Cách sửa máy tính khi bật không lên

Cách thực hiện giúp bạn:- Nắm bắt được các lỗi máy tính không lên màn hình- Biết được nguyên nhân

- Sửa chữa, khắc phục lỗi máy tính không lên màn hình hiệu quả

Khi phần mềm Windows có vấn đề, người dùng sẽ nghĩ ngay đến những phần mềm sửa lỗi Windows miễn phí để hỗ trợ. Tuy nhiên với lỗi máy tính không lên màn hình, nhiều khả năng phần mềm không phải là lý do tác động. Vậy nên dù có sử dụng các phần mềm sửa lỗi Windows miễn phí bạn vẫn có nguy cơ bị lỗi máy tính. Nếu một ngày đẹp trời, bạn ấn liên tục nút Power mà máy tính vẫn trơ trơ không hoạt động. Hoặc máy tính vẫn sáng đèn nhưng không thể chạy thì bạn đã gặp vấn đề máy tính không lên màn hình. Lúc này hãy cầm Smartphone và vào Taimienphi.vn để xem bài viết sửa lỗi máy tính không lên màn hình, máy tính bật không lên nguồn này nhé.


Cách khắc phục lỗi máy tính, laptop không lên màn hình desktop, tối om 

1. Tắt hoàn toàn máy và sau đó khởi động lạiVấn đề lỗi máy tính không lên màn hình có rất nhiều nguyên do và một phần nó cũng do phần mềm gây ra. Các bạn có thể áp dụng cách kiểm tra máy tính không lên màn hình để biết được nguyên nhân. Nếu do Windows chưa được tắt hoàn toàn cho nên khi hệ thống khởi động lại bạn sẽ thấy màn hình không bật lên. Trường hợp này khá hiếm gặp nhưng không phải là không có.
Để xử lý lỗi máy tính không lên màn hình do trường hợp trên người dùng chỉ cần tắt máy hoàn toàn bằng cách giữ nút power 5 - 7 giây cho đến khi máy tắt hẳn không còn nghe thấy bất cứ tiếng gì hoặc đèn sáng. Tuy nhiên sau đó bạn đừng bật lên vội mà hãy đợi sau 30 giây đến 1 phút rồi thử bật lại xem có thể lỗi máy tính không lên màn hình đã hết hay chưa nhé.

2. Chỉnh lại khe RAM để sửa lỗi máy tính không lên màn hình.

Khe RAM chính là nguyên nhân thường gặp nhất khiến máy tính không lên màn hình. Có thể do các tác động va đập, hoặc lâu ngày sử dụng mà RAM máy tính sẽ bị bẩn hoặc lỏng. Lúc này các bạn cần tắt hoàn toàn máy tính > rút nguồn điện > tháo lắp bên hông case máy tính ra. Chú ý phần RAM và chỉnh lại cho chắc chắn. Có thể tháo hẳn RAM ra và lắp lại, phủi bụi cho RAM và khe RAM trên PC.

3. Kiểm tra cable kết nối màn hình để sửa lỗi lỗi máy tính không lên màn hình.

Dây cable bị lỏng cũng là một nguyên nhân thường thấy khiến máy tính không lên màn hình. Chính vì thế các bạn nên khắc phục lỗi máy tính không lên màn hình bằng cách tháo cable kết nối, cắm lại cable. Thủ thuật này dễ thực hiện trên các máy tính PC hơn là laptop. Bởi với laptop bạn phải tháo máy khá vất vả. Trên PC hãy tháo cable và cắm lại thật chắc chắn, hãy để các ốc vít vặn thật chặt vào PC.

4. Thay card màn hình để sửa lỗi lỗi máy tính không lên màn hình.

Card màn hình là thiết bị rất bền vì vậy tỉ lệ để card màn hình bị hỏng là rất nhỏ. Tuy nhiên nếu PC, laptop của bạn sử dụng lâu năm, thường xuyên sử dụng mỗi ngày thì thật khó để các thiết bị phần cứng như Card màn hình bền được. Nếu nguyên nhân do card màn hình thì cách duy nhất để sửa lỗi máy tính không lên màn hình là mang tới các cửa hàng sửa chữa máy tính, laptop để thay Card màn hình mới.

5. Nhấn giữ Power để sửa lỗi máy tính không lên màn hình.

Đây là cách đơn giản nhất, nhưng cũng không phải là hiếm gặp khi máy tính không lên màn hình. Đơn giản là khi tắt máy laptop, PC của bạn không hoàn toàn tắt được màn hình. Chính vì thế hãy nhấn nút Power trong khoảng 5 đến 10 giây để máy tính được tắt hoàn toàn. Sau đó nhấn Power để mở lại máy tính của bạn.

6. Kiểm tra nguồn cấp từ dây cáp

Thử kiểm tra nguồn cấp từ dây cáp để đảm bảo màn hình đã được cấp nguồn điện. Bằng cách kiểm tra đèn ở mặt trước hoặc dưới khung bezel của màn hình [màu xanh lam, xanh lá cây hay màu cam].

Nếu không nhìn thấy đèn sáng trên màn hình, thử kiểm tra lại ổ cắm xem ổ có bị lỗi gì hay không. Nếu dây nguồn có thể tháo rời ở phía sau màn hình, thử thay bằng một dây nguồn có cáp nguồn khác. Sau khi đã thay ổ cắm mới, dây nguồn mới mà máy tính không lên màn hình, rất có thể màn hình của bạn đã bị lỗi và cần phải được sửa.

7. Kiểm tra trạng thái đèn LED

Nếu đèn màn hình [thường nằm góc dưới cùng khung bezel của màn hình] có màu cam hoặc nhấp nháy, nhấn phím bất kỳ liên tục hoặc di chuột để mở màn hình. Nếu vẫn không khả dụng, máy tính không lên màn hình, thử cắm lại dây cáp kết nối máy tính và mặt sau của màn hình, sau đó khởi động lại máy tính của bạn và kiểm tra xem màn hình máy tính đã lên hay chưa.

8. Thử dây cáp khác

Nếu nguồn màn hình vẫn có nhưng màn hình không lên, rất có thể cáp kết nối đã bị lỗi. Trường hợp này thử một dây cáp khác như cáp DVI, HDMI hoặc DisplayPort để cắm vào màn hình của bạn.

9. Phần cứng có thể là nguyên nhân khiến máy tính không lên màn hình

Nếu đã thử áp dụng tất cả các cách trên nhưng máy tính vẫn không lên màn hình, rất có thể màn hình, card màn hình hoặc bo mạch chủ bị lỗi. Dưới đây là một số giải pháp để khắc phục vấn đề này:

- Thử kết nối màn hình khác với máy tính của bạn:

Thử kết nối màn hình khác với máy tính của bạn. Nếu màn hình khác vẫn lên, có thể khẳng định màn hình của bạn hoạt động kém dần và nên thay thế màn hình mới thay vì mang đến các trung tâm bảo dưỡng, vừa mất tiền nhưng có khi không hiệu quả như màn hình mới.

- Thử kết nối màn hình của bạn trên máy tính khác:

Nếu màn hình của bạn vẫn hoạt động bình thường trên máy tính khác, có thể card màn hình là thủ phạm gây ra lỗi. Thử tháo card màn hình ra khỏi máy tính của bạn và cài đặt trên máy tính khác. Nếu nó không hoạt động trên máy tính khác, nhiều khả năng card màn hình bị lỗi và đến lúc cần được thay thế.

- Lỗi bo mạch chủ:

Nếu màn hình và card màn hình hoạt động bình thường trên máy tính khác, rất có thể bo mạch chủ bị lỗi. Trường hợp này bạn có thể kiểm tra và khắc phục các sự cố trên bo mạch chủ để sửa lỗi máy tính không lên màn hình. Nếu bo mạch chủ bị hỏng, Taimienphi.vn khuyến cáo bạn nên thay thế bo mạch chủ mới để sửa lỗi.  

Trên đây là những nguyên nhân phổ biến nhất và cách khắc phục lỗi máy tính không lên màn hình mà Taimienphi.vn biết. Nếu các bạn có những cách sửa lỗi máy tính không lên màn hình khác thì hãy comment ở ngay bên dưới để chúng tôi được biết.

Nói về tắt máy và bật máy tính thì chúng tôi cũng xin giới thiệu với các bạn lệnh hẹn giờ tắt máy tính, laptop. Chỉ với một lệnh nhỏ, người dùng có thể hẹn giờ tắt máy tính trên Windows với bất kỳ khoảng thời gian nào. Thủ thuật này thích hợp để sử dụng khi bạn cần treo máy tính để download, cập nhật phần mềm, chơi game trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ cần chọn số giây tắt máy với lệnh hẹn giờ tắt máy tính trên Windows thì máy tính của bạn sẽ tự Shutdown vào thời điểm đó.

Nếu không có cách giữa gìn màn hình máy tính của bạn thì sẽ có rất nhiều lỗi có thể xảy ra, một trong những lỗi hay gặp đó là lỗi màn hình laptop bị nhiễu, màn hình bị nhiễu sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc nhìn giao diện màn hình máy tính, cách sửa lỗi màn hình laptop bị nhiễu cũng vô cùng phức tạp, nếu bạn không chuyên thì hãy mang ra quán để tránh trường hợp lợn lành thành lợn què nhé.

Không chỉ chia sẻ cách sửa máy tính không lên màn hình mà Taimienphi.vn còn chia sẻ các nguyên nhân khiến bật máy tính mà màn hình vẫn tối om. Các bạn nên nhớ xem nguyên nhân trước để khắc phục lỗi hiệu quả.

Nâng cấp ổ cứng Macbook hết nhiều tiền không? Laptop không nhận ổ cứng sửa như thế nào? Dấu hiệu nhận biết Bị mất một ổ trên máy tính là do nguyên nhân nào? Máy tính bị sập nguồn, nguyên nhân và cách sửa chữa Hướng dẫn cách format ổ cứng máy tính chuẩn Sửa lỗi iMac không nhận ổ cứng

Khi phải đối mặt với vấn đề này, Windows XP có thể “bó tay” nhưng các phiên bản Windows hiện đại sẽ cố gắng để tự động chạy Startup Repair.

Hãy cẩn trọng với chức năng reset auto của windows 10. nó có thể tự sửa chữa windows nhưng nếu không cần thận toàn bộ dữ liệu của bạn sẽ biến mất vĩnh viễn không có cách nào khôi phục được .

Nếu trong máy có dữ liệu quan trọng hãy đảm bảo rằng bạn copy toàn bộ dữ liệu trước khi thử bất cứ bước nào mà mình không chắc chắn. Có 2 cách phổ biến để có thể copy dữ liệu từ ổ cứng của một máy  tính lỗi không lên:

  • Dùng usb boot windows mini để khởi động vào và copy dữ liệu ra ổ cứng căm ngoài
  • Hoặc tháo ổ cứng lắp sang máy tính khác để copy dữ liệu ra ngoài trước
  • Để chắc chắn hơn nên nhờ kỹ thuật có chuyên môn xử lý hoặc mang tới của hàng chuyên sửa máy tính.

1. Điều đầu tiên cần làm Hãy suy nghĩ về những thay đổi mà bạn đã thực hiện gần đây: bạn có cài đặt trình điều khiển phần cứng mới nào không, có kết nối thành phần phần cứng mới nào với máy tính không, hoặc có mở thùng máy ra và làm cái gì đó không? Rất có thể trình điều khiển phần cứng bị lỗi, phần cứng mới không tương thích, hoặc bạn vô tình làm long cái gì đó khi đang làm việc bên trong máy tính.

  • Hãy thử nhấn nhanh tổ hợp phím F8 khi khởi động máy và lựa chọn “safemode”. Ở chức năng này máy tính sẽ chỉ khởi động với windows mà không khởi động các ưng dụng khác. Sau đó chúng ta có thể gỡ bỏ các ứng dụng đã cài trước đó mà nghi ngờ gây lỗi
  • Rút điện thùng máy, Cắm chặt lại các cáp kết nối. nguồn, nút bật từ thùng máy vào main broad ấn chặt lại chân RAM. Cắm lại điện và bật lại máy thử

2. Bật máy tính mà điện không vào Nếu bật máy tính mà thấy điện không vào, hãy xem nó đã cắm vào ổ điện chưa, dây nguồn có lỏng không. Nếu đó là máy tính để bàn, hãy xem công tắc trên bộ cung cấp điện [ở phía sau thùng máy] đã được đặt vào vị trí “On” hay chưa. Nếu điện vẫn không vào, có thể bạn đã ngắt kết nối cáp nguồn trong thùng máy. Nếu không, rất có thể bộ cung cấp điện đã chết [Bộ nguồn ]. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải mang phần cứng của máy tính đi sửa vì Bạn sẽ không tự xử lý được.

Nếu dường như điện đã vào nhưng màn hình vẫn đen thì phải kiểm tra xem màn hình bật chưa, cáp kết nối nó với thùng máy có được cắm chặt ở cả hai đầu hay không.

  • Đôi khi các thành phần link kiện trong máy lâu ngày bị lỏng hoặc chỉ đơn giải là bị lỏng. Nếu có thể bạn rút toàn bộ nguồn máy, tháo vỏ máy và lần lượt tháo lau chân RAM, cắm chặt lại các cáp kết nối cáp nguồn. 

3. Điện vào nhưng máy tính nói không có thiết bị có khả năng khởi động Nếu điện vào máy tính nhưng bạn thấy màn hình màu đen cho biết “không có thiết bị khởi động” hoặc một loại thông báo “lỗi đĩa” khác, dường như máy tính của bạn không thể khởi động từ ổ cứng mà Windows đã được cài. Hãy vào màn hình cài đặt firmware UEFI hoặc BIOS của máy tính và kiểm tra thứ tự khởi động. Hãy đảm bảo rằng, nó được thiết lập để khởi động từ ổ cứng . Nếu ổ cứng không xuất hiện trong danh sách, có thể ổ cứng của bạn đã hỏng và không thể dùng để khởi động nữa. Trong trường hợp này, hãy đút đĩa cài Windows hoặc đĩa phục hồi vào ổ quang và chạy Startup Repair, cố gắng để làm cho Windows khởi động trở lại. Nếu môi trường phục hồi không nạp hoặc không nhìn thấy ổ cứng, có thể bạn đã gặp vấn đề phần cứng. Đầu tiên hãy kiểm tra thứ tự khởi động của BIOS hoặc UEFI nếu môi trường phục hồi không nạp. Bạn cũng có thể cố gắng tự khắc phục vấn đề bằng cách sử dụng 2 lệnh fixmbr và fixboot nếu đang sử dụng Windows XP. Các phiên bản Windows hiện đại sẽ khắc phục vấn đề này cho bạn với trình wizard Startup Repair, vì vậy bạn không nên chạy 2 lệnh này. [chú ý nếu trong máy còn dữ liệu quan trọng thì nên cẩn trọng với các thao tác của mình. Cách tốt nhất là dùng usb hoặc CD  Boot vào để backup toàn bộ dữ liệu ra trước.] Hãy cẩn thận với chức năng reset của windows 8 và windows 10 khi các cửa sổ thông báo được bật lên hãy cố gắng đọc hiểu chỉ xác nhận ok hay next khi hiểu rõ. Chức năng reset của win 10 đi kèm với hủy dữ liệu là chức năng được  thiết kế để hủy toàn bộ dữ liệu cá nhân trên máy bằng phương pháp ghi đè dữ liệu từ tính lên ổ đĩa đảm bảo việc không thể khôi phục lại dữ liêu. Bạn sẽ mất dữ liệu vĩnh viễn nếu chọn nhầm lựa chọn này.  Sẽ có bài viết hướng dẫn sử  dụng boot usb để khôi phục lại windows và dữ liệu trong thơi gian tới.

4. Windows đóng băng hoặc bị treo trong lúc khởi động Nếu Windows có vẻ bắt đầu khởi động nhưng “chết” nửa chừng, có thể bạn đang gặp phải vấn đề phần mềm hoặc phần cứng. Nếu đó là vấn đề phần mềm, bạn có thể khắc phục nó bằng cách chạy Startup Repair. Nếu không thể làm điều này từ menu khởi động, hãy đút đĩa cài Windows hoặc đĩa phục hồi vào ổ quang và sử dụng công cụ Startup Repair từ đó. Nếu máy tính gặp lỗi khi đang cố thực hiện Startup Repair hay cài lại Windows, hoặc quá trình cài lại làm việc “ngon lành” nhưng sau đó vẫn gặp các lỗi tương tự, có thể bạn “dính” vấn đề phần cứng .

5. Windows đóng băng hoặc khởi động vào màn hình xanh Nếu Windows bị treo hoặc xuất hiện màn hình xanh mỗi khi nó khởi động, có thể bạn đang phải đối mặt với vấn đề phần cứng hoặc phần mềm. Ví dụ, có thể malware hoặc trình điều khiển lỗi nạp lúc khởi động và làm treo máy, hoặc phần cứng của máy tính có thể bị hư hỏng. Để kiểm tra, khởi động máy tính Windows trong chế độ Safe Mode. Trong chế độ này, Windows sẽ không nạp các trình điều khiển phần cứng hoặc bất kỳ phần mềm startup [tự động khởi động cùng Windows] nào. Nếu máy tính ổn định trong chế độ Safe Mode, hãy thử gỡ bất kỳ trình điều khiển phần cứng nào mới cài đặt gần đây,thực hiện System Restore để khôi phục hệ thống, và quét malware. Nếu may mắn, một trong những bước này có thể khắc phục vấn đề phần mềm của bạn và cho phép khởi động Windows bình thường. Nếu vẫn không được, hãy cài lại Windows hoặc thực hiện Refresh/Reset trên Windows 8.

6. Khôi phục tập tin khi Windows không khởi động Nếu bạn muốn sao lưu các tập tin quan trọng trước khi cài đặt lại Windows, hãy tham khảo bài Làm thế nào để phục hồi tập tin từ một máy tính đã “chết”.

7. Đôi khi máy không lên có thể do ổ cứng bị lỗi, chập làm máy không lên nguồn. Hoặc chỉ đơn giản là bị hỏng ổ cứng mất hệ điều hành. Cũng là cho máy tính không khởi động được. Bạn có thể tháo ổ cứng ra thay ổ khác. Nếu trong ổ cứng có dữ liệu cần thiết bạn có thể sử dụng dịch vụ khôi phục dữ liệu tại đây cứu dữ liệu HDD

Video liên quan

Chủ Đề