Cách tính lưu lượng máy nén khí trục vít

Skip to content

Hôm nay chúng tôi xin phép trình bày qua về cách chọn lựa trong phạm vi kinh nghiệm của mình về một hệ thống máy nén khí đầy đủ. Tùy theo nhu cầu sử dụng và ứng dụng trong sản xuất quý khách sẽ cần phải chọn một trong các thiết bị sau:

1. MÁY NÉN KHÍ

Cách tính lưu lượng máy nén khí trục vít

– Máy nén khí Piston sử dụng dầu bôi trơn hay máy nén khí pistong không sử dụng dầu bôi trơn hay thường gọi là máy nén khí piston không dầu. Đây là 2 dòng máy với lưu lượng khí ra nhỏ 40 lít -1,5m3/ phút. Áp lực khí của nó từ 7-20kg/cm2 (Bar). Trong khi đó máy nén khí piston có dầu được sử dụng trong hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực còn máy nén khí piston không dầu chủ yếu sử dụng trong các ngành như dược phẩm, y tế, thí nghiệm, thực phẩm…

– Máy nén khí trục vít loại sử dụng dầu hay máy nén khí trục vít không sử dụng dầu. Là dòng máy nén khí được sử dụng khi lưu lượng khí cần từ 1-100m3 /phút. Dải áp lực khí nén thong thường từ 7-13 kg/cm2(Bar). Cũng như máy nén khí piston, máy nén khí trục vít có dầu cũng ứng dụng vào hầu hết các ngành nghề sản xuất. Còn máy nén khí trục vít không dầu chủ yếu sử dụng trong các ngành như dược phẩm, y tế, thí nghiệm, thực phẩm, sản xuất vi mạch, phòng sạch…

– Máy nén khí áp lực cao: Sử dụng cho những đơn vị, công ty cần máy nén có lưu lượng ra khoảng từ 1-12 m3/ phút nhưng đòi hỏi áp lực cao từ 30-400 kg/cm2(bar). Những ngành cần máy nén khí áp lực cao như là Thổi chai nhựa, Thổi sản phẩm nhựa, tàu biển, sang chiết nạp khí, thủy điện…
Trong các dòng máy nén khí đã nêu ở trên thì phổ biến nhất hiện nay là dòng máy nén khí trục vít, nó là công cụ sản xuất cốt yêu trong các nhà máy. Do đó, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích và tính toán cho dòng máy này. Khách hàng thường hay chọn lựa máy nén khí dựa trên những yêu cầu như sau:

– Lựa chọn máy nén khí tương đương với một khách hàng có cùng công suất, quy mô nhà máy giống nhau sẽ chọ máy có cùng công suất, áp lực, lưu lượng tương đương nhau. – Tính toán lưu lượng của tổng các thiết bị sử dụng khí nén rồi nhân với 1,2 (1,2 là hệ số dự phòng tổn thất lưu lượng do dò rỉ khí trên – Bên cung cấp máy hoặc bên tư vấn yêu cầu thông số máy nén khí mặc định. Khi đã tính toán lựa chọn được công suất máy nén khí thì ta cần phải lựa chọn đường ống, cáp điện, át- tô-mát cho máy nén trục vít. + Với máy nén trục vít công suất 7,5KW: lưu lượng khí ra từ 1,2-1,3 m3/ phút với áp suất khí là 7 kg/cm2. Sử dụng át tô mát 30A, cáp điện từ 3,5-5,5(mm2), Tiết diện ống dẫn khí đầu ra phi 20mm + Với máy nén khí trục vít công suất 11 KW: lưu lượng khí nén khoảng 1,8 m3 / phút tính toán với áp lực 7 bar. Chọn át-tô-mát 3 pha với dòng 50A, Cáp điện 5,5-8(mm2), Tiết diện ống đầu ra đường kính 25mm2 + Với máy nén khí trục vít công suất 15KW: lưu lượng khí nén khoảng 2,5 m3 / phút tính toán với áp lực 7 bar. Chọn át-tô-mát 3 pha với dòng 60A, Cáp điện 8-14(mm2), Tiết diện ống đầu ra đường kính 25mm2 + Với máy nén khí trục vít công suất 22KW: lưu lượng khí nén khoảng 3,9 m3 / phút tính toán với áp lực 7 bar. Chọn át-tô-mát 3 pha với dòng 100A, Cáp điện 14-50(mm2), Tiết diện ống đầu ra đường kính 30mm2 + Với máy nén khí trục vít công suất 37KW: lưu lượng khí nén khoảng 6,5 m3 / phút tính toán với áp lực 7 bar. Chọn át-tô-mát 3 pha với dòng 150A, Cáp điện 38-100(mm2), Tiết diện ống đầu ra đường kính 40mm2 + Với máy nén khí trục vít công suất 55KW: lưu lượng khí nén khoảng 9,5 m3 / phút tính toán với áp lực 7 bar. Chọn át-tô-mát 3 pha với dòng 200A, Cáp điện 38-100(mm2), Tiết diện ống đầu ra đường kính 40mm2 + Với máy nén khí trục vít công suất 75KW: lưu lượng khí nén khoảng 13 m3 / phút tính toán với áp lực 7 bar. Chọn át-tô-mát 3 pha với dòng 225A, Cáp điện 38-100(mm2), Tiết diện ống đầu ra đường kính 50mm2

+ Với máy nén khí trục vít công suất 100KW: lưu lượng khí nén khoảng 18 m3 / phút tính toán với áp lực 7 bar. Chọn át-tô-mát 3 pha với dòng 300A, Cáp điện 100-150(mm2), Tiết diện ống đầu ra đường kính 60mm2

2. MÁY SẤY KHÍ

Cách tính lưu lượng máy nén khí trục vít

Máy sấy khí có 2 loại đó là “ Máy sấy hấp thụ” và “ Máy sấy khí tác nhân lạnh”. + Nếu cần khí nén có đọ khô không cao, với nhiệt độ điểm sương là 3-10 độ-C thì lựa chọn loại máy sấy khí “ Tác nhân lạnh “ đây là dòng máy sấy + Nếu cần khí nén tuyệt đối khô với độ điểm sương từ -39 đến -61độ C ta phải chọ máy sấy khí làm việc kiểu” Máy sấy khí hấp thụ”. Giá thành máy loại này rất cao do đó rất ít được sử dụng rỗng rãi, chỉ nhưng công việc đòi hỏi khí khô tuyệt đối mới cần sử dụng

+ Lưu ý khi sử dụng “ Máy sấy khí tác nhân lạnh” thường lựa chọn máy sấy khí với lưu lượng cao hơn 20% so với lưu lượng ra máy nén khí trục vít do máy sấy khí sử dụng một phần để đẩy hơi nước ngưng tụ ra van xả

3/ HỆ THỐNG LỌC TRÊN ĐƯỜNG ỐNG CỦA MÁY NÉN KHÍ TRỤC VÍT.

Cách tính lưu lượng máy nén khí trục vít

Bộ lọc sử dụng cho máy nén khí cũng tùy thuộc vào mức độ và yêu cầu sử dụng để lựa chọn loại lọc hay nhiều cấp lọc. Thông thường thì sẽ lựa chọn theo 5 phương án như sau: + Nếu không cần chất lượng khí nén khô sạch thì có thể không cần lắp hệ thống lọc khí nén trên hệ thống đường ống. + Gồm có 1 bộ lọc sơ cấp lắp trên đường ống khí ra với kích thước của bộ lọc 5 Mm. + Gồm có 2 bộ lọc gồm: với 1 bộ lọc thô ( 1Mm – lọc bụi, nước ) và 1 bộ lọc tinh (0.01Mm – lọc bụi, nước và dầu ). Đây là phương án được lựa chọn chủ yếu hiện nay + Gồm có 3 bộ lọc gồm: 1 bộ lọc sơ cấp và 1 bộ lọc thô, 1 bộ lọc tinh. + Gồm có 4 bộ lọc gồm: có1 bộ lọc sơ cấp (5Mm) và 1 bộ lọc thô (1Mm), 1 bộ lọc tinh (0.01Mm), 1 bộ lọc khử mùi sử dụng bằng than hoạt tính ( 0.003 Mm). Đây là phương án rất hay được sử dụng trong các nhà máy yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn sử dụng khí nén như các ngành dược phẩm, thực phẩm, nước uống

Lưu ý: để lựa chọ lọc khí cho máy nén khí ta căn cứ vào lưu lượng khí nén và áp lực khí nén để chọn( thường thì lớn hơn từ 1,2 trở lên)

4/ TÍNH TOÁN LỰA CHỌN BÌNH KHÍ NÉN

Bình nén khí giúp tích trữ khí và cung cấp khí, bù đắp áp suất cho hệ thống máy nén khí. Lựa chon theo kinh nghiệm nhiều năm cung cấp các loại máy nén khí trục vít trên thị trường chúng tôi lựa chọn theo công suất như sau: + Với máy nén khí trục vít 7,5 kw đến 15kw lựa chọn loại bình khí nén từ 200 lít đến 500 lít + Với máy nén khí trục vít 22kw đến 30kw lựa chọn loại bình nén khí từ 500 lít đến 800 lít + Với máy nén khí trục vít 37kw đến 45kw lựa chọn loại bình nén khí từ 700 lít đến 1000 lít + Với máy nén khí trục vít 55kw đến 65kw lựa chọn loại bình nén khí từ 1000 lít đến 2000 lít

+ Với máy nén khí trục vít 75kw đến 85kw lựa chọn loại bình nén khí từ 2000 lít đến 3000 lít

Quý khách hàng có nhu cầu mua máy nén khí hoặc bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp tốt nhất.

Công ty TNHH Kỹ Thuật Phục Hưng:

– Điện thoại: 028.3636.2784
– Fax: 028.3636.2785
– Di động: 0907 889 667
– Địa chỉ: 201/24 Tô Ký, Ấp Mới 2, Xã Trung Chánh, Hóc Môn, HCM

Khí nén hay các bộ truyền động bằng khí nén đang được ứng dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất, sử dụng trong nhiều hệ thống khác nhau. Nếu bạn đang muốn hệ thống của mình hoạt động nhờ khí nén mà chưa hiểu rõ lưu lượng khí nén là gì? Hãy xem ngay công thức tính lưu lượng khí nén dưới đây.

Bởi vì yếu tố lưu lượng khí nén ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của thiết bị van điều khiển khí nén nên cần kiểm tra cẩn thận để có được hiệu quả công việc cao nhất. Vận dụng công thức và tính toán cẩn thận để có kết quả khí nén chính xác nhất nhé.

Lưu lượng khí nén là gì?

Khí nén là tài nguyên sạch, an toàn khi sử dụng nên thường được lắp đặt trong khu công nghiệp hoặc các ngành sản xuất. Các ưu điểm của khí nén cho thấy sự vượt trội hơn so với việc sử dụng dầu, nhiên liệu, điện.

Những loại máy được dùng để tạo ra khí nén gồm: máy nén piston, máy nén khí robot, máy nén khí trục vít, máy nén khí ly tâm.  Khả năng tạo ra khí nén của các loại máy nén khí này là không giống nhau.

Cách tính lưu lượng máy nén khí trục vít

Hiện nay, máy nén khí piston là loại máy được sử dụng phổ biến nhất. Bạn sẽ thường thấy chúng trong nhà máy sản xuất, cơ sở gia công cơ khí, sản xuất thuốc, khai thác khoáng sản, hệ thống van nước công nghiệp.

Lưu lượng khí nén là lưu lượng do máy nén khí sing ta trong một đơn vị đo thời gian nhất định. Đơn vị đo, đơn vị quy đổi của khí nén gồm: l/s, m3/s.

Nếu bạn đang sử dụng lưu lượng khí nén thì công thức tính lưu lượng khí nén dưới đây sẽ hỗ trợ rất nhiều cho bạn nhé. Những thông số, kết quả đưa ra có độ chính xác cao, đã thông qua nhiều cuộc kiểm tra theo tiêu chuẩn hoặc kỹ thuật khác nhau.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động và làm việc trong hệ thống không tránh khỏi tình trạng lưu lượng khí nén bị hao hụt. Hoặc do yếu tôi môi trường tác động như độ ẩm, áp suất, nhiệt độ cũng tạo ra sự hao hụt và sự sai số nhỏ.

Xem thêm: van bướm điều khiển khí nén – là dòng van cánh bướm phổ biến, điều chỉnh dòng chảy lưu lượng trong đường ống.

Lợi ích khi tính lưu lượng khí nén

Như đã nhắc đến ở trên, tình trạng hao hụt hoặc sai số của máy nén khí có thể xảy ra khi máy đã hoạt động trong thời gian dài. Dù đã chọn loại tốt nhất, loại chính hãng cũng không tránh khỏi xảy ra.

Chính vì thế, công thức tính lưu lượng khí nén cho ta biết kết quả và độ sai số hiện tại của máy. Giúp chúng ta đánh giá được khả năng làm việc cùng với hiệu suất hiện tại của máy.

Cách tính lưu lượng máy nén khí trục vít

Qua tính toán, người dùng nắm được công suất, chi tiết thiết bị máy móc còn tốt hay không?

Tính toán lưu lượng khí nén giúp theo dõi chính xác khí nén đã tiêu thụ trong hệ thống. Theo dõi các thông số như nhiệt độ, áp lực hoặc độ ẩm trong hệ thống.

Khi có được kết quả tính toán chính xác, người kỹ sư so sánh với thông số kỹ thuật ban đầu để tìm ra sự cố, tím cách khắc phục hợp lý. Kiểm soát chặt chẽ lưu lượng khí nén để tiết kiệm năng lượng tiêu thụ.

Ngoài ra, bạn có thể lên kế hoạch kiểm tra, bảo trì hoặc bảo dưỡng kịp thời máy móc và thiết bị trên đường ống.

Công thức tính lưu lượng khí nén

Bây giờ, bạn có thể thực hiện áp dụng các công thức tính lưu lượng khí nén chia sẻ dưới đây. Các cách tính khí nén cho kết quả chính xác nhất.

Công thức tính lưu lượng khí nén: Q = ((P2 – P1)/P0) x (V/T), đơn vị đo Nm3/s.

Trong đó:

+ Q: lưu lượng khí nén cần tính toán.

+ P: áp suất của máy nén khí.

+ P0: áp suất tuyệt đối của khí quyển, đơn vị đo kg/cm2.

+ P1: áp suất ban đầu lúc máy vận hành, đơn vị kg/cm2.

+ P2: áp suất đạt được của máy nén khí, đơn vị kg/cm2.

+ T: thời gian chạy máy, đơn vị đo là phút.

+ V: thể tích của thiết bị chứa khí, đơn vị đo m3.

Sau khi nhận được kết quả tính toán chính xác, cần dựa vào thông số kỹ thuật ban đầu để so sánh, xem xét. Nếu lưu lượng khí nén bị sụt giảm quá nhiều thị hệ thông máy nén khí rất có thể xảy ra tình trạng rò rỉ hoặc hỏng hóc mới gây ra hao tổn.

Người quản lý nên kiểm tra lại toàn bộ hệ thống để có hướng giải quyết nhanh nhất, tránh ảnh hưởng đến năng suất làm việc.

Nếu công thức tính lưu lượng khí nén chưa đủ sức thuyết phục, chưa tạo được độ uy tín thì bạn có thể sử dụng cách thứ 2. Cách này chắc chắn đưa ra kết quả chính xác nhất.

Đó là sử dụng thiết bị đo lưu lượng khí nén chính hãng trên thị trường. Đây là loại thiết bị kiểm soát công suất thực tế của hệ thống, xem xét sự sụt giảm khí nén trong nhiều giai đoạn khác nhau.

Một số thiết bị đo lưu lượng khí nén hiện đại cho phép bạn nhận được kết quả đo chính xác tại ngay thời điểm đo. Rất nhiều hệ thống nhà máy sản xuất đã lắp đặt thiết bị này để nắm được lượng khí nén tiêu thụ.

Những kết quả sẽ cho bạn biết có nên lắp thêm hệ thống khí nén hoặc cần thay thế hệ thống cũ hay không?

Xem thêm: van bi điều khiển bằng khí nén – dòng van bi hoạt động tự động nhờ sử dụng khí nén có nguồn gốc xuất xứ Đài Loan, Hàn Quốc.

Công thức tính kích thước đường ống dẫn khí

Dưới đây là công thức tính đường kính ống dẫn khí nén, người dùng sẽ lựa chọn đường ống theo kết quả để có được sự phù hợp, hiệu suất làm việc cao nhất.

Công thức: d = căn bậc 5 của ((450 x Vmũ1.85 x L)/(anphaP x Pmax)).

Trong đó:

+ d: là đường kính đường ống dẫn khí nén, đơn vị đo mm.

+ V: là tổng lưu lượng khí nén, đơn vị l/s.

+ Pmax: là áp suất làm việc lớn nhất, đơn vị bar.

+ ∆p: độ sụt giảm áp suất, đơn vị bar.

+ L: là độ dài của đường ống dẫn khí nén, đơn vị m.

Tổng kết, Tuấn Hưng Phát Valve đã chia sẻ cho bạn công thức tính lưu lượng khí nén chính xác nhất. Mong rằng bạn có thể áp dụng công thức này để nhận được kết quả từ việc áp dụng tính toán trong hệ thống sản xuất.

Trong trường hợp cần thiết người điều khiển sau khi tính toán, nên thực hiện ngay các biện pháp thay thế hoặc sửa chữa. Bảo đảm khả năng làm việc ổn định, thuận lợi nhất.

Các sản phẩm van công nghiệp tốt nhất:

+ Van bi điều khiển khí nén kosaplus – xuất xứ Hàn Quốc, chất lượng cao, độ bền lâu dài.

+ Van bướm điều khiển khí nén haitima – xuất xứ Đài Loan, giá thành ổn định, bảo hành 12 tháng.