Cách nấu canh cà pháo lá lốt

Cà pháo xào tỏi ăn cùng cơm rất ngon, rất đưa cơm, khi ăn các bạn sẽ thấy được món ăn như thế nào, vị béo thơm của tỏi, vị hơi giòn chua nhẹ của miếng cà rất hấp dẫn. Bạn có muốn học ngay cách nấu cà pháo xào tỏi không nào?

Món ăn dù rất đơn giản, mộc mạc nhưng được rất nhiều người yêu thích, dù giàu nghèo hay già trẻ đều thích món cà pháo. Khi ăn các bạn ăn nóng cũng ngon mà nguội cũng vẫn ngon. Cùng cachnau.net thực hiện món này nhé!

Thực hiện món cà pháo xào tỏi

Nguyên liệu làm món cà pháo xào tỏi lá lốt

  • Cà pháo
  • Lá lốt
  • Tỏi
  • Mì chính
  • Bột nêm
  • Dầu ăn.

Cách làm món cà pháo xào tỏi

Bước 1: Chuẩn bị cà pháo

  • Cà pháo các bạn đem cho vào chậu nước rửa qua mấy nước cho bớt mặn
  • Đem thái làm đôi hay làm tư đều được
  • Cho ra rổ cho ráo nước.

Bước 2: Sơ chế tỏi, lá lốt

  • Tỏi các bạn bóc sạch vỏ ngoài sau đó rửa sạch đập dập
  • Lá lốt các bạn rửa sạch rồi thái nhỏ ra

Bước 3: Xào cà pháo

  • Cho chảo lên bếp, đổ dầu vào chờ cho dầu nóng thì các bạn trút tỏi vào phi thơm
  • Tiếp tục trút cà pháo đã thái vào xào, đảo đều cho cà pháo không bị cháy

  • Nêm nếm gia vị cho vừa miệng
  • Xào gần chín thì các bạn cho hết lá lốt vào xào cùng
  • Khi nào thấy miếng cà xém cạnh và thật thơm thì các bạn có thể tắt bếp.

Bước 4: Hoàn thành món cà pháo xào tỏi, lá lốt cho cà pháo ra đĩa và dùng cùng cơm.

Vậy là đã hoàn thành cách nấu cà pháo xào tỏi rồi nè.

Lưu ý khi dùng món cà pháo xào tỏi:

Theo Đông y, cà pháo có tính hàn [thậm chí rất hàn], vì vậy kiêng dùng đối với người hư hàn, thận trọng khi phối hợp với các thức ăn hàn, nên ăn kèm các gia vị có tính ôn như: tỏi, ớt, sả người mới đau dậy, suy nhược không nên ăn cà, cà không nên ăn sống.

Cà pháo tính hàn, hơi độc, ăn nhiều có thể bị đau bụng và sinh cố tật cho nên người xưa thật có lý khi nói rằng một quả cà, ba chén thuốc.

Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.

Cây cà gai hoa tím có hình dáng tương tự như cây cà gai hoa trắng, chỉ khác là hoa màu tím. Quả màu vàng đổi sang màu đỏ khi chín. Quả này không ăn. Đã có khá nhiều trường hợp ngộ độc do nhầm lẫn với loại trên.

Dân gian thường nói: Một quả cà bằng 3 thang thuốc, có lẽ chỉ hợp với cà sống [chưa chín] vì trong cà sống có solanin độc. Quả cà chưa chín có nhiều solanin hơn quả chín. Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy ăn cà muối không bị nhức mỏi, có lẽ muối chua làm giảm độc tính.

Quả cà xanh có thể luộc ăn, làm nộm, ăn xào. Quả già dùng muối xổi để ăn dần; nếu muối mặn để được hằng năm, ăn giòn như nổ trong miệng.

Cà pháo muối được ưa chuộng hơn món cà sống. Ngâm quả cà vào vại nước muối phải nén vỉ thật chặt, không để quả cà nổi lên, cho nên gọi là cà nén và có câu trẻ muối cà, già muối dưa. Cà muối xổi chỉ vài ngày là ăn được, ăn cà muối không bị nhức mỏi, có lẽ muối chua làm giảm độc tính.

Nhiều người cho rằng, cà ăn nhiều sẽ gây ra thấp nhiệt, vì thế người nào có gốc trường vị bị thấp nhiệt không dám ăn cà nhiều. Tuy nhiên, ăn cà gây ra thấp nhiệt có thể do những món gia vị như: đậu xị, ớt, củ hành Những món gia vị này, bất luận nấu với cà hoặc là nấu với những loại thịt khác, nếu dùng quá nhiều đều có thể gây ra thấp nhiệt.

Một số dân ở thôn quê khi ăn cà thường đem cắt thành miếng, đựng trong dĩa, lúc nấu cơm để vào hấp, khi chín rồi nêm thêm chút gia vị, cách làm này không những có thể giữ được mùi vị nguyên chất của cà mà khi ăn còn ngon hơn các cách nấu khác, cho dù ăn nhiều cũng không ảnh hưởng đến trường vị thấp nhiệt.

Cùng nhau lăn tay vào bếp thực hiện ngay cách nấu cà pháo xào tỏi nhé. Chúc bạn thành công!

Nguồn: danhgia.tv

Video liên quan

Chủ Đề