Cách liên hệ thơ

Cách liên hệ thơ

Cách liên hệ thơ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng thảo luận với các CAO THỦ trên mọi miền tổ quốc. Hoàn toàn miễn phí!

Bài văn có dạng đề liên hệ là một đề tương đối khó khi bắt gặp và nhất là trong các kì thi cũng như kiểm tra ở trên lớp. Tuy nhiên chúng ta có thể khắc phục nó bằng cách tìm hiểu trước để nắm các phần cần thiết phải có khi phải làm dạng đề này. Mình đã lập topic này nhằm chia sẻ với các bạn cách làm một bài văn dạng đề liên hệ. Rất hi vọng nó sẽ giúp ích phần nào cho các bạn.
Cách làm một bài văn dạng đề liên hệ:
Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (giới thiệu tác giả, tác phẩm yêu cầu chính – tức là yêu cầu cơ bản trong vế đầu của đề).

Thân bài

Yêu cầu cơ bản: Vế phân tích/cảm nhận/… vấn đề cần nghị luận ở tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Yêu cầu nâng cao: Tức là vế liên hệ, mở rộng trong đề mà thường là liên hệ với vấn đề trong các tác phẩm chương trình Ngữ văn lớp 11. Việc này để bình luận, nhận xét về một vấn đề nào đó về phương diện nội dung, nghệ thuật, tư tưởng, quan điểm, phong cách sáng tác của tác giả, điểm giống và khác của các tác phẩm cùng/khác giai đoạn văn học...

* Lưu ý: Vế câu này có thể nhắc đến tác giả, tác phẩm (như đoạn trích/tác phẩm này của ai, ở đâu chẳng hạn) nhưng không nhất thiết bắt buộc phải giới thiệu.


Kết bài Đánh giá chung lại vấn đề nghị luận. Ở đây, học sinh nên tập viết thành đoạn trong quá trình ôn luyện như viết đoạn mở bài, đoạn làm rõ yêu cầu cơ bản, đoạn làm rõ yêu cầu nâng cao để đi đến đoạn đánh giá chung. Sau đó, học sinh xem xét nội dung kiến thức cho đến khi đầy đủ nhất rồi mới viết một bài văn hoàn chỉnh.

Ví dụ minh họa


Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12 – Nâng cao,

Tập một NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.69 – 70)

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp hình tượng người lính thông qua đoạn trích thơ trên. Từ đó, liên hệ với bài thơ Từ ấy của Tố Hữu (Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) để bình luận về ý nghĩa của lí tưởng sống đối với con người.

* Gợi ý làm bài:


Mở bài: Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn trích: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ …/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Thân bài:

Yêu cầu cơ bản: Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến (Ngữ văn 12) qua đoạn trích thơ Tây Tiến. – Vẻ đẹp thể hiện qua chân dung: không mọc tóc, quân xanh màu lá >< đoàn binh, oai hùm, mắt trừng. – Vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. – Vẻ đẹp lý tưởng – lý tưởng cao đẹp: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Yêu cầu nâng cao: Liên hệ với bài thơ Từ ấy của Tố Hữu (Ngữ văn 11) để bình luận về ý nghĩa của lí tưởng sống đối với con người. – Liên hệ: + Lý tưởng sống thể hiện trong bài thơ Từ ấy: Lý tưởng cách mạng và vai trò của lí tưởng cách mạng đối với nhà thơ (với tư cách là một con người). + Lý tưởng cao đẹp và vai trò của lí tưởng đó đối những người lính Tây Tiến (với tư cách là một con người). – Bình luận: đánh giá, nhận xét vai trò của lí tưởng sống đối với con người.

Kết bài

Đánh giá chung: Vai trò, vị trí của hình tượng người lính Tây Tiến đối với tác phẩm, tác giả, nền văn học cách mạng và văn học Việt Nam. Đồng thời là vai trò giáo dục của lí tưởng sống đối với con người. Ví dụ 2: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Phạm Tiến Duật – Bài thơ về tiểu đội xe không kính) Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao ... (Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ) Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh ẩn dụ trong hai khổ thơ trên. Hướng dẫn làm : Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: vẻ đẹp hình ảnh ẩn dụ trong hai khổ thơ. Thân bài: - Khái quát chung: Giới thiệu tác giả, tác phẩm,… - Phân tích hình ảnh ẩn dụ trái tim, mùa xuân, lộc,… trong hai khổ thơ để làm nổi bật hình ảnh ẩn dụ ấy.

+ Tính đa nghĩa, hàm súc, hình ảnh gợi sự liên tưởng phong phú,…
+ Tình yêu quê hương đất nước trong con người Việt Nam trong chiến đấu với ý chí, quyết tâm, niềm tin vào một tương lai tươi sáng; lòng nhiệt thành cống hiến để xây dựng đất nước khi hòa bình,…​

Kết bài:

Khái quát, đánh giá về vẻ đẹp hình ảnh ẩn dụ trong hai khổ thơ.​


· Lưu ý: Dạng đề liên hệ này khác so với dạng đề so sánh, cần chú ý tránh việc nhầm lẫn dẫn đến đi sai hướng làm bài, nội dung chính không được chú trọng.

Last edited: 24 Tháng mười hai 2018

Reactions: Kyanhdo

Cách liên hệ thơ

Bài văn có dạng đề liên hệ là một đề tương đối khó khi bắt gặp và nhất là trong các kì thi cũng như kiểm tra ở trên lớp. Tuy nhiên chúng ta có thể khắc phục nó bằng cách tìm hiểu trước để nắm các phần cần thiết phải có khi phải làm dạng đề này. Mình đã lập topic này nhằm chia sẻ với các bạn cách làm một bài văn dạng đề liên hệ. Rất hi vọng nó sẽ giúp ích phần nào cho các bạn.
Cách làm một bài văn dạng đề liên hệ:
Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (giới thiệu tác giả, tác phẩm yêu cầu chính – tức là yêu cầu cơ bản trong vế đầu của đề).

Thân bài

Yêu cầu cơ bản: Vế phân tích/cảm nhận/… vấn đề cần nghị luận ở tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Yêu cầu nâng cao: Tức là vế liên hệ, mở rộng trong đề mà thường là liên hệ với vấn đề trong các tác phẩm chương trình Ngữ văn lớp 11. Việc này để bình luận, nhận xét về một vấn đề nào đó về phương diện nội dung, nghệ thuật, tư tưởng, quan điểm, phong cách sáng tác của tác giả, điểm giống và khác của các tác phẩm cùng/khác giai đoạn văn học...

* Lưu ý: Vế câu này có thể nhắc đến tác giả, tác phẩm (như đoạn trích/tác phẩm này của ai, ở đâu chẳng hạn) nhưng không nhất thiết bắt buộc phải giới thiệu.


Kết bài Đánh giá chung lại vấn đề nghị luận. Ở đây, học sinh nên tập viết thành đoạn trong quá trình ôn luyện như viết đoạn mở bài, đoạn làm rõ yêu cầu cơ bản, đoạn làm rõ yêu cầu nâng cao để đi đến đoạn đánh giá chung. Sau đó, học sinh xem xét nội dung kiến thức cho đến khi đầy đủ nhất rồi mới viết một bài văn hoàn chỉnh.

Ví dụ minh họa


Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12 – Nâng cao,

Tập một NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.69 – 70)

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp hình tượng người lính thông qua đoạn trích thơ trên. Từ đó, liên hệ với bài thơ Từ ấy của Tố Hữu (Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) để bình luận về ý nghĩa của lí tưởng sống đối với con người.

* Gợi ý làm bài:


Mở bài: Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn trích: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ …/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Thân bài:

Yêu cầu cơ bản: Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến (Ngữ văn 12) qua đoạn trích thơ Tây Tiến. – Vẻ đẹp thể hiện qua chân dung: không mọc tóc, quân xanh màu lá >< đoàn binh, oai hùm, mắt trừng. – Vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. – Vẻ đẹp lý tưởng – lý tưởng cao đẹp: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Yêu cầu nâng cao: Liên hệ với bài thơ Từ ấy của Tố Hữu (Ngữ văn 11) để bình luận về ý nghĩa của lí tưởng sống đối với con người. – Liên hệ: + Lý tưởng sống thể hiện trong bài thơ Từ ấy: Lý tưởng cách mạng và vai trò của lí tưởng cách mạng đối với nhà thơ (với tư cách là một con người). + Lý tưởng cao đẹp và vai trò của lí tưởng đó đối những người lính Tây Tiến (với tư cách là một con người). – Bình luận: đánh giá, nhận xét vai trò của lí tưởng sống đối với con người.

Kết bài

Đánh giá chung: Vai trò, vị trí của hình tượng người lính Tây Tiến đối với tác phẩm, tác giả, nền văn học cách mạng và văn học Việt Nam. Đồng thời là vai trò giáo dục của lí tưởng sống đối với con người.

· Lưu ý: Dạng đề liên hệ này khác so với dạng đề so sánh, các em chú ý tránh việc nhầm lẫn dẫn đến đi sai hướng làm bài, nội dung chính không được chú trọng.

Nên để nguồn bạn nhé! Nếu tự làm thì không cần.