Cách làm tròn số năm đóng bảo hiểm xã hội

Bà Ngọc hỏi, theo quy định cũ và mới thì cách tính làm tròn tuổi khi nghỉ hưu và làm tròn tháng lẻ tham gia BHXH như thế nào?

Về vấn đề này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh trả lời như sau:

Theo quy định cũ, tại Điểm b, Khoản 3, Mục IV, Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/1/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2016 của Chính phủ quy định, mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì tỷ lệ hưởng lương hưu giảm đi 1%, trường hợp tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ thì được tính tròn thêm một tuổi.

Theo quy định mới, tại Khoản 3, Điều 56, Luật BHXH năm 2014 quy định, mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%, trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Cách làm tròn tháng lẻ tham gia BHXH

Theo quy định cũ, tại Khoản 5, Điều 28 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006  hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định, khi tính mức lương hưu hàng tháng và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 4 Điều này nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính, từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm, từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn là một năm.

Theo quy định mới, tại Khoản 2, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định, khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 1 tháng đến 6 tháng được tính là nửa năm, từ 7 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Theo quy định trên, nếu bố của bà nghỉ hưu vào tháng 12/2019 thì tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính như sau:

- 17 năm đầu đóng BHXH được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 18 đến năm thứ 27 là 10 năm, được tính thêm: 10 x 2% = 20%;

- 5 tháng lẻ được tính là 0,5 năm, tính thêm: 0,5 x 2%  = 1%

=> Tổng tỷ lệ bố bà được hưởng là: 45% 20% 1% = 66%.

Bố của bà nghỉ hưu vào tháng 12/2019, lúc đó là 53 tuổi 10 tháng, làm tròn là 54 tuổi [nghỉ hưu trước tuổi 55 là 1 năm] nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 2%. Như vậy, tỷ lệ lương hưu bố bà sẽ được hưởng là 66% - 2% = 64 %.

Chinhphu.vn


Cách tính làm tròn tuổi và năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng chế độ trợ cấp và hưu trí?

08/11/2016

Bạn đọc có số điện thoại 0916…964, địa chỉ tại phường Yết Kiêu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có hỏi:

Mẹ tôi sinh tháng 10 năm 1964, đến nay đã có 31 năm 7 tháng đóng BHXH làm công nhân phục vụ trong ngành than. Chủ trương ngành than đang khuyến khích giảm biên chế do tái cơ cấu, nay do sức khỏe yếu bị suy giảm khả năng lao động 61% và muốn nghỉ hưu sớm trước tuổi. Xin hỏi theo quy định cũ và mới thì cách tính làm tròn tuổi khi nghỉ hưu và làm tròn tháng lẻ tham gia BHXH như thế nào? Dự kiến mẹ tôi nghỉ hưu vào tháng 12/2016.

Xin chân thành cảm ơn!

Trung tâm Tư vấn pháp luật và Huấn luyện an toàn lao động Công đoàn Quảng Ninh trả lời như sau:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi xin tư vấn pháp luật đến Trung tâm, về câu hỏi của bạn, chúng tôi trả lời như sau:

1, Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 17, Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc có quy định: Mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi của năm đó.

Ví dụ: Bà K bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu từ tháng 01/2019 khi đủ 50 tuổi 01 tháng, có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%;

- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 26% = 71%;

- Bà K nghỉ hưu khi 50 tuổi 01 tháng [nghỉ hưu trước 55 tuổi, là 4 năm 11 tháng] nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 8% + 1% = 9%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà K sẽ là 71% - 9% = 62%.

[Theo quy định cũ tại Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH đã hết hiệu lực có quy định: Mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì tỷ lệ hưởng lương hưu giảm đi 1%. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ thì được tính tròn thêm một tuổi].

2, Căn cứ Khoản 2, Điều 17, Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định: Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Ví dụ: Ông G làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu năm 2018 khi 56 tuổi 7 tháng, có 29 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:

- Số năm đóng bảo hiểm xã hội của ông G là 29 năm 7 tháng, số tháng lẻ là 7 tháng được tính là 1 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông G là 30 năm.

- 16 năm đầu tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 17 đến năm thứ 30 là 14 năm, tính thêm: 14 x 2% = 28%;

- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 28% = 73%.

- Ông G nghỉ hưu khi 56 tuổi 07 tháng [nghỉ hưu trước tuổi 60 theo quy định là 3 năm 05 tháng] nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 6%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông G sẽ là 73% - 6% = 67%.

[Theo quy định cũ tại Khoản 5, Điều 52, Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ quy định: Khi tính mức lương hưu hằng tháng và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn là một năm]

Như vậy, nếu mẹ chị có ý định nghỉ hưu vào tháng 12/2016 thì tỷ lệ tính hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:

- 15 năm đầu tham gia BHXH được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 31 là 13 năm, tính thêm: 15 x 2% = 30%;

- Có 7 tháng lẻ tham gia BHXH được tính tròn là 1 năm, tính thêm: 1 x 2% = 2%;

- Tổng 3 tỷ lệ trên là: 45% + 30% + 2%  = 77%;

- Mẹ chị nghỉ hưu khi 52 tuổi 02 tháng [nghỉ hưu trước 55 tuổi, là 01 năm 10 tháng] nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 2% + 1% = 3%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của mẹ chị sẽ là 77% - 3% = 74%.

Trung tâm Tư vấn pháp luật và Huấn luyện an toàn lao động Công đoàn Quảng Ninh 

Điện thoại: 0333.829961

Đỗ Văn Khánh

Bạn đọc Hoàng Phương Ngọc, phường Mạo Khê, TX Đông Triều, hỏi:   “Bố tôi sinh tháng 2/1966, đến nay đã có 27 năm 5 tháng đóng bảo hiểm xã hội [BHXH], trong đó có 16 năm đóng BHXH nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Nay do sức khoẻ yếu bị suy giảm khả năng lao động 61%, bố tôi muốn nghỉ hưu sớm trước tuổi. Xin hỏi theo quy định cũ và mới thì cách tính làm tròn tuổi khi nghỉ hưu và làm tròn tháng lẻ tham gia BHXH như thế nào? Dự kiến Bố tôi nghỉ hưu vào tháng 12/2019”.  

Vấn đề này, Sở LĐ-TB&XH trả lời như sau:

Cách tính làm tròn tuổi khi nghỉ hưu trước tuổi theo quy định cũ: Tại Điểm b, Khoản 3, Mục IV, Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2016 của Chính phủ quy định: Mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì tỷ lệ hưởng lương hưu giảm đi 1%; trường hợp tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ thì được tính tròn thêm một tuổi.

Còn theo quy định mới: Tại Khoản 3, Điều 56, Luật BHXH 2014 quy định: Mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Về cách làm tròn tháng lẻ tham gia BHXH, theo quy định cũ: Tại Khoản 5, Điều 28, Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH bắt buộc quy định: Khi tính mức lương hưu hằng tháng và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều này nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn là một năm.

Theo quy định mới: Tại Khoản 2, Điều 17, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn một số điều của Luật BHXH bắt buộc quy định: Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 1 tháng đến 6 tháng được tính là nửa năm; từ 7 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Theo quy định trên: Nếu bố bạn nghỉ hưu vào tháng 12/2019 thì tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:

+ 17 năm đầu đóng BHXH được tính bằng 45%

+ Từ năm thứ 18 đến năm thứ 27 là 10 năm, được tính thêm: 10 x 2% = 20%

+ 5 tháng lẻ được tính là 0,5 năm, tính thêm: 0,5 x 2%  = 1%

Vậy tổng tỷ lệ bố bạn được hưởng là: 45% + 20% + 1% = 66%.

Bố bạn nghỉ hưu vào tháng 12/2019, lúc đó là 53 tuổi 10 tháng, làm tròn là 54 tuổi [nghỉ hưu trước tuổi 55 là 1 năm] nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là: 2%. Như vậy, tỷ lệ lương hưu bố bạn sẽ được hưởng là: 66% - 2% = 64%.

Phòng Bạn đọc - Tư liệu [ghi]

Video liên quan

Chủ Đề