Cách thức viết câu hỏi trắc nghiệm và tự luận

Giáo viên đứng lớp sẽ gặp khó khăn khi sử dụng sách giáo khoa để làm tài liệu hướng dẫn học sinh ôn thi theo hình thức trắc nghiệm. Từ thực tế này, các thầy cô tổ Toán - Tin học Trường THPT Mỹ Xuyên [Sóc Trăng] chia sẻ kinh nghiệm xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan từ bài toán tự luận khi dạy học chương I và chương II của Hình học lớp 12.

Khai thác tối đa các kiến thức có trong bài toán gốc

Ý tưởng của các thầy cô tổ Toán - Tin học Trường THPT Mỹ Xuyên là: Với các bài toán trong sách giáo khoa, trước đây chúng ta dạy học sinh giải theo hình thức tự luận thì bây giờ sẽ chuyển các bài toán đó thành dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan với 4 lựa chọn.

Tuy nhiên, nếu chỉ chuyển một bài toán tự luận [tạm gọi là “bài toán gốc”] thành một câu hỏi trắc nghiệm thì quá đơn điệu và bỏ qua rất nhiều kiến thức liên quan có thể khai thác được khi phân tích tìm lời giải và quá trình nhìn lại bài toán khi đã giải đúng đáp số, quá trình tìm tòi, sáng tạo, phát triển, ứng dụng bài toán để giải các bài toán khác khi có thể,…

Cách làm được đưa ra là khai thác tối đa các kiến thức có “chứa” trong “bài toán gốc” để tạo ra các câu hỏi dạng trắc nghiệm theo các mức độ từ dễ đến khó, và theo các cấp độ tư duy [nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao].

Một số lưu ý khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm từ bài toán tự luận được thầy cô tổ Toán - Tin học Trường THPT Mỹ Xuyên chia sẻ như sau:

Tuân thủ quy trình biên soạn câu hỏi

Tuân thủ quy trình biên soạn câu hỏi. Quy trình biên soạn câu hỏi với các bước:

  • Bước 1: Xác định được chủ đề dạy học để xây dựng câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh.
  • Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng của mỗi chủ đề trong chương trình SGK hiện hành.
  • Bước 3: Xác định và mô tả các mức yêu cầu cần đạt của các câu hỏi khi xây dựng nhằm đánh giá được các cấp độ tư duy [nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao] của học sinh.
  • Bước 4: Bắt đầu biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm theo mỗi chủ đề đã xác định theo các loại và các cấp độ tư duy.

Vận dụng tốt bảng mô tả cụ thể về phân loại các cấp độ tư duy [theo GS. Boleslaw Niemierko]

Cấp độ tư duy

Mô tả

Nhận biết

Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu.

Thông hiểu

Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng khi chúng được thể hiện theo các cách tương tự như cách giáo viên đã giảng hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học.

Vận dụng thấp

Học sinh có thể hiểu được khái niệm ở cấp độ cao hơn “thông hiểu”, tạo ra được sự liên kết lôgic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của giáo viên hoặc trong sách giáo khoa.

Vận dụng cao

Học sinh có thể sử dụng các khái niệm về môn học – chủ đề để giải quyết các vấn đề mới, không giống với các điều đã được học hoặc trình bày trong sách giáo khoa nhưng phù hợp khi được giải quyết với kĩ năng và kiến thức được giảng dạy ở mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề giống với các tình huống học sinh sẽ gặp phải ngoài xã hội.

>>> XEM THÊM: Cách tạo đề thi trắc nghiệm môn Toán lớp 8 học kỳ I

--------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do
 CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.

Liên hệ hotline 02337774455 hoặc Fanpage //m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.

Các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận Module 3

Các dạng bài tập Mô đun 3 mang tới những dạng bài tập tự luận, trắc nghiệm giúp thầy cô tham khảo, ôn tập thật tốt để hoàn thành khóa tập huấn Module 3 đạt kết quả cao nhất. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3.

Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT đã chỉ rõ “Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.” Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận Module 3

Tự luận là dạng kiểm tra quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong nhà trường. Nó cho phép học sinh trả lời bằng cách tự lựa chọn, tổng hợp và trình bày những tri thức phù hợp nhất, với một giới hạn tương đối rộng về nội dung. Do vậy, dạng đánh giá này có thể đánh giá được khả năng phân tích, tổng hợp và sự sáng tạo trong trình bày một bài luận của học sinh.

Bài kiểm tra dạng tự luận thường có ít câu hỏi và câu hỏi ngắn nhưng yêu cầu học sinh phải trả lời dài và học sinh có tương đối nhiều thời gian để trả lời một câu hỏi.

Ưu – Nhược điểmYêu cầu kỹ thuậtDạng thức

* Ưu điểm

- Có khả năng đo lường kết quả học tập của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ khả năng suy luận, trình bày quan điểm, ý kiến của mình

- Dễ chuẩn bị, ít tốn thời gian và công sức cho giáo viên

* Nhược điểm

- Với số câu hỏi ít, bài tự luận khó đại diện đầy đủ cho nội dung cần kiểm tra, có thể dẫn tới việc học tủ

- Nghiên cứu mục đích và nội dung vấn đề cần kiểm tra; xác định được trọng tâm của vấn đề cần kiểm tra và tìm ra một số câu hỏi xác đáng bao quát được nội dung vấn đề;

- Ra đề chính xác, dễ hiểu, sát với trình độ của học sinh, phù hợp với thời gian làm bài, phát huy trí tuệ ở học sinh;

- Đáp án bài thi và tiêu chí chấm thi cần được thảo luận kĩ trong hội đồng chấm thi trước khi triển khai chấm.

- Tập huấn giáo viên về hướng dẫn chấm tự luận.

- Câu hỏi tự luận hạn chế: là câu hỏi hạn chế về nội dung và hình thức thể hiện câu trả lời của học sinh. Phạm vi đánh giá của câu hỏi tự luận hạn chế thường chỉ là một khía cạnh của một vấn đề lớn, hình thức thể hiện câu trả lời thường chỉ giới hạn trong một cụm từ/số, câu văn, đoạn văn ngắn

- Câu hỏi tự luận mở rộng: bao gồm các loại câu hỏi có phạm vi trả lời rộng, khái quát kiến thức, phát huy khả năng phân tích

Câu hỏi tự luận hạn chế

Câu hỏi đọc hiểu môn Tiếng Việt cho HS lớp 5 câu hỏi yêu cầu HS vận dụng tình huống trong câu chuyện vào giải quyết một tình huống trong thực tiễn: Đọc câu chuyện Sức mạnh của nước. Theo lời khuyên của cô chị trong câu chuyện, khi bạn em to tiếng, muốn gây sự với em, em sẽ làm gì?

Hoàn thành bảng mô tả một số lễ hội và nghệ thuật truyền thống của các dân tộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, chỉ điền vào những cột có dấu chấm [.......]. [Môn Lịch sử Địa lý lớp 4]

STTTên lễ hội/nghệ thuậtDân tộcThời gian tổ chứcĐịa bànHoạt động chính trong lễ hội
1Lễ hội Gàu Tào………..…………….………..………..………..
2Lễ hội Lồng Tồng………..…………….………..………..………..
3Hát Then………..…………….………..………..………..
4Múa Khèn………..…………….………..………..………..
5Múa xòe………..…………….………..………..………..

Câu hỏi tự luận mở rộng

Đề bài môn Tiếng Việt cho HS lớp 4: Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện Thánh Gióng và nêu ý nghĩa của câu chuyện đối với thiếu niên Việt Nam ngày nay. [Thời gian làm bài 40 phút]

Đề bài môn Lịch sử Địa lý cho HS lớp 4: Viết cảm nhận của em sau khi quan sát các hình ảnh sau về Thăng Long– Hà Nội xưa và nay

Câu hỏi dạng trắc nghiệm Mô đun 3

Câu hỏi dạng trắc nghiệm còn có tên gọi là câu hỏi trắc nghiệm khách quan vì dạng câu hỏi này khắc phục được một điểm yếu của câu hỏi tự luận. Đó là tránh được sự ảnh hưởng của yếu tố chủ quan của giáo viên chấm trong quá trình đánh giá. Như vậy cách cho điểm mang tính khách quan. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng đây chỉ là khách quan tương đối bởi vì câu hỏi và các lựa chọn trong trắc nghiệm khách quan vẫn do giáo viên thiết kế ra, nên giáo viên có tầm ảnh hưởng nhất định tới câu hỏi.

Ưu điểmNhược điểm

Bài trắc nghiệm khách quan bao quát được phạm vi kiến thức rộng nên đại diện được cho nội dung cần đánh giá;

Việc chấm điểm dễ dàng, nhanh chóng, có thể chấm bằng máy và bảo đảm tính khách quan trong khâu chấm bài;

Kết quả trắc nghiệm có thể dễ dàng phân tích độ tin cậy và độ giá trị bằng các phần mềm có sử dụng các mô hình phương pháp toán học.

Việc thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan tốn thời gian hơn câu hỏi tự luận, đòi hỏi người xây dựng phải được tập huấn về kỹ thuật viết đề.

Vì là dạng thức trắc nghiệm nên khi trả lời câu hỏi này học sinh có xác suất dự đoán chính xác đáp án mà có thể không cần có kiến thức về câu hỏi.

Câu hỏi trắc nghiệm khó đo lường một số năng lực của học sinh như năng lực diễn đạt, trình bày, thể hiện quan điểm.

Việc thiết kế câu hỏi ở mức độ tư bậc cao khá phức tạp, tốn nhiều công sức cho giáo viên

Dưới đây là một số dạng thức và những lưu ý với từng dạng thức của câu hỏi:

Câu hỏi tổng kết:

Câu 1. Có mấy phương pháp đánh giá được đề cập trong phần này?

A. 3

B. 4

C. 5

Đáp án: B

Câu 2. 3 công cụ để thu thập thông tin trong phương pháp quan sát là gì?

Đáp án: Sổ ghi chép [các sự kiện hàng ngày], Thang đo/Phiếu quan sát, Bảng kiểm/Bảng kiểm tra

Câu 3. Hai hình thức đánh giá chính trong phương pháp kiểm tra viết là gì?

Đáp án: Câu hỏi [dạng] tự luận và câu hỏi [dạng] trắc nghiệm [khách quan]

Câu 4. Nối mô tả các dạng thức kiểm tra với mô tả đúng

Câu 4. Nối mô tả các dạng thức kiểm tra với mô tả đúng

Dạng thức

Mô tả

1.

Câu hỏi tự luận hạn chế

a.

Là dạng câu hỏi học sinh có xác suất dự đoán câu trả lời cao với tỉ lệ 50-50

2.

Câu hỏi tự luận mở rộng

b.

Là dạng câu hỏi mà số lượng đáp án nhiều hơn số lượng câu dẫn.

3.

Câu hỏi đúng – sai

c.

Là dạng câu hỏi mà số lượng từ cho sẵn nhiều hơn số lượng từ cần điền.

4.

Câu hỏi ghép đôi

d.

Là dạng câu hỏi giới hạn học sinh trả lời trong một từ/cụm từ/câu văn.

5.

Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa

e.

Là dạng câu hỏi có câu dẫn, chọn phương án đúng và các phương án gây nhiễu.

f.

Là dạng câu hỏi học sinh tự đưa ra câu trả lời, thể hiện khả năng tổng hợp kiến thức.

Đáp án: 1-d, 2-f, 3-a, 4-b, 5-e.

Câu 5. Thầy/cô hãy trình bày điều mình tâm đắc nhất trong phần trên trong khoảng 100 từ.

Video liên quan

Chủ Đề