Cách tính điểm trung bình môn tín chỉ năm 2024

Thời học phổ thông, chắc hẳn là các bạn đã quen với cách tính điểm trung bình môn cuối học kỳ hay cuối năm, nhưng khi lên đến đại học thì các bạn sẽ học theo hệ thống tín chỉ và sẽ có cách tính điểm riêng. Vậy cách tính điểm theo hệ thống tín chỉ như thế nào, mời các bạn tham khảo nội dung sau đây:

1. Đánh giá điểm học phần [môn học]

– Điểm học phần được đánh giá dựa trên các điểm đánh giá thành phần bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ trên lớp; điểm đánh giá phần thực hành [nếu có], điểm chuyên cần, điểm kiểm tra giữa kỳ, điểm tiểu luận, bài tập lớn và điểm thi kết thúc học phần. Trong đó điểm thi kết thúc học phần có trọng số không dưới 50%. – Đối với các học phần thực hành, sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành. Điểm học phần thực hành là điểm trung bình cộng của điểm các bài thực hành. – Các điểm thành phần và điểm học phần được đánh giá theo thang điểm 10 và làm tròn tới 01 chữ số thập phân. – Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần do Giám đốc Học viện phê duyệt. – Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. – Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.

2. Cách tính và quy đổi điểm trung bình học kỳ, năm học

– Thang điểm 10: là thang điểm tiện ích, được sử dụng cho các điểm thành phần của học phần. Các bảng ghi điểm thành phần [điểm kiểm tra giữa kỳ, điểm thi kết thúc học phần, điểm bài thí nghiệm, thực hành…] được sử dụng thang điểm 10 [từ 0 đến 10]. – Thang điểm 4: là thang điểm chính thức, trong đó điểm chữ [A, B, C, D, F] được sử dụng cho điểm học phần và đươc quy đổi từ thang điểm 10 theo Bảng dưới đây:

TT Thang điểm 10 Điểm quy đổi sang điểm chữ Thang điểm 4 a] Loại đạt 1 9,0 – 10,0 A+ 4,0 2 8,5 – 8,9 A 3,7 3 8,0 – 8,4 B+ 3,5 4 7,0 – 7,9 B 3,0 5 6,5 – 6,9 C+ 2,5 6 5,5 – 6,4 C 2,0 7 5,0 – 5,4 D+ 1,5 8 4,0 – 4,9 D 1 b] Loại không đạt 1 Dưới 4,0 F 0

Nếu sinh viên có học phần bị điểm F thì phải đăng ký học lại từ đầu theo quy định của nhà trường.

Điểm trung bình tích lũy

• Theo học kỳ, theo năm học, hoặc từ đầu khóa học. • Là cơ sở đánh giá chung về tiến độ học tập và học lực. • Là cơ sở xếp hạng khi tốt nghiệp.

Điểm trung bình tích lũy = ∑ [Điểm học phần x Số tín chỉ của học phần]/Tổng số tín chỉ tích lũy

Ví dụ có bảng điểm sau:

Môn học Số tín chỉ Điểm hệ 4 Cách tính Môn A – HKI 2 4 2 x 4 = 8 Môn B – HKI 3 3 3 x 3 = 9 Môn C – HKII 4 4 4 x 4 = 16 Cộng 9

33

Điểm trung bình tích lũy: 33/9 = 3.67

3. Xếp hạng học lực của sinh viên:

Sau mỗi học kỳ, mỗi năm học và xét tốt nghiệp căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy, học lực của sinh viên được xếp thành các loại sau:

  • Xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00
  • Giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59
  • Khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19
  • Trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49
  • Yếu: Điểm trung bình chung tích lũy từ 1,00 đến 2,00
  • Kém: Điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,00

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn về cách tính điểm theo hệ thống tín chỉ và xếp loại bằng tốt nghiệp đại học. Chúc các bạn luôn đạt thành tích cao trong học tập.

Hướng dẫn sơ lược về cách thức tính điểm trung bình chung học tập và điểm trung bình chung tích luỹ, xếp loại tốt nghiệp.

Theo Sổ tay sinh viên - Quy định về đào tạo, công thức chung để tính điểm trung bình chung học tập theo kỳ, năm và điểm trung bình chung tích luỹ, điểm trung bình chung tích luỹ toàn khóa đều là công thức sau, chỉ khác là các điểm nào sẽ tham gia vào tính toán.

Tính điểm trung bình chung học tập và điểm trung bình chung tích luỹ :

Trong đó:

+ A là điểm trung bình chung tích luỹ.

+ ai là điểm của học phần thứ i.

+ ni là số tín chỉ của học phần thứ i.

+ n là tổng số học phần.

Lưu ý:

1. Căn cứ vào Khung chương trình [vp.hpu.edu.vn > Tra cứu > Kết quả học tập > Khung chương trình] các môn không tham gia tính điểm trung bình sẽ được loại bỏ để không tham gia vào tính Trung bình.

2. Điểm môn học tham gia vào tính toán sẽ là Điểm tổng hợp, trong trường hợp tính toán điểm trung bình thang 4 thì điểm tổng hợp môn học phải được quy đổi về thang điểm 4 sau đó mới tham gia vào tính toán trung bình. Bảng quy đổi như sau:

Thang điểm 10

Thang điểm 4

8,5 đến 10

4

7,0 đến 8,4

3

5,5 đến 6,9

2

4,0 đến 5,4

1

Dưới 4

0

Do việc quy đổi này lên sẽ có những trường hợp điểm trung bình thang 10 cao hơn nhưng điểm trung bình thang 4 thấp hơn. Ví dụ: SV1 có trung bình thang 10 < SV2 nhưng SV1 trung bình thang 4 > SV2.

Sinh viên

Điểm 1 [thang 10]

Điểm 2 [thang 10]

TB [thang 10]

Điểm 1 [thang 4]

Điểm 2 [thang 4]

TB [thang 4]

SV1

8.5

8.7

8.6

4

4

4

SV2

8.4

10

9.2

3

4

3.5

3. Tính điểm Trung bình học tập theo học kỳ: Các môn học trong học kỳ sẽ tham gia vào tính toán, các môn học trong kỳ ngoài chương trình khung cũng tham gia tính toán, các điểm cải thiện cho lần học trong kỳ cũng sẽ tham gia vào tính toán. Các môn sẽ không tham gia vào tính toán: Môn được quy định không tham gia tính Trung bình, môn cải thiện cho lần học khác học kỳ.

4. Tương tự như theo học kỳ, tính điểm Trung bình học tập theo năm: Các môn học trong năm sẽ tham gia vào tính toán, các môn học trong năm ngoài chương trình khung cũng tham gia tính toán, các điểm cải thiện cho lần học trong năm cũng sẽ tham gia vào tính toán. Các môn sẽ không tham gia vào tính toán: Môn được quy định không tham gia tính Trung bình, môn cải thiện cho lần học khác năm học.

5. Điểm cải thiện cho lần học trong kỳ, năm sẽ tham gia vào tính trung bình học tập học kỳ, năm. Điểm cải thiện cho lần học khác kỳ, năm sẽ chỉ tham gia vào tính trung bình tích lũy, điểm trung bình học tập kỳ,năm trước sẽ không được tính toán lại lên điểm cải thiện này sẽ chưa làm thay đổi điểm trung bình học tập kỳ, năm.

6. Điểm trung bình tích lũy: Các môn đã học trong khóa học có quy định tham gia tính trung bình sẽ tham gia vào tính toán, Các môn có nhiều đầu điểm chỉ lấy điểm cao nhất, Các môn ngoài chương trình sẽ không tham gia tính toán. Điểm tốt nghiệp không tham gia vào tính toán. Điểm trung bình tích lũy dùng để xét điều kiện thực tập tốt nghiệp, điều kiện tốt nghiệp.

7. Điểm trung bình tích lũy toàn khóa: cách tính tương tự như điểm trung bình tích lũy, khác nhau là điểm trung bình tích lũy toàn khóa bao gồm cả điểm tốt nghiệp. Điểm trung bình tích lũy toàn khóa dùng để xếp loại tốt nghiệp [cấp bằng] và in trong bảng điểm cấp cho sinh viên khi ra trường.

8. Xếp loại tốt nghiệp: Loại tốt nghiệp được xếp theo điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa học như sau:

Xếp loại

Điểm trung bình chung tích luỹ toàn khóa

Dùng thang điểm 4

Loại suất sắc

Loại giỏi:

Loại khá

Loại trung bình

3,60 đến 4,00

3,20 đến 3,59

2,50 đến 3,19

2,00 đến 2,49

Các thắc mắc khác của các bạn sinh viên về cách tính điểm trung bình, các bạn vui lòng đặt câu hỏi trên vp.hpu.edu.vn

Chủ Đề