Cách tính nhiệt độ không khí trung bình ngày

Bài 1:

Ngày 20/5/2010, tại Hà Nội, đo nhiệt độ trong ngày như sau:

Đo lần 1 vào lúc 6h là 18⁰C

Đo lần 2 vào lúc 13h là 25⁰C

Đo lần 3 vào lúc 21 là 20⁰C.

Hãy tính nhiệt độ trung bình ngày 20/5/2010.

Xem lời giải

Bài 3:

Giả sử, ở TP. Hồ Chí Minh đo nhiệt độ trong ngày như sau:

Đo lần 1 vào lúc 5h là 17⁰C

Đo lần 2 vào lúc 9h là 22⁰C

Đo lần 3 vào lúc 13h là 32⁰C.

Đo lần 4 vào lúc 18h là 26⁰C.

Đo lần 5 vào lúc 22h là 20⁰C.

 Hãy tính nhiệt độ trung bình ngày của TP. Hồ Chí Minh.

Xem lời giải

Tính nhiệt độ trung bình ngày:Tổng nhiệt độ số lần đo trong ngày chia cho số lần đo

VD:1 ngày đo 3 lần:-lần 1 lúc5h:17oC

-lần 2 lúc 13h:20oC

-lần 3 lúc 21h:14oC

\(\Rightarrow\)Nhiệt độ trung bình ngày hôm đó là:\((\)17+20+14\()\):3=17oC

Tính nhiệt độ TB tháng:Tổng nhiệt độ các ngày đo trong tháng chia cho số ngày

Tính nhiệt độ TB năm:Tổng nhiệt độ các tháng trong năm rồi chia cho số tháng(chia cho 12)

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi “Cách tính nhiệt độ trung bình ngày” cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Địa lý 6.

Trả lời câu hỏi: Cách tính nhiệt độ trung bình ngày

Cách tính nhiệt độ trung bình ngày

- Nhiệt độ trung bình ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày : số lần đo

Kiến thức mở rộng về nhiệt độ không khí 

1. Nhiệt độ không khí là gì?

- Nhiệt độ không khí là hiện tượng khi các tia bức xạ của mặt trời đi qua khí quyển, lúc này mặt đất sẽ hấp thụ năng lượng nhiệt của mặt trời. Sau đó bức xạ lại vào không khí, khiến cho không khí nóng lên. Nhiệt độ của không khí còn được coi là thước đo mức độ nóng lạnh của không khí.

- Khái niệm nhiệt độ không khí là một trong những thuật ngữ được đề cập thường xuyên bởi các nhà nghiên cứu môi trường và dự báo thời tiết. Bởi vì con người cũng như hàng hóa và sản phẩm đôi khi phản ứng rất nhạy cảm với các giá trị nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

- Nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và sinh sản của thực vật và động vật, với nhiệt độ ấm hơn sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng sinh học. Nhiệt độ không khí cũng ảnh hưởng đến gần như tất cả các thông số thời tiết khác. Ví dụ, nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi, độ ẩm tương đối, tốc độ và hướng gió, và các hiện tượng kết tủa của thời tiết chẳng hạn như trời sẽ mưa, tuyết hoặc mưa đá.

- Ngoài ra, nhiệt độ không khí còn là một trong 3 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời tiết. Thời tiết khí hậu và nhiệt độ không khí cùng với áp suất và mật độ không khí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, Khi các phân tử ấm lên, chúng sẽ di chuyển và va vào nhau nhiều hơn, tạo ra áp lực không khí mạnh hơn cũng như mật độ không khí sẽ dày hơn. Từ 3 yếu tố này mà các nhà nghiên cứu thời tiết mới có thể biết được thời tiết những ngày sắp tới sẽ như thế nào.

2. Cách tính nhiệt độ trung bình

- Dụng cụ: nhiệt kế.

- Phương pháp:

+ Để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2m

+ Đo 3 lần 1 ngày (5giờ, 13giờ, 21giờ).

- Một số công thức tính nhiệt độ:  

+ Nhiệt độ trung bình ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày/ số lần đo.

+ Nhiệt độ trung bình tháng = Tổng nhiệt độ trung bình của các ngày trong tháng/số ngày.

+ Nhiệt độ trung bình năm= Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng/12.

3. Đơn vị dùng để đo nhiệt độ không khí là gì?

- Nhiệt độ không khí cũng giống như nhiệt độ cơ thể con người được biểu thị bằng độ F hoặc độ C. Một cách khoa học hơn để mô tả nhiệt độ không khí là trong đơn vị tiêu chuẩn quốc tế Kelvin. 0 độ Kelvin được gọi là số không tuyệt đối. Đó là nhiệt độ lạnh nhất có thể, và là mức nhiệt độ mà tất cả các chuyển động phân tử dừng lại. Nó xấp xỉ bằng -273 độ C và -460 độ F.

4. Yếu tố ảnh hưởng nhiệt độ không khí

a. Vị trí địa lý

- Do đường xích đạo gần mặt trời nhất bất kể độ nghiêng của trục Trái đất, nhiệt độ không khí dao động ít hơn xung quanh đường xích đạo so với bất kỳ vĩ độ và những khu vực gần đường xích đạo sẽ nhiệt độ ấm hơn.

- Lục địa và đại dương: 

+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở các lục địa; đại dương có biên độ nhiệt độ năm nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt độ năm lớn.

- Địa hình: 

+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm; nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi.

b. Các luồng gió

- Các luồng gió mang theo năng lượng nhiệt dư thừa từ các khu vực nhiệt đới đến các khu vực mát hơn trên khắp hành tinh. Dòng hải lưu cũng tương tự như vậy, mang nước ấm hơn vào khu vực mát hơn. Một ví dụ điển hình chính là hải lưu Gulf Stream (hay “dòng Vịnh”), di chuyển nước ấm từ vùng biển Caribbean và phía nam Đại Tây Dương lên bờ biển Bắc Mỹ và vào vùng biển phía bắc Đại Tây Dương. Sự di chuyển liên tục của này khiến nhiệt độ không khí trong khu vực đó thay đổi.

c. Các yếu tố khác

- Các yếu tố nhân tạo cũng có tác động lớn đến nhiệt độ không khí. Ở các thành phố lớn, nơi tập trung nhiều đường phố bằng đá, bê tông và nhựa đường, lượng năng lượng bức xạ khổng lồ được hấp thụ bởi các vật liệu này làm cho các thành phố ấm hơn nhiều so với vùng nông thôn. Ở các vùng nông thôn, một lượng lớn năng lượng bức xạ được sử dụng để làm bay hơi ẩm từ thảm thực vật và đất, vì vậy nhiệt độ sẽ còn đọng lại khá ít khiến không khí mát và lạnh hơn.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 6 hay nhất