Cách tính tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Ảnh minh họa
NHNN vừa ban hành Thông tư số 11/2021/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng [TCTD], chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thông tư yêu cầu TCTC, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có biện pháp và thường xuyên thực hiện việc thu thập, khai thác thông tin, số liệu về khách hàng, bao gồm cả thông tin từ Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam [CIC], công ty thông tin tín dụng theo quy định của pháp luật để theo dõi, đánh giá tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng sau khi đã xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, có biện pháp quản lý rủi ro, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp; thực hiện tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định.

Ít nhất mỗi tháng một lần, trong 7 ngày đầu tiên của tháng, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề, trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng và gửi kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng cho CIC.

Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, CIC tổng hợp danh sách khách hàng theo nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất mà các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã tự phân loại và cung cấp cho TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được danh sách khách hàng do CIC cung cấp, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh nhóm nợ theo danh sách này và điều chỉnh số tiền trích lập dự phòng rủi ro của tháng cuối cùng của quý.

Thông tư nêu rõ, toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ.

Phân loại nợ theo 5 nhóm

Thông tư quy định, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm: Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.

Thông tư quy định cụ thể tỉ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ như sau: Nợ đủ tiêu chuẩn 0%, nợ cần chú ý trích lập 5%, nợ dưới tiêu chuẩn trích lập 20%, nợ nghi ngờ trích lập 50% và nợ có khả năng mất vốn trích lập 100%. Thông tư cũng quy định điều kiện đối với tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể. TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định tỷ lệ khấu trừ cụ thể của từng loại tài sản bảo đảm theo nguyên tắc tài sản bảo đảm có khả năng thanh khoản càng thấp, mức biến động giá càng lớn thì tỷ lệ khấu trừ tài sản bảo đảm càng thấp.

Về sử dụng dự phòng rủi ro, Thông tư nêu rõ: TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong trường hợp khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích, hoặc các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có khả năng mất vốn.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2021.

Minh Đức


TP. HCM, ngày 20/07/2022

Thư Xin Lỗi Vì Đang Bị Tấn Công DDoS

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành xin lỗi Quý khách vì website không vào được hoặc vào rất chậm trong hơn 1 ngày qua.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia [NCSC], nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Dù thế nào, để xảy ra bất tiện này cũng là lỗi của chúng tôi, một lần nữa THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, khách hàng.

Dự phòng rủi ro tín dụng và câu chuyện… lợi nhuận để dành

Tuệ Nhiên

[KTSG] – Trong bối cảnh nguy cơ nợ xấu gia tăng, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng đang thu hút sự chú ý, có lẽ chúng ta cũng nên tìm hiểu lại về cơ chế trích lập dự phòng của các ngân hàng hiện nay.

Ngân hàng Nhà nước [NHNN] mới đây ban hành Thông tư 11/2021/TT-NHNN, thay thế Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Những điểm mới

Điểm bổ sung đáng chú ý là các ngân hàng từ giờ sẽ phải phân loại, trích lập dự phòng rủi ro đối với tài sản có phát sinh từ các hoạt động: mua, bán nợ; mua bán lại trái phiếu chính phủ trên thị trường chứng khoán, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các ngân hàng; mua hẳn kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng khác phát hành trong nước.

Như vậy, không chỉ dừng lại ở các khoản dư nợ cấp tín dụng, cam kết ngoại bảng hay trái phiếu doanh nghiệp, giờ đây ngay cả những tài sản được đánh giá là an toàn như trái phiếu chính phủ hay giấy tờ có giá của các ngân hàng phát hành cũng phải được xem xét, phân loại và đánh giá rủi ro thường xuyên để có cơ chế trích lập dự phòng.

Đối với tài sản bảo đảm của các khoản vay, quy định mới xác định rõ thời gian định giá lại là tối thiểu mỗi quí một lần đối với động sản và sáu tháng một lần đối với bất động sản; tối thiểu mỗi năm một lần đối với tài sản bảo đảm có giá trị từ 200 tỉ đồng trở lên.

Trong bối cảnh giá trị nhiều loại tài sản thay đổi chóng mặt, cũng như quá khứ cho thấy nhiều tài sản thế chấp cho khoản vay bị định giá khống vượt xa giá trị thực, việc quy định thời hạn tái định giá nhằm buộc các ngân hàng phải cẩn trọng hơn và nghiêm túc hơn khi cho vay.

Điểm thay đổi lớn nhất là các tổ chức tín dụng phải phân loại nợ ít nhất mỗi tháng một lần, trong bảy ngày đầu tiên của tháng, thay vì là mỗi quí một lần, trong 15 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của mỗi quí như quy định cũ tại Thông tư 02.

Trên cơ sở kết quả phân loại nợ dựa theo CIC, các ngân hàng phải trích lập đủ số tiền dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định, đồng thời sử dụng kết quả tự phân loại nợ của kỳ trước để phân loại nợ cho kỳ tiếp theo. Theo NHNN, việc bổ sung quy định này nhằm đảm bảo các tổ chức tín dụng thực hiện thống nhất.

Ngoài ra, thông tư mới cũng sửa đổi các khái niệm về dự phòng cụ thể, dự phòng chung, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, bổ sung khái niệm nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Thông tư mới cũng điều chỉnh nguyên tắc tự phân loại các khoản nợ cấp tín dụng hợp vốn, với nợ đã bán, ủy thác cấp tín dụng, với nợ đã mua…

Phân hóa dự phòng

Nhiều năm qua, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng giữa các ngân hàng có nhiều sự khác biệt. Trong khi một số ngân hàng nghiêm túc thực hiện và trích lập một cách cẩn trọng, thì cũng có tổ chức lờ đi các rủi ro và chưa trích lập đầy đủ vì lo ngại ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận.

Trước nguy cơ nợ xấu gia tăng, việc bổ sung, thay đổi các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng đã thu hút sự chú ý. Thực tế cho thấy nhiều năm qua, giữa các ngân hàng có nhiều sự khác biệt. Trong khi một số ngân hàng nghiêm túc thực hiện và trích lập một cách cẩn trọng, thì cũng có tổ chức lờ đi các rủi ro và chưa trích lập đầy đủ vì lo ngại ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận.

Thống kê cho thấy tính đến cuối tháng 6-2021, tỷ lệ bao phủ nợ xấu [một thước đo đánh giá mức độ trích lập dự phòng so với nợ xấu của ngân hàng] giữa các ngân hàng có sự chênh lệch ngày càng mở rộng.

Trong khi phần lớn các ngân hàng có tỷ lệ này dưới mốc 100%, thậm chí thấp nhất chỉ từ 30-40%, thì vẫn có một số ít ngân hàng đạt mức rất cao, trên 100%, như Vietcombank, Techcombank, MBBank, ACB, TPBank, BacABank, Agribank, BIDV, VietinBank, SCB và Sacombank.

Có thể thấy, không ít trong số này là những ngân hàng có quy mô lớn, một số có lợi nhuận rất cao và tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, do đó tạo điều kiện cho nhóm này mạnh tay trích lập dự phòng.

Cũng cần làm rõ thêm việc vì sao tỷ lệ bao phủ nợ xấu này, vốn được đo bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán chia cho số dư nợ xấu, lại có thể cao hơn 100%, mà một số người, nếu không nắm kiến thức về ngành ngân hàng, có lẽ có chung thắc mắc: chẳng lẽ ngân hàng có thể trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn số dư nợ xấu?

Theo quy định về tỷ lệ trích lập dự phòng hiện nay, mà thông tư mới ban hành vẫn giữ nguyên, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: 0% với nợ tiêu chuẩn – nợ nhóm 1; 5% với nợ cần chú ý trích lập – nợ nhóm 2; 20% với nợ dưới chuẩn – nợ nhóm 3; 50% với nợ nghi ngờ – nợ nhóm 4 và 100% với nợ có khả năng mất vốn – nợ nhóm 5.

Tuy nhiên, ngoài ra các ngân hàng từ trước đến nay vẫn phải trích lập dự phòng chung với tổng dư nợ [từ nhóm 1 đến nhóm 4] theo tỷ lệ 0,75%. Điều đó có nghĩa là khi ngân hàng phát sinh một khoản vay 100 tỉ đồng, thì ngay lập tức phải trích dự phòng chung là 750 triệu đồng. Với số dư nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng vượt trội trong tổng dư nợ hiện nay của các ngân hàng, theo đó 0,75% dự phòng của riêng nợ nhóm 1 hay nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 trong số dư quỹ dự phòng là rất lớn.

Vì vậy, khi tính luôn cả số dư dự phòng cụ thể thì việc quỹ dự phòng cao hơn cả số dư nợ xấu của ngân hàng cũng là điều bình thường. Chính vì lẽ đó, ngoài tỷ lệ bao phủ nợ xấu này, để tính toán quy mô trích lập dự phòng theo số nợ xấu của các ngân hàng xác đáng hơn, chúng ta có thể loại trừ phần dự phòng chung, ít nhất là của nợ nhóm 1, ra khỏi số dư dự phòng cuối kỳ rồi mới chia cho nợ xấu.

Của để dành?

Thời gian qua, chúng ta cũng thường được nghe việc một vài ngân hàng mạnh tay trích lập dự phòng, vốn đã trở thành truyền thống, như là cách để dành lợi nhuận cho tương lai. Thật vậy, với khoản dự phòng đã trích lập, nếu ngân hàng xử lý, thu hồi được nợ xấu thì những khoản dự phòng này sẽ được hoàn lại như là nguồn thu nhập bất thường và đóng góp vào lợi nhuận trong năm đó.

Cũng cần nhắc lại rằng theo quy định về trích lập dự phòng, số tiền dự phòng cụ thể phải trích sẽ được tính bằng cách lấy số dư nợ gốc của khoản vay trừ đi giá trị tài sản bảo đảm của khoản vay đó, rồi mới nhân với tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm nợ đã được phân loại. Trong trường hợp giá trị tài sản bảo đảm định giá lớn hơn cả số dư nợ gốc, thì số dư dự phòng cụ thể phải trích được tính bằng 0.

Chính điều này đã ảnh hưởng đáng kể lên cơ chế trích lập dự phòng hiện nay của các ngân hàng. Với những ngân hàng không muốn trích lập dự phòng quá lớn [vì điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận], họ có thể định giá tài sản đảm bảo cao hơn giá trị thực tế theo giá thị trường tại thời điểm đó, từ đó kéo số dự phòng phải trích xuống.

Ngược lại cũng có những ngân hàng cố tình định giá giá trị tài sản bảo đảm xuống mức thấp hơn giá trị thực, để từ đó làm tăng số trích lập dự phòng trong kỳ. Đây thường là những ngân hàng đã đạt kết quả lợi nhuận khá cao, tăng trưởng mạnh so với giai đoạn trước, nên họ chủ động mạnh tay trích lập dự phòng để kìm lợi nhuận lại, nhằm để dành dư địa cho giai đoạn kế tiếp. Bởi vì, nếu để lợi nhuận tăng quá mạnh, có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế và doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, cũng như tạo ra áp lực rất lớn về tăng trưởng lợi nhuận cho những năm sau đó.

Video liên quan

Chủ Đề