Cách nặn mụn bọc không đầu

Nhiều lúc trên da nổi lên các nốt mụn to, đỏ nhẹ nhưng đau nhức và không có đầu. Nặn mãi cũng không thấy được đầu mụn mà để không thì mãi không thấy xẹp. Vậy khi bị mọc mụn không nhân thì phải xử lý thế nào?

1. Có nên nặn mụn không nhân không?

Cách nặn mụn bọc không đầu
Không nên tự nặn mụn tại nhà dưới bất cứ hình thức nào

Với tất cả các loại mụn bọc, mụn viêm sưng lớn thì việc tự nặn mụn tại nhà là không được khuyến khích. Không có mụn nào là mụn không nhân. Chỉ có mụn chưa đủ chín hoặc nhân mụn ẩn quá sâu, không thể nặn theo cách thông thường mà phải áp dụng thủ thuật y khoa.

Nhiều người không thấy đầu mụn, tự dùng kim chọc mụn để tạo kẽ hở cho nhân mụn và máu trào ra. Tuy nhiên, đây là cách làm thiếu an toàn, dễ gây viêm nhiễm nặng nề hơn và dễ để lại sẹo. Nhất là khi các dụng cụ nặn mụn không được làm sạch, khử trùng cẩn thận.

Có rất nhiều người bị mọc mụn bọc, mụn trứng cá ẩn dưới da mà tự nặn tại nhà, hậu quả là để lại sẹo lõm lên trên gương mặt, rất mất thẩm mỹ. Bởi vậy, khi bạn bị nổi mụn không nhân, tuyệt đối không nên tự động nặn mụn tại nhà!

2. Mụn không nhân có tự khỏi được không?

Chắc chắn rằng khi mặc kệ không điều trị thì không có chiếc mụn nào tự khỏi được cả. Vì bên trong bọc mụn đã hình thành ổ viêm và lỗ chân lông đã bị tắc nghẽn. Để mụn càng lâu không chữa thì lỗ chân lông càng bị ứ đọng và tạo thành sẹo.

Nhân mụn ban đầu chỉ là ổ vi khuẩn, chưa viêm, để lâu không chữa sẽ sinh viêm. Ổ viêm để lâu không loại bỏ thì sẽ bị cô đặc lại và tạo thành hố sâu trên nền da. Sau cùng, nếu điều trị quá muộn thì chắc chắn sẹo rỗ sẽ hiện ra rất rõ, khó có thể làm đầy lại được.

>> Xem thêm:Bị mụn trứng cá bao lâu mới hết hẳn?

3. Cách điều trị mụn không nhân hiệu quả

Để ngăn chặn nguy cơ sẹo rỗ sau này, cần phải điều trị mụn không nhân càng sớm càng tốt. Quan trọng nhất là bạn phải điều trị loại mụn này đúng cách. Vì mụn không dễ loại bỏ được nhân và loại mụn này cũng đeo bám vô cùng dai dẳng.

3.1. Tìm gặp bác sĩ da liễu để được xem xét tình trạng da

Cách nặn mụn bọc không đầu
Cần được bác sĩ da liễu xem xét tình trạng da cụ thể

Không phải tình trạng mụn nào cũng được điều trị với cùng một cách. Với mụn nhẹ, bác sĩ da liễu thường kê đơn thuốc bôi. Với mụn vừa và nặng, cần sử dụng thuốc uống kèm theo thuốc bôi và sử dụng dược mỹ phẩm chăm sóc da bài bản. Và còn cần xem xét nguyên nhân gây ra mụn không nhân là gì.

Nếu da bị viêm tắc lỗ chân lông do bụi bẩn, bã nhờn không được vệ sinh đúng cách thì chỉ cần làm sạch da và chăm sóc cẩn thận với thuốc bôi ngoài một thời gian là khỏi. Nếu da nổi mụn nhiều do nội tiết bị mất cân bằng thì còn cần kết hợp nhiều phương pháp điều chỉnh hormone khác. Ngoài ra còn có các bệnh da liễu gây mụn.

Bằng mắt thường, nếu không phải người có chuyên môn thì sẽ không thể nhìn ra nguyên nhân và tình trạng mụn. Vì thế, khi bị nổi mụn bất thường thì bạn nên tìm gặp bác sĩ da liễu để được xem xét trước và nhận phương án điều trị phù hợp nhất, hiệu quả nhất.

3.2. Chăm sóc da bằng một số loại dược mỹ phẩm chuyên dùng cho da mụn

Da mụn có nhiều kiểu là da dầu nhờn, da khô, da hỗn hợp và da nhạy cảm. Với mỗi tính chất da, bạn cần sử dụng các sản phẩm làm sạch và chăm sóc da riêng biệt. Nhìn chung thì mọi loại da đều cần dùng sữa rửa mặt không có tính tẩy mạnh, chứa thành phầnBenzoyl Peroxide trị mụn, Salicylic Acid tẩy da chết nhẹ và chứa hoạt tính cấp ẩm.

Sau khi rửa mặt sạch sẽ, nếu có thời gian thì xông hơi da mặt với các loại tinh dầu để lỗ chân lông được mở rộng, tăng khả năng thải bỏ cặn bẩn và độc tố ra bên ngoài. Sau đó, sử dụng toner (nước hoa hồng) dịu nhẹ để một lần nữa làm sạch sâu các lỗ chân lông. Cuối cùng, mọi loại da đều cần thoa kem dưỡng ẩm để kích thích tái tạo.

Sự khác biệt trong các dược mỹ phẩm dành cho từng loại da nằm ở nồng độ của các thành phần. Với da dầu thì các sản phẩm thường có khả năng kiềm dầu. Với da khô thì sản phẩm chứa thành phần cấp ẩm, cấp nước. Với da hỗn hợp và da nhạy cảm thì sản phẩm chứa thành phần làm dịu da.

Để chọn lựa được những sản phẩm làm sạch và chăm sóc da mụn phù hợp nhất thì bạn nên tham khảo ý kiến và tư vấn của bác sĩ da liễu!

>> Xem thêm:Có nên theo đơn thuốc trị mụn của bệnh viện da liễu?

3.3. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt

Cách nặn mụn bọc không đầu
Dinh dưỡng và sinh hoạt là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng mụn không nhân

Khi da bị nổi mụn không nhân hay mụn bọc không đầu, nhiều yếu tố sẽ tác động đến mức độ nghiêm trọng của mụn. Điển hình là chế độ ăn uống và sinh hoạt thường ngày. Hai yếu tố này trực tiếp tác động đến nội tiết tố, điều khiển lượng bã nhờn tiết trên da. Vì vậy, nhất định phải điều chỉnh lại chúng để nhanh chóng lấy lại được làn da khỏe.

Về vấn đề dinh dưỡng, bạn cần phải kiêng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng và chất kích thích. Cần bổ sung nhiều nước, chất khoáng, vitamin trong hoa quả tươi và rau củ. Tuyệt đối không sử dụng đồ ăn sẵn, đồ ăn vặt mà hãy sử dụng đồ tươi nhiều nhất có thể.

Về việc nghỉ ngơi, sinh hoạt, bạn cần cân bằng được thời gian lao động, học tập và thư giãn. Không nên để cơ thể và trí óc bị căng thẳng quá trong một thời gian dài. Hãy nâng niu cơ thể của mình bằng cách xen kẽ các thời gian nghỉ ngơi và đảm bảo rằng phải nghỉ một cách chất lượng. Chịu khó ngủ sớm, dậy sớm và tập thể dục đều đặn.

Mụn không nhân không phải tình trạng quá nghiêm trọng, nhưng lại đeo bám trên da vô cùng dai dẳng. Cần phải có phương pháp điều trị cẩn trọng và đúng cách thì mới loại bỏ được nhân mụn ẩn sâu bên trong nang lông. Lưu ý rằng khi bị mụn dạng này, bạn không nên tự nặn, tự mua thuốc bôi, uống tại nhà vì rất dễ gặp phải tác dụng phụ.