Cách tiến hành phương pháp đàm thoại

Trình bày phương pháp đàm thoại trong nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non.

Tài liệu tham khảo học phần:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHGD MẦM NON – ĐẠI HỌC VINH

[thời gian : 90 phút]

Trình bày phương pháp đàm thoại trong nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non là gì? ví dụ minh họa?

Phương pháp đàm thoại mầm non.

Định nghĩa và phân loại phương pháp đàm thoại.

Định nghĩa.

Phương pháp đàm thoại là phương pháp; mà giáo viên căn cứ vào nội dung bài học khéo léo đặt ra câu hỏi; để học sinh căn cứ vào kiến thức đã có; kết hợp với sự hướng dẩn của giáo viên qua các thiết bị giảng dạy để làm sáng tỏ vấn đề; tìm ra những tri thức mới ;nhằm củng cố, mở rộng; đào sâu những tri thức đã tiếp thu được, từ đó tổng kết hệ thống hóa tri thức.

Phân loại .

Đàm thoại gồm: Đàm thoại tái hiện, đàm thoại giải thích minh hoạ, đàm thoại ơrixtic.

– Đàm thoại tái hiện: Giáo viên đặt ra những câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết; và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận.Phương pháp này thường đựơc dùng khi đặt mối liên hệ giữa kiến thức đã học; với kiến thức sắp học hoặc khi cần củng cố kiến thức đã học. Như vậy đàm thoại tái hiện chỉ huy động trí nhớ đơn giản; chỉ tái hiện lại kiến thức để trả lời câu hỏi. Do đó các câu hỏi trong phương pháp này có tính liên kết không chặt chẽ, chưa có tính hệ thống.

–  Phương pháp Đàm thoại giải thích minh hoạ mầm non:

Nhằm mục đích làm sáng tỏ một vấn đề nào đó; GV lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để giúp học sinh dễ nhớ; dễ hiểu.Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn. Phương pháp này phải sử dụng một hệ thống câu hỏi liên kết chặt chẽ với nhau[Có câu hỏi chính có câu hỏi phụ]. Ở đây thí nghiệm là công cụ thường dùng hình thức qui nạp diễn dịch.

– Đàm thoại ơrixtic: GV dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý; để hướng dẫn học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật; kích thích ham muốn hiểu biết. GV tổ chức sự trao đổi ý kiến [kể cả tranh luận] giữa GV với cả lớp; giữa các thành viên trong lớp. GV đóng vai trò là người tổ chức sự tìm tòi; HS mới là người tự lực phát hiện kiến thức mới. Khi kết thúc cuộc đàm thoại học sinh có được niềm vui; hứng khởi của sự khám phá. trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy.

Đàm thoại ơrixtic; tuân thủ các bước trong dạy học nêu vấn đề,chỉ xuất hiện khi có bài toán ơrixtic; thí nghiệm dùng tạo tình huống có vấn đề mang tính chất phức tạp .Thường dung hình thức qui nạp diễn dịch.

Những yêu cầu sư phạm đối với phương pháp đàm thoại mầm non.

-Phải làm cho học sinh ý thức được mục đích; của toàn bộ hay một phần lớn của cuộc đàm thoại.

– Hệ thống câu hỏi phải được lựa chọn và sắp xếp hợp lý; gắn bó với nhau thành một thể thống nhất.

– Các câu hỏi được chia thành đơn giản và phức tạp. Số lượng và tính chất phức tạp của câu hỏi phụ thuộc vào tính phức tạp; của đối tượng nghiên cứu, kiến thức cần thiết để tiếp thu tài liệu mới; trình độ phát triển của học sinh.

– Sau khi giải quyết xong một vấn đề cần tổng kết lại kết quả của việc giải quyết vấn đề nêu ra.

– Phải đảm bảo nguyên tắc đàm thoại với cả lớp và không bị động “theo đuôi” lớp. Muốn vậy cần đặt câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ rồi mới chỉ định một học sinh trả lời; không chiều theo ý muốn của học sinh đi lệch khỏi trọng tâm vấn đề.

Đánh giá phương pháp đàm thoại mầm non.

Ưu điểm.

– Đó là một cách có hiệu quả để điều khiển hoạt động tư duy của học sinh,kích thích tính tích cực hoạt động nhận thức.

– Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học một cách chính xác đầy đủ gọn gàng.

– Giúp giáo viên thu hút được tín hiệu ngược lại từ học sinh một cách nhanh chóng để kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình.Thông qua đó giáo viên vừa có khả năng chỉ đạo nhận thức toàn lớp vừa chỉ dạo nhận thức của từng học sinh.

Nhược điểm.

Nếu người giáo viên chưa có nghệ thuật tổ chức, điều khiển phương pháp đàm thoại thì mang một số hạn chế sau: – Dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch bài học.

– Có thể biến đàm thoại thành cuộc tranh luận giữa GV và học sinh, giữa các thành viên của lớp với nhau

Như vậy, bài viết dưới đây đã chia sẻ tới các bạn những điểm đặc biệt của ngành sư phạm mầm non TPHCM. Hy vọng rằng với những chia sẻ đó sẽ giúp cho các bạn lựa chọn được ngành học mầm non phù hợp nhất.

Văn Phòng Tuyển sinh số 3 – Trung tâm giáo dục hướng nghiệp Việt

SĐT : 0936.201.222 – 0909.392.666

Hoặc đến tại trung tâm để nhận hồ sơ nhập học. Địa chỉ : 181 Lê Đức Thọ, p17, quận Gò Vấp TPHCM.

Đến với Học và Làm Trung tâm giáo dục hướng nghiệp Việt các bạn sẽ được hỗ trợ và tư vấn tuyển sinh.

Email: 

Website: hocvalam.org  [Cổng thông tin tuyển sinh đào tạo hệ vừa học vừa làm cho học viên đi làm, ít thời gian; muốn học nâng cao bằng cấp; nâng lương]

Lưu ý: Khoa sẽ ngừng ghi danh khi đủ số lượng. Anh/chị học viên nên liên hệ với ban tư vấn tuyển sinh để được tư vấn tốt nhất. Về học trung cấp sư phạm mầm non TPHCM.

Phương pháp đàm thoại là phương pháp dạy học mà giáo viên tổ chức các cuộc đối thoại giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau dựa trên hệ thống câu hỏi nhằm dẫn dắt học sinh đến các khái niệm khoa học, hoặc vận dụng vốn kiến thức của mình để tìm hiểu những vấn đề trong cuộc sống xung quanh.

2. Phương pháp đàm thoại trong dạy học mầm non là gì?

Phương pháp đàm thoại trong dạy học mầm non

*Căn cứ vào mục đích sư phạm của phương pháp đàm thoại [vấn đáp] người ta phân biệt: Đàm thoại gợi mở, đàm thoại tổng kết, đàm thoại củng cố, đàm thoại kiểm tra.

-Đàm thoại gợi mởđược sử dụng khi dạy bài mới, trong đó GV khéo léo dùng một hệ thống câu hỏi dẫn HS đi tới những kiến thức mới. Phương pháp này được phát triển trong thực tiễn nhà trường nước ta, tạo điều kiện cho HS phát huy được tính tích cực độc lập nhận thức, phát triển được hứng thú học tập, khát vọng tìm tòi khoa học.

-Đàm thoại củng cốđược sử dụng sau khi giảng bài mới, giúp HS nắm vững tri thức cơ bản nhất, mở rộng, đào sâu những khái niệm, định luật đã lĩnh hội, khắc phục được những nhận thức sai lệch mơ hồ thiếu chính xác.

-Đàm thoại tổng kếtđược sử dụng lúc cần giúp HS hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức sau khi học một chương, một phần hay toàn bộ chương trình môn học, phát triển kĩ năng tư duy hệ thống hóa, khái quát hóa, khắc phục tình trạng nắm tri thức một cách rời rạc.

-Đàm thoại kiểm trađược sử dụng trước, trong hoặc cuối tiết học, cuối chương hay cuối chương trình, giúp HS tự kiểm tra kiến thức của mình, giúp GV đánh giá chất lượng lĩnh hội của HS để củng cố, bổ sung kịp thời.

*Căn cứ vào tính chất nhận thức của người học, người ta phân biệt đàm thoại tái hiện, đàm thoại giải thích - minh họa, đàm thoại tìm tòi - phát hiện [đàm thoại ơrixtic].

-Đàm thoại tái hiện:GV đặt ra những câu hỏi chỉ đòi hỏi HS nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ không cần suy luận. Đàm thoại tái hiện có nguồn gốc từ lối dạy giáo điều. Ngày nay, lí luận dạy học hiên đại không coi đàm thoại tái hiện là phương pháp có giá trị sư phạm.

-Đàm thoại giải thích - minh họa:Có mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó. GV nêu ra một hệ thống các câu hỏi kèm theo những ví dụ minh họa để HS dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này vẫn còn có thể áp dụng có hiệu quả trong một số trường hợp như khi GV biểu diễn phương tiện trực quan.

-Đàm thoại tìm tòi - phát hiện [đàm thoại ơrixtic]

Phương pháp đàm thoại này vận dụng bản chất của phương pháp đàm thoại Xoocrat. GV tổ chức cuộc trao đổi ý kiến, kể cả tranh luận giữa GV và cả lớp, có khi giữa GV với HS, thông qua đó HS nắm được tri thức mới. Hệ thống câu hỏi của GV phải mang tính chất nêu vấn đề ơrixtic để buộc HS luôn luôn phải cố gắng phát huy trí tuệ, tự lực tìm lời giải đáp. Hệ thống câu hỏi - lời giải đáp mang tính chất nêu vấn đề, tạo nên nội dung trí dục chủ yếu của bài học, là nguồn kiến thức và là mẫu mực của cách giải quyết một vấn đề nhận thức. Như vậy, thông qua phương pháp này, HS không những nắm vững được cả nội dung trí dục mà còn học được cả phương pháp nhận thức và cách diễn đạt tư tưởng bằng ngôn ngữ nói.

3. Yêu cầu về phương pháp đàm thoại

a. Kiểm soát lớp học tốt

Giáo viên cần làm trẻ ý thức được mục đích của cuộc đàm thoại, đảm bảo tất cả học sinh đều được tham gia trao đổi, tạo không khí lớp học sôi động, kích thích hứng thú học tập của trẻ.

b. Hệ thống câu hỏi phải được lựa chọn và sắp xếp hợp lý

Các câu hỏi nên đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Số lượng câu hỏi nên phụ thuộc vào thời gian dạy học, tính phức tạp của kiến thức cũng như trình độ tư duy của trẻ. Với trẻ mầm non, giáo viên nên đưa ra hệ thống câu hỏi đơn giản nằm trong khả năng của trẻ giúp trẻ dễ dàng đàm thoại với nhau và tiếp thu kiến thức nhanh hơn từ các bạn cùng lớp.

c. Tổng kết vấn đề, giải quyết thắc mắc

Sau khi đưa ra câu hỏi, giáo viên giải thích thêm về ý nghĩa câu hỏi, lấy ví dụ của một đáp án đúng đề bài giúp trẻ hiểu bản chất câu hỏi. Trong quá trình các bé đối đáp, giáo viên viên ghi nhớ hoặc viết lại những câu trả lời của trẻ để khi học sinh đối đáp xong, giáo viên có thể đánh giá những câu trả lời tốt, những câu trả lời cần chỉnh sửa. Bên cạnh đó, giáo viên cũng nên lắng nghe những thắc mắc của các bé và lý giải chúng.

Có thể thấy rằng, phương pháp đàm thoại trong dạy học mầm non giúp trẻ phát triển tư duy độc lập, năng lực nhận thức cũng như khả năng ngôn ngữ của trẻ. Để áp dụng tốt phương pháp đàm thoại trong dạy học mầm non, giáo viên cần tích cực bồi dưỡng năng lực giảng dạy, cũng như phối hợp với phụ huynh để thấu hiểu tâm tư của trẻ.

4. Ưu nhược điểm của phương pháp đàm thoại trong dạy học mầm non

a. Ưu điểm của phương pháp đàm thoại trong dạy học mầm non

- Tạo sự thân thiết, gần gũi giữa cô và trẻ:Thông qua các hoạt động trao đổi trên lớp, trẻ sẽ tự tin bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình. Giáo viên có cơ hội trò chuyện, lắng nghe tâm tư, tình cảm của trẻ, từ đó điều chỉnh kế hoạch giảng dạy của mình.

-Tăng khả năng tư duy của trẻ:Đây là phương pháp hiệu quả để kích thích tính tò mò, hoạt động tư duy của trẻ. Bên cạnh đó, việc trả lời các câu hỏi giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ cũng như kỹ năng phát biểu trước đám đông.

-Bồi dưỡng năng lực giảng dạy:Sau khi trẻ thảo luận, giáo viên là người đánh giá, tổng kết, đưa ra bài học giáo dục cho trẻ. Việc xây dựng các bài học áp dụng phương pháp đàm thoại giúp cô cải thiện năng lực giảng dạy, nắm bắt được nhu cầu học tập của từng trẻ.

b. Nhược điểm của phương pháp đàm thoại trong dạy học mầm non

-Dễ làm mất thời gian, không đảm bảo tiến độ học tập: Điều này thường xảy ra ở các giáo viên thiếu kinh nghiệm giảng dạy, chưa có nghệ thuật tổ chức, kích thích trí tò mò ở trẻ. Phương pháp đàm thoại trong giảng dạy dễ khiến bài giảng trở nên lan man, đi xa mục tiêu bài học.

-Dễ trở thành cuộc tranh luận gay gắt:Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt có tư duy và quan điểm khác nhau. Nếu giáo viên không biết cách điều phối, hòa giải, cuộc tranh luận dễ dàng trở thành những cuộc tranh luận gay gắt, trẻ có thể dùng hành động tiêu cực để bảo vệ ý kiến của mình.

Video liên quan