Cách tra cứu cấu hình máy tính

Khi mua laptop nói chung và laptop Dell nói riêng thì cấu hình cũng như chế độ bảo hành máy luôn được người dùng quan tâm, đặc biệt là là với laptop cũ. Việc kiểm tra chế độ bảo hành của laptop từ hãng là việc nên làm nếu bạn muốn chắc chắn chiếc máy của mình có cấu hình chính xác và còn hạn bảo hành hay không. Dưới đây là một vài cách check thông tin của một chiếc laptop dell, cùng tham khảo nhé.

     || Xem ngay Những mẫu laptop Dell đáng mua nhất trong năm 2021

1. Kiểm tra trực tuyến

Đây là cách thực hiện đơn giản mà chính xác vì chúng ta sẽ biết được thông tin của laptop đang kiểm tra từ hãng Dell. Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Đăng nhập vào trang customer support của Dell.

 Giao diện trang Support của Dell

Bước 2: Kiểm tra số Service Tag được ghi ở mặt dưới của laptop dell hoặc thùng đựng máy. [ Gồm 7 ký tự gồm cả số và chữ ]
 

 Lật mặt sau của laptop bạn sẽ thấy dãi Service Tag

Bước 3: Nhập số Service Tag vào mục Product Support.
 

Nhập số vào ô trống


Bước 4: Từ đây quý khách có thể kiểm tra các thông số chi tiết cũng như thời hạn bảo hành của máy. [ Lưu ý cần xem đúng gói bảo hành khi mua máy ]

 Thông tin về laptop sẽ được hiển thị đầy đủ tại đây

+ Về bảo hành: Dell có chính sách bảo hành chính hãng là 12 tháng. Khi nhấn vào Waranty Details, bạn sẽ biết ngày bắt đầu mua máy và ngày kết thúc bảo hành như trong ảnh sau:

Kiểm tra thông tin bảo hành laptop Dell

+ Về thông tin chi tiết cấu hình: hãng cho bạn biết các thông tin về thông tin chung, phần cứng, card màn hình, vi xử lý,...:

Thông tin cấu hình laptop Dell

Bước 1: Tại màn hình desktop bạn nhấn tổ hợp phím “Windows+R”, hộp thoại Run sẽ xuất hiện. Nhập vào ô trống dòng “dxdiag”.

Hộp thoại Run

Bước 2: Hộp thoại DirectX Diagnostic Tool sẽ xuất hiện. Tại đây bạn sẽ có thông tin đầy đủ của laptop thông qua 4 tab System, Dispay, Sound và Input.

Thông tin cấu hình máy có đầy đủ trong 4 tab

3. Kiểm tra thông tin bằng lệnh “msinfo32”

 

Bước 1: Tại màn hình desktop bạn nhấn tổ hợp phím “Windows+R”, hộp thoại Run sẽ xuất hiện. Nhập vào ô trống dòng “msinfo32”.

Mở hộp thoại RUN

Bước 2: Tại đây, cửa sổ System Information bật lên sẽ cung cấp thông tin về hệ điều hành máy, tên máy, vi xử lý, RAM,...Nếu muốn biết chi tiết hơn ở từng cấu hình, bạn có thể chọn ở thanh menu bên trái.

Cấu hình chi tiết của laptop được hiển thị tại đây

3. Dùng phần mềm CPU-Z

 

Bạn có thể tải dễ dàng ứng dụng này từ công cụ tìm kiếm của Google. Khi mở lên thì ứng dụng CPU-Z sẽ cho bạn biết đầy đủ hơn các thông tin về CPU, Caches, Maiboard, Memory, SPD, Graphics, Bench và About. Tải CPU-Z  ngay tại đây. 

- Tab CPU:

Giao diện chính phần mềm CPU-Z cho bạn đầy đủ thông tin về CPU

- Tab Memory: cho bạn biết về RAM của máy. Nếu chỉ mới gắn 1 cây RAM thôi thì chỗ khung "channel" sẽ đề là "single", còn nếu gắn đủ 2 cây RAM thì sẽ ghi là "dual". Bạn cũng cần biết bus thực tế sẽ chỉ bằng bus 1/2 ghi trên thanh ram. 

Tab Memory chứa thông tin về RAM. Tab tổng dung lượng ram

- Tab SPD:

Thông tin về RAM

 - Tab Graphics:  tại khung này card onboard mặc định sẽ ko đề dung lượng Vram, chỉ có card rời mới có thông số VRAM.

Tab Graphics về card đồ họa

4. Gọi tổng đài của Dell để được hỗ trợ

 

Nếu không kiểm tra được thông tin bảo hành hoặc có thắc mắc về sản phẩm laptop của Dell, bạn có thể gọi trực tiếp tổng đài hỗ trợ khách hàng qua số máy 1800 54 54 54 để được các nhân viên giải đáp chi tiết nhất.

Lời kết

Bài viết trên đây kim Long Center đã hướng dẫn 5 cách check thông tin bảo hành cũng như cấu hình của một chiếc laptop Dell. Hy vọng với những thông tin trên, các bạn sẽ kiểm tra được chính xác thông tin mà mình muốn trước khi mua laptop cũng như trong quá trình sử dụng nhé.

** Vui lòng để lại thông tin ngay bên dưới để được tư vấn thêm về dòng laptop Dell nhé **

      Xem thêm:

     || Top công cụ kiểm tra pin laptop.

     || Hướng dẫn cách kiểm tra laptop cũ trước khi mua.

     || 2 cách kiểm tra lỗi bàn phím hiệu quả.

Việc kiểm tra cấu hình máy tính là cần thiết khi bạn đang có nhu cấu "tậu" một em máy tính, hoặc chỉ đơn giản là bạn muốn nâng cấp cũng cần phải biết cấu hình máy để chọn mua linh kiện phù hợp. Vậy với bài viết này Saigon Computer sẽ hướng dẫn kiểm tra cấu hình máy tính bằng một số cách thông dụng.

Có 2 cách để kiểm tra cấu hình máy tính phổ biến đó là

Kiểm tra ngay trên Windows không cần phần mềm: Bạn sẽ kiểm tra được hầu hết các thông số cơ bản. Tuy nhiên, chi tiết từng phần cứng của máy tính bạn chưa thể tìm hiểu được hết. Sử dụng cách này khi cần kiểm tra sơ bộ, không cần tìm hiểu quá sâu.

Sử dụng công cụ giúp kiểm tra cấu hình máy: Bạn sẽ sử dụng một vài công cụ khá nhẹ giúp đọc được chi tiết các thông số cấu hình máy. Cách này hữu ích khi bạn am hiểu 1 chút về các thông số của máy tính như CPU loại gì, xung nhịp, RAM cắm mấy thanh, loại gì, Bus RAM,.. thông số ổ cứng, …

1. Kiểm tra cấu hình máy ngay trên Windows không cần phần mềm:

Xem thông tin máy tính với lệnh dxdiag

Tương tự như trên, lệnh dxdiag này rất “cổ xưa” nhưng vẫn hữu hiệu và cho nhiều thông tin chi tiết hơn cách 1. Để thực hiện, các bạn mở run [bấm phím cửa sổ + R], gõ dxdiag rồi Enter, để hiển thị công cụ Diagnostic Tool.

=>>> Tại đây, dxdiag sẽ hiển thị các thông tin tương tự như với Computer Properties, bên cạnh có còn có thông số về màn hình [trong phần Display], âm thanh – Sound và các thiết bị nhập liệu, hỗ trợ [trong phần Input, ở đây là chuột và bàn phím]:

=>>> Tab System cho biết các thông số cơ bản về Windows, CPU, RAM, DirectxTab Display cho ta biết các thông số của card màn hình [VGA]

2. Kiểm tra cấu hình máy tính bằng lệnh msinfo32

Đối với Windows 8.1/10, trên bàn phím bạn nhấn phím Windows + R, nhập vào msinfo32 để xem toàn bộ thông tin máy tính, không chỉ có cấu hình mà còn có cả các thông tin về phần cứng, phần mềm cùng các thành phần khác trên máy. Phương pháp này cho kết quả còn chi tiết hơn sử dụng khi sử dụng lệnh “dxdiag“.

Và đây bảng hiện thị cho các thông số:

Ngoài các thông số cơ bản rất dễ để hiểu, sẽ có những thông số chi tiết hơn đòi hỏi bạn phải có một số kiến thức về máy tính để có thể hiểu được.

3. Sử dụng Computer Properties để xem cấu hình máy tính

Với cách này rất đơn giản bạn chỉ việc nhấp chuột phải vào My computer -> Properties

Sau đó sẽ hiện thông tin của của máy tính như

• Rating: Điểm đánh giá của Windows qua việc kiểm tra cấu hình máy tính của bạn

• Processor: Mã chip và xung nhịp của vi xử lý được gắn trong máy tính của bạn

• Installer Memory [RAM]: Dung lượng RAM

• System Type: Hệ điều hành của bạn sử dụng 64bit hoặc 32bit

• Pen And Touch: Máy tính của bạn có hỗ trợ sử dụng bút, cảm ứng hay không.

2. Sử dụng phần mềm kiểm tra cấu hình máy tính

Bạn có thể sử dụng một số phần mềm để kiểm tra thông tin laptop, pc như như cpu-z, Speccy, Everest Ultimate Edition… ở bài viết này mình sẽ dùng phần mềm cpu-z vì đây được đánh giá là phần mềm có số người sử dụng nhiều nhất.

CPU-Z là một công cụ gọn nhẹ cung cấp thông tin máy tính đầy đủ và chi tiết giúp bạn dễ dàng xem cấu hình pc, xem cấu hình laptop dễ dàng. Bạn có thể tải về và cài đặt CPU-Z được cung cấp miễn phí theo link bên dưới
//taimienphi.vn/download-cpu-z-32bit-2035

Sau khi cài đặt công cụ xem cấu hình pc , laptop CPU-Z bạn khởi chạy ứng dụng. Mỗi thẻ trên ứng dụng đều cho bạn thông tin chi tiết về phấn cứng máy tính của bạn như sau :

CPU, Caches: Cung cấp thông tin về xung nhịp, bộ nhớ đệm của vi xử lý trên máy của bạn

Mainboard: Thông tin về bo mạch chủ

Memory, SPD: Dung lượng bộ nhớ trên máy của bạn và tốc độ xử lý

Graphics: Thông tin về card màn hình máy tính

Bench: Đo, kiểm tra cấu hình máy tính của bạn xem đạt được ngưỡng sức mạnh đến đâu. Nếu bạn chỉ có nhu cầu xem cấu hình máy tính thì không nên sử dụng tính năng này vì nó có thể gây hại đến máy tính.


Bình chọn của bạn

0/10

Đánh giá 9.7 từ 9 thành viên

Video liên quan

Chủ Đề