Cách tính tỷ giá bình quân ngoại tệ

08/07/2017 03:09

Kế toán doanh nghiệp không thể tránh khỏi nghiệp vụ xác định tỉ giá ngân hàng. Nếu bạn chưa thành thạo nghiệp vụ này hãy tham khảo bài viết hướng dẫn nguyên tắc xác định tỉ giá ngân hàng do Kế toán Đức Minh như sau nhé!

Nguyên tắc xác định tỉ giá ngân hàng là gì và được tính như thế nào, hạch toán ra sao trong doanh nghiệp? Khi thực hiện những nghiệp vụ này kế toán cần chú ý những vấn đề gì? Ngoài việc theo dõi các tài khoản tiền mặt [TK 111]; tài khoản tiền gửi ngân hàng [TK 112]; tài khoản tiền đang chuyển [TK 113] và những khoản pjhast sinh khác như khoản tiền phải thu khách hàng, phải trả người bán trong các nghiệp vụ, hướng dẫn xác định tỉ giá ngân hàng như sau.

Quy trình xác định tỉ giá ngân hàng.

Khi xác định tỉ giá ngân hàng, kế toán cần thực hiện các bút toán như sau:

Bước 1:

Đặt mã ngoại tệ là 007USD: Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ USD [có thể đặt mã USD hoặc những ký hiệu khác dễ nhớ hơn].

+ Trường hợp doanh nghiệp mua ngoại tệ, kế toán thực hiện các nghiệp vụ sau:

Nếu DN mua vào làm phiếu nhập kho xác định, số lương * đơn giá ngân hàng niêm yết.

Nợ TK 1122– tăng tiền ngoại tệ.

            Có TK 1121- giảm tiền Việt Nam.

Ví dụ: DN mua 300 USD của ngân hàng với đơn gián 22.000vnđ/ usd. Kế toán sẽ hạch toán cụ thể như sau:

Nợ TK 1122: 300*22.000 = 6.600.000VNĐ

            Có 1121 : 6.600.000VNĐ.

Bước 2:

Kế toán xuất ngoại tệ.

Khi xác định tủ giá ngân hàng trong bước xuất ngoại tệ xảy ra các trường hợp khác nhau. Kế toán cần lưu ý nếu gặp phải.

+ Trường hợp 1: Lỗ tỉ giá ngân hàng.

Ví dụ: DN mua hàng của coogn ty A loại hàng hoá X với đơn giá 200 USD, tỉ giá ngân hàng là 21.000đ. Xác định như sau:

Hàng hoá X: 200*21.000= 4.200.000 VNĐ

Khi thực hiện thanh toán, khách hàng lập phiếu xuất kho. Kế toán dựa vào đơn giá xuất kho hiện nay các DN thưởng sử dụng là theo phương pháo bình quân gia quyền.

+ Có TK 007: 200*22.000 [tỉ giá tồn] = 4.400.000

+ Nợ TK 331/ Có TK 1122 : 4.200.000

+ Nợ TK 635/ Có TK 1122 = 4.400.000 – 4.200.000 = 200.000

Khi xác định tỉ giá ngân hàng, kế toán cần lưu ý nếu trường hợp xuất quỹ ngân hàng lớn hơn công nợ thì kết chuyển lỗ

Xuất quỹ > Công nợ = Lỗ

Nợ TK 331

            Có TK 1122 [tài khoản công nợ].

Nợ Tk 635

            Có TK 1122 [xuất quỹ - công nợ].

+ Trường hợp 2: Hạch toán lãi tỉ giá ngân hàng.

Khi hạch toán lãi tỉ giá ngân hàng trong những phát sinh sau

Ví dụ: DN B mua hàng của công ty Y loại mặt hàng X với đơn giá 100 USD, xác định tỉ giá ngân hàng là 24.000 VNĐ/USD.

Tính chi phí như sau: 100 USD * 24.000 = 2.400.000 VNĐ.

Khi thực hiện thanh toán cho khách hàng để lập phiếu xuất kho, dựa trên đơn giá tính bình quân gia quyền sẽ thực hiện như sau:

Có TK 007: 100 USD * 22.000 [tỉ gái tồn] = 2.200.000.

Nợ TK 331/ Có TK 1122: 2.200.000

Nợ TK 331/ Có TK 515: 2.400.000 – 2.200.000 = 200.000.

Nếu phát sinh trường hợp xuất quỹ ít hơn số công nợ tức là ghi nhận lãi thì kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 331 / Có TK 1122 [ xuất quỹ].

Nợ TK 331/ Có Tk 515 [ xác định bằng Công nợ -  số tiền xuất quỹ].

Sau khi xác định hết các trường hợp xuất quỹ tỉ giá hối đoái kết chuyển lỗ, lãi tiếp theo đến bước 03 trong xác định tỉ giá ngân hàng.

Bước 3:

Đối chiếu cuối tháng.

|+ Để đối chiếu cuối tháng, tính lượng tồn trong sổ phụ ngân hàng với lượng tồn ở bảng tổng hợp nhập xuất, tồn xem có khớp hay không.

+ Đặc biệt ghi nhận số tiền ở sổ cái: Có TK 1122 = TK 1122 CĐP = Số tiền tính nhập, xuất tồn mã: 007USD: Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ USD.

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Huyen Babi-

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim [ đối diện khu chung cư Eco Lake View] - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền là thuật ngữ rất quen thuộc đối với những ai hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Nhất là kế toán, hàng ngày học tập, thực hành, tiếp cận với với các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp. Nhưng nếu mới bước chân vào lĩnh vực này thì nhiều người còn chưa nắm rõ. Cùng tìm hiểu cả về ý nghĩa, cách tính và quy định mới nhất theo Thông tư của Bộ Tài chính về tỷ giá này.

Tìm hiểu tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền là gì?

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC tỷ giá ghi sổ gồm tỷ giá theo phương pháp thực tế đích danh và tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền. Theo đó có thể xác định tỷ giá ghi sổ kế toán qua tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền.

Trong đó tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh chính là tỷ giá thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ. Hoặc thu hồi các khoản nợ phải thu, các khoản ký cược, ký quỹ,… Cách xác định tỷ giá này dựa vào tỷ giá tại 2 thời điểm là thời điểm giao dịch phát sinh/ thời điểm đánh giá lại cuối kỳ. 

Còn tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền là tỷ giá sử dụng bên có của tài khoản tiền khi thanh toán bằng ngoại tệ. Cách xác định là thương của tổng giá trị bên nợ của tài khoản tiền trên số lượng ngoại tệ hiện có khi thanh toán. Tỷ giá này còn được gọi là tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền sau từng lần nhập hay tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động.

Điều kiện áp dụng

Những doanh nghiệp, công ty đang hoạt động có giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ. Song song với đó phải áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính tỷ giá xuất quỹ. Cách tính tỷ giá xuất quỹ là thương có mẫu số là tổng lượng ngoại tệ hiện có ở thời điểm thanh toán. Còn tử số là tỷ giá ở bên có của tài khoản tiền khi sử dụng ngoại tệ để thanh toán.

Tử số có thể dựa vào tổng giá trị tài khoản 1112/ 1122 bên nợ để xác định. Tài khoản 1112 là tài khoản tiền mặt ngoại tệ, tài khoản 1122 là tài khoản tiền gửi ngân hàng ngoại tệ. 

Sử dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán các TK tiền [bên có] khi có giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ. Ngoài ra còn áp dụng với tài khoản phải thu [bên có] và tài khoản phải trả [bên nợ], trừ giao dịch trả tiền trước. 

Áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền vào nghiệp vụ thực tế

Doanh nghiệp A mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để sản xuất kinh doanh. Đồng thời mua các tài sản cố định, hàng hóa nhưng chưa trả tiền cho người bán. Khi đó khoản tiền mà doanh nghiệp nợ nhà cung cấp được áp dụng ghi sổ sách tại thời điểm mua theo tỷ giá thực tế. Một thời gian sau đó khi thanh toán bằng ngoại tệ, doanh nghiệp xuất quỹ tiền mặt ngoại tệ để trả nợ. Hoặc sử dụng tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ để thanh toán cho nhà cung cấp. Để quy đổi từ ngoại tệ sang Việt Nam đồng có thể áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền.

Kế toán sẽ tiến hành hạch toán vào các tài khoản ở từng giai đoạn như sau:

Khi mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa, tài sản cố định ghi nợ TK 152/ 153/ 156/ 211, có TK 331. Giá trị ghi nợ/ có là trị giá lô hàng nhân với tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Có thể hiểu là tỷ giá kế toán ghi vào sổ sách, hạch toán đối với doanh nghiệp khi mua hàng. Thông thường chính là tỷ giá bán ngoại tệ nơi doanh nghiệp giao dịch [ngân hàng thương mại]. 

Khi trả nợ cho nhà cung cấp, có 2 trường hợp là tỷ giá ghi nhận nợ lớn hơn/ nhỏ hơn tỷ giá xuất quỹ để trả nợ.

  • Đối với trường hợp tỷ giá ghi nhận nợ lớn hơn tỷ giá xuất quỹ trả nợ, doanh nghiệp lãi tỷ giá. Kế toán ghi nhận phần lãi này vào TK 515 [doanh thu tài chính] của doanh nghiệp. Ví dụ khu mua hàng tỷ giá khi ghi nhận nợ là 23500 VND/USD. Nhưng sau 1 tháng khi doanh nghiệp trả nợ nhà cung cấp thì tỷ giá xuất quỹ là 23000 VND/USD.
  • Đối với trường hợp tỷ giá ghi nhận nợ nhỏ hơn tỷ giá xuất quỹ trả nợ, doanh nghiệp lỗ tỷ giá. Kế toán ghi nhận phần lỗ này vào TK 635 [chi phí tài chính] của doanh nghiệp. Ví dụ khu mua hàng tỷ giá khi ghi nhận nợ là 23000 VND/USD. Nhưng sau 1 tháng khi doanh nghiệp trả nợ nhà cung cấp thì tỷ giá xuất quỹ là 23500 VND/USD.

Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền là một trong 2 cách để doanh nghiệp xác định tỷ giá ghi sổ/ tỷ giá xuất quỹ. Kế toán sẽ căn cứ vào tỷ giá ngoại tệ trước/ sau để thực hiện nhiệm vụ của mình nhằm trả nợ cho doanh nghiệp. Trong một niên độ kế toán, doanh nghiệp sử dụng cách nào cần thống nhất sử dụng một cách. 

Video liên quan

Chủ Đề