấm khi làm phân hữu cơ

Hãy lựa chọn các loại thùng nhựa không có đế hoặc có các lỗ giun và vi khuẩn có thể dễ dàng tiếp cận. Sau đó, bạn chỉ cần đặt thùng nhựa ở một nơi có ánh nắng mặt trời, cách xa ngôi nhà của bạn. Hãy thêm nguyên liệu nâu và xanh theo đúng tỷ lệ và tiến hành ủ phân đến khi các chất hữu cơ phân hủy hết. 

Cách làm phân hữu cơ trong thùng nóng

  • Một số thùng ủ phân được thiết kế đặc biệt để làm nóng chất thải hiệu quả hơn. Dù loại thùng này có mức giá cao hơn nhưng sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian. Chỉ với khoảng 2 tháng là bạn đã có thể sử dụng phân hữu cơ tự ủ tại nhà. 

  • Với thùng nóng, bạn cũng có thể thêm các loại thịt, thức ăn thừa đã được nấu chín vào phân. Đây là các loại nguyên liệu không thể sử dụng khi ủ phân đống hoặc ủ bằng thùng nhựa.

  • Hãy trộn nguyên liệu xanh, nâu theo tỷ lệ 50/50 nhé. Nếu không ngại tốn thêm chi phí và muốn tiết kiệm thời gian thì ủ nóng sẽ là cách làm tuyệt vời cho bạn.  

Những chất có thể làm phân hữu cơ

Để làm phân hữu cơ tại nhà thành công, bạn cần chắc chắn rằng mình đã sử dụng các nguyên liệu phù hợp. Từ đó, tạo ra được phân bón cây tốt nhất. Dưới đây là những chất có thể sử dụng để ủ phân:

Nguyên liệu xanh gồm:

  • Vỏ, cùi trái cây, các loại rau

  • Bã cà phê

  • Túi trà (không làm từ nhựa)

  • Cỏ dại

  • Lá cây, vụn thân cây, hoa, hạt trái cây

  • Phân gia súc (trừ phân của chó, mèo)

Nguyên liệu nâu:

  • Lá cây

  • Cành cây

  • Gỗ vụn (càng nhỏ càng tốt)

  • Bìa các tông

  • Túi giấy, báo

  • Tro gỗ

  • Vỏ trứng

  • Tóc

  • Các cặn bẩn có trong máy hút bụi. 

Tránh dùng những chất sau để làm phân

Bạn cần tránh một số chất có thể tạo ra vi khuẩn gây hại, mùi hôi thối khi phân hủy hoặc thu hút côn trùng như:

  • Thịt vụn

  • Các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua,...

  • Cá, xương cá

  • Các loại chất béo, dầu mỡ

  • Cát vệ sinh cho mèo

  • Chất thải từ chó

  • Bánh mỳ

  • Tã trẻ em đã qua sử dụng

  • Nhựa dẻo

  • Khăn giấy, khăn ướt đã qua sử dụng. 

Thời gian ủ phân là bao lâu 

Khi làm phân hữu cơ, phân được ủ thành công khi tất cả các nguyên liệu chuyển thành màu nâu dưới dạng vụn mịn và có mùi đất. Lúc này, phân hữu cơ sẽ có rất nhiều dinh dưỡng, bạn có thể lấy ra và sử dụng bất cứ lúc nào. Nếu còn sót lại một số nguyên liệu chứ chưa phân hủy hết, bạn có thể dùng một chiếc dây để rây trong vườn. Tùy vào tốc độ phân hủy của nguyên liệu, kết cấu phân trộn mà thời gian ủ phân sẽ có sự khác biệt. 

Cách bảo quản phân hữu cơ tại nhà

Để bảo quản phân, bạn cần tránh sử dụng các loại thịt, phô mai hoặc các loại thực phẩm có thể thu hút côn trùng, chuột. Nếu lo lắng chuột phát hoại, bạn có thể sử dụng một chiếc thùng nhựa có nắp đậy.

Trên đây là một số gợi ý về từ Cleanipedia về cách làm phân hữu cơ tại nhà. Hy vọng bạn áp dụng thành công và có được lượng phân giàu dinh dưỡng nhất. Đừng quên ghé thăm Cleanipedia để cập nhật các tin tức và mẹo hữu ích mỗi ngày nhé.

Xem thêm >>

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.