Cách phòng bệnh trùng sốt rét là

Những năm gần đây, tại Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh sốt rét và tử vong do sốt rét đã giảm trên toàn quốc. Tuy nhiên các chuyên gia y tế cảnh báo bệnh sốt rét vẫn có nguy cơ bùng phát trở lại do ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc điều trị. Vì vậy người dân cần trang bị kiến thức về bệnh sốt rét để biết cách phòng chống bệnh.

Bệnh sốt rét và cách phòng bệnh
Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm do 5 loài ký sinh trùngPlasmodiumgây nên gồmPlasmodiumfalciparum, Plasmodium vivax, Plasmodium malariae, Plasmodium ovale vàPlasmodium knowlesi.

Bệnh lây truyền từ người này sang người khác qua trung gian truyền bệnh chủ yếu là do muỗiAnopheles. Bệnh thường biểu hiện bằng những cơn sốt rét điển hình với ba triệu chứng: rét run, sốt, vã mồ hôi.


Muỗi anopheles truyền bệnh sốt rét có bụng nhỏ và trên cánh muỗi có vẩy đen trắng, thường hoạt động vào buổi tối sau khi mặt trời lặn [Hình ảnh minh hoạ]


Tác hại của bệnh sốt rét
- Gây thiếu máu: Do ký sinh trùng vào trong máu nên chúng phá vỡ hàng loạt hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi, gầy yếu.
- Gan to, lách to.
- Trẻ em bị mắc bệnh sốt rét cơ thể còi cọc chậm lớn, kém thông minh.
- Phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ gâysảy thai,đẻ non hoặc khi sinh nở dễ mắc phải những tai biến.

Các biện pháp phòng bệnh sốt rét
- Để phòng bệnh sốt rét cần tránh bị muỗi đốt, mọi người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
- Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi. Đây là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh sốt rét.
- Sử dụng một số biện pháp xua đuổi muỗi như: dùng vợt muỗi, nhang đốt muỗi, thoa kem chống muỗi, khi làm việc vào buổi tối cần được trang bị quần áo dài tay để đề phòng muỗi đốt.
- Cần vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ, quần áo phải được xếp gọn gàng không nên treo hay móc quần áo trên tường làm chỗ cho muỗi đậu...
- Những người đi làm ở vùng rừng núi cần mang theo màn để ngủ, trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc uống phòng và khi trở về từ vùng rừng núi nên đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, nếu có bị sốt rét sẽ được điều trị kịp thời.
- Khi thấy các triệu chứng của bệnh sốt rét như: Rét run, sốt nóng sau đó vã mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh, gai rét, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.


Mục tiêu chiến lược quốc gia phòng chống sốt rét đến năm 2030


Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình > Tư vấn GDSK > Nội khoa

Sốt rét và cách phòng ngừa.

Sốt rét là căn bệnh truyền nhiễm rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới. Bệnh rất dễ lây truyền từ người sang người thông qua vật truyền trung gian là muỗi. Bệnh sốt rét tuy nguy hiểm nhưng lại rất dễ kiểm soát nếu chúng ta phòng bệnh và điều trị đúng cách...

Ngày đăng: 10/06/2021 Xem với cỡ chữ

Bản in

Sốt rét là căn bệnh truyền nhiễm rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới. Bệnh rất dễ lây truyền từ người sang người thông qua vật truyền trung gian là muỗi. Để phòng, chống sốt rét có hiệu quả, chúng ta cần biết những thông tin cơ bản liên quan đến bệnh, bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa như sau:

Sốt rét là bệnh do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, chúng ký sinh bên trong cơ thể của muỗi Anophen. Khi bị đốt, những ký sinh này sẽ theo nước bọt của muỗi để đi vào bên trong cơ thể, chúng sống ở tế bào gan, hồng cầu và đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh Sốt rét.

Bệnh có thể lây từ người sang người nếu các đối tượng đều bị muỗi mang trùng đốt, hoặc đốt từ người bệnh sang người lành. Khi đã mắc, bạn có thể gặp những cơn sốt theo chu kì cứ 2 - 3 ngày lại sốt một lần. Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây tử vong nếu không điều trị sớm.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh sốt rét:

Bệnh do ký sinh trùng sốt rét chi Plasmodium gây ra. Theo nghiên cứu, ở người có đến 5 loài ký sinh trùng thuộc chi này gây bệnh gồm: P.falciparum, P.malariae, P.ovale, P.vivax, P.knowlesi.

Đặc biệt hơn, hai loài P.falciparum và P.vivax tuy cũng gây bệnh nhưng lại có tỷ lệ tử vong thấp hơn rất nhiều so với các loài còn lại. Các ký sinh trùng này không thể tồn tại ở môi trường bên ngoài mà cần phải có cơ thể vật chủ [muỗi Anophen, con người] mới có thể tồn tại và phát triển.

Cách phân biệt muỗi Anophen và muỗi vằn:

Nhiều người khi nhắc đến muỗi vằn hay muỗi Anophen thì đều nghĩ chúng là một, và là những vật trung gian gây ra các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai. Thực chất chúng là 2 cá thể khác nhau, dưới đây là cách để biệt:

Muỗi vằn: Loài này có tên khoa học là Aedes aegypti hay còn gọi với tên thông thường là muỗi vằn. Chúng có nguồn gốc ở Châu Phi nhưng do phát triển về ngoại giao, giao thương trao đổi hàng hóa trên khắp thế giới nên hiện nay muỗi vằn đã xuất hiện hầu hết ở mọi châu lục, phát triển mạnh mẽ ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Muỗi vằn có đặc điểm rất dễ nhận biết so với những loài khác toàn thân có màu đen, đồng thời có những vệt trắng cách đều nhau từ đầu đến chân kể cả ở phần bụng. Muỗi thường hoạt động mạnh vào lúc có ánh sáng yếu như hoàng hôn hay bình minh, loài này theo mồi rất dai chỉ khi hút máu no bụng mới bỏ đi. Muỗi vằn thường lây truyền những bệnh như: Sốt xuất huyết, vàng da, zika.

Muỗi Anophen: Loài này có tên khoa học là Anopheles gambiae. Chúng thường sống và sinh sản ở vùng nước ngọt. Muỗi Anophen có bụng nhọn, trên cánh có các vệt màu trắng đen, đặt biệt muỗi này có cái vòi rất dài và bằng với chiều dài cơ thể của chúng. Khi đậu trên da chúng có xu hướng chếch bụng và hai chân sau tạo một góc từ 40 đến 45 độ so với da.

Loài này thường hoạt động về đêm, chúng không giống với muỗi vằn khi hút máu xong sẽ bay đi mà sẽ ở lại trong nhà vài giờ sau khi đốt, tiếp đó sẽ bay đi và trú tại các bụi cây cỏ mọc ven đường hay xung quanh nhà để nghỉ ngơi. Muỗi Anophen lây truyền bệnh sốt rét

Cách phòng và điều trị bệnh Sốt rét:

Bệnh sốt rét tuy nguy hiểm nhưng lại rất dễ kiểm soát, sau đây là một số cách phòng và điều trị bệnh.

*Phòng tránh bệnh:

- Phun thuốc muỗi định kỳ trong nhà và ngoài vườn.

- Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, dọn dẹp những nơi ao tù, nước đọng vì đây sẽ là nơi sinh sản của muỗi.

- Khi đi ngủ phải thả màn kể cả buổi trưa hay buổi tối. Đi đến nơi có dịch thì hãy mang theo thuốc đuổi muỗi, mặc áo dài tay, quần dài hạn chế để muỗi đốt.

*Cách điều trị: Tùy theo từng thể bệnh mà bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau. Nếu thấy sức khỏe có dấu hiệu bất thường hay giống với những dấu hiệu bệnh ở trên thì hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.

Phạm Thị Định [K.Khám bệnh]

Quản trị viên

Lần xem: 4526

Go top

Bài viết khác

  • Khuyến cáo phòng chống Bệnh đậu mùa khỉ. [ 23/06/2022]
  • Bệnh Đậu mùa khỉ . [ 03/06/2022]
  • Bệnh tăng huyết áp: Cách kiểm soát, phòng tránh và điều trị bệnh. [ 27/05/2022]
  • Sốt xuất huyết và cách phòng tránh. [ 23/05/2022]

  • Lịch khám
  • Lịch trực
  • Đăng ký khám bệnh
  • Khám cùng chuyên gia
  • Dịch vụ khám bệnh
  • Bảng giá dịch vụ y tế

Tin nổi bật

  • Bảng phân trực các khoa Lâm sàng [từ ngày 18 đến 24 tháng 7 năm 2022].

  • Bảng phân trực Lãnh đạo - Trưởng hệ - các phòng - đơn nguyên - các khoa CLS [từ ...

  • Đại hội Chi bộ Nội tiết - Da liễu - Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, nh...

  • Thư mời báo giá lựa chọn nhà thầu gói thầu mua một số hóa chất, sinh phẩm xét ng...

  • Thư mời báo giá lựa chọn nhà thầu gói thầu mua một số hóa chất sử dụng cho hệ th...

Video liên quan

Chủ Đề