Cách trồng khoai lang lấy lá

Trồng khoai lang lấy rau cho giá trị kinh tế cao

Nếu so với cấy lúa, cũng như chuyên canh một số cây rau màu khác thì giá trị kinh tế từ cây khoai lang thu rau bán khá cao.

Đã từ lâu, khoai lang vẫn là một trong những cây trồng chủ đạo cùng với ngô, sắn, giúp bà con nông dân ở nhiều vùng quê thoát nghèo. Khoai lang không chỉ cho củ, mà bấy lâu nay dây khoai vẫn là một loạirau sạchđược rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Chính vì lẽ đó mà một số bà con nông dân đã rất nhanh nhạy trong việc phát triển kinh tế bằng hình thức chuyên canh cây khoai lang để lấy ngọn làm rau, chứ không thu củ như cách canh tác truyền thống bấy lâu nay.

Nhiều người dân thành phố nhận thấy đây là loại rau khá sạch, lại có tác dụng nhuận tràng, khi người nông dân trồng mà không phun bất kỳ loại thuốc hóa chất nào, nên họ đã rất chuộng, vì vậy mà nguồn rau lang cung ứng cho thị trường thành phố luôn trong tình trạng cung không đủ cầu.

Không giống như trồng khoai lang lấy củ là phải đánh luống cao, trồng với khoảng cách thưa, người ta trồng khoai lang theo một khoảng cách mau hơn, khi cây nọ cách cây kia chỉ độ từ 7-10cm và khoảng cách giữa các luống khoai cũng gần hơn, miễn làm sao đó để càng trồng được nhiều số cây càng tốt.

Chỉ sau trồng khoảng 1 tháng là có lứa rau thu hái đầu tiên. Cứ như thế, rau được thu liên tục trong khoảng từ 4-5 tháng mới phải cày phá đi để trồng lại lứa mới. Với 3 sào trồng khoai lang bán rau đã có thể có nguồn thu hơn 30 triệu đồng, chưa kể số củ khoai, dẫu nhỏ nhưng cũng bán cho ngườichăn nuôigia súc.

Qua tìm hiểu thực tế từ những người nông dân, trung bình 1 sào trồng khoai lang thu rau bán, trong 1 năm có thể cho thu nhập trung bình khoảng 25 triệu đồng, trong khi tiền đầu tư cho việc mua cây giống, phân bón trong 2 vụ chỉ hết chưa đến 3 triệu đồng.

Nếu so với cấy lúa, cũng như chuyên canh một số cây rau màu khác thì giá trị kinh tế từ cây khoai lang thu rau bán là khá cao. Đây là cách làm kinh tế thành công để bà con nông dân nhiều vùng miền trong cả nước lưu tâm vận dụng, bởi cây khoai lang là cây rất dễ trồng, hợp với nhiều loại đất, cho thu hoạch trong khoảng thời gian dài./.

Nguồn //agriviet.com/threads/trong-khoai-lang-lay-rau-cho-gia-tri-kinh-te-cao.223723/


Trồng khoai lang lấy rau cho giá trị kinh tế cao

Đã từ lâu, khoai lang vẫn là một trong những cây trồng chủ đạo cùng với ngô, sắn, giúp...

10/ 10 - 3352 phiếu bầu

quay lại In Số lần xem: 7303
Tin tức liên quan
  • 8 "chữ G" trong chiến lược phát triển Đồng bằng sông Cửu Long
    8 "chữ G" trong chiến lược phát triển Đồng bằng sông Cửu Long
    -

    Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh phát triển "thuận thiên" tại Đồng bằng sông Cửu Long không có nghĩa là phải là cam chịu, chấp nhận số phận hay sự sắp đặt của tạo hóa...

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị ngày 13/3 - Ảnh: VGP

    Tại Hội nghị lần thứ 3 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu ngày 13/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Nghị quyết 120 được đưa ra tinh thần thuận thiên, thích ứng nhưng "không phải chúng ta giao cho trời đất, tác động thế nào cũng được".

    Theo các báo cáo, ý kiến tại Hội nghị, kể từ sau Nghị quyết 120 được đưa vào đời sống, kinh tế toàn Đồng bằng sông Cửu Long liên tục đạt mức tăng trưởng cao [năm 2018 đạt 7,8%, năm 2019 đạt 7,22%]. Năm 2020 trong bối cảnh xảy ra đại dịch Covid-19, các địa phương trong vùng đã nỗ lực [GRDP đạt 2,38%] góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới có mức tăng trưởng GDP dương trong năm 2020.

    Để có kết quả này, trong giai đoạn 2016-2020, tổng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước dành gần 200.000 tỷ đồng [tương đương gần 9 tỷ USD] chiếm khoảng 16% tổng đầu tư toàn quốc từ ngân sách nhà nước, cao hơn nhiều so với mức 12% của giai đoạn 2011-2015. Nguồn ODA là 22.000 tỷ đồng [gần 1 tỷ USD].

    Đời sống của người dân từng bước cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người ở năm đầu nhiệm kỳ [2016] là 40 triệu đồng thì đến năm 2019 đạt mức 54 triệu đồng, năm 2020 ước đạt 57 triệu đồng, tăng gấp rưỡi so với đầu nhiệm kỳ.

    Nói về các kết quả trong đầu tư phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thời gian gần đây, Thủ tướng lưu ý, "không được kể công mà kết quả này hay là nhiệm vụ tới là trách nhiệm của Chính phủ, của cán bộ, công chức, của Thành ủy, của Tỉnh ủy, của UBND các tỉnh, thành phố". Những kết quả đã đạt được là đáng mừng nhưng đó chỉ là bước đầu quan trọng, còn nhiều việc phải làm.

  • Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
    Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
    -

    Ngày 25/02/2021, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 255/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 20212025.

    Triển khai Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/08/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết số01/NQ-CPngày 01/01/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 20212025.

    Mục tiêu chung của kế hoạch là tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản; bảo vệ môi trường, sinh thái; nângcaothu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực và anninh quốc phòng. Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

    Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp đạt bình quân từ 2,5 đến 3,0%/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản [sau đây gọi là nông nghiệp] đạt bình quân từ 7,0 đến 8,0%/năm.

  • Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là Nhà khoa học của Nhà nông năm 2020
    Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương được tôn vinh là Nhà khoa học của Nhà nông năm 2020
    -

    Chương trình Tôn vinh Nhà Khoa học của Nhà nông lần thứ Ba, năm 2020 đã được khai mạc vào lúc 20g00, ngày 29/12/2020, tại Nhà hát Quân đội [Hà Nội]. Đây là lần thứ Ba, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam [NDVN] chủ trì và phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức.

    Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ chính trị và ông Thào Xuân Sùng, Chủ tịch BCH TW Hội Nông dân Việt Nam rao Giấy chứng nhận và Kỷ niệm chương cho Thạc sỹ Nguyễn Văn Chương.

  • TÔN VINH 68 NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG
    TÔN VINH 68 NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG
    -

    Tối 29/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ tôn vinh "Nhà Khoahọc của nhà nông" lần thứ 3, năm2020.

    Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai và Chủ tịch Ban chấp hành trung ương Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng trao Giấy chứng nhận và Kỷ niệm chương cho các nhà khoa học. Ảnh: TTXVN

  • MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH
    MÔ HÌNH TRỒNG GIỐNG SẮN KM 140 SẠCH BỆNH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG TẠI TÂY NINH
    -

    Năm 2020, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc phối hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh Tây Ninh triển khai Dự án khuyến nông Xây dựng mô hình sản xuất giống sạch bệnh, thâm canh, quản lý tổng hợp phòng trừ bệnh khảm lá sắn do virus gây hại tại vùng trồng sắn trọng điểm với diện tích 30ha trên địa bàn xã Tân Đông huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh.

  • Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
    Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt
    -

    Ở Việt Nam, cây đậu tương [Glycine max L.] chiếm một vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp và nền kinh tế quốc dân. Tuy vậy, diện tích trồng cũng như sản lượng đậu tương ở Việt Nam vẫn còn rất thấp so với các nước trên thế giới và có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Một trong những nguyên nhân chính đẫn đến diện tích đậu tương bị thu hẹp là hiệu quả sản xuất thấp bởi giống có năng suất thấp, rủi ro lớn do sâu bệnh hại. Công tác chọn tạo giống đậu tương của ta hiện vẫn chủ yếu là phương pháp lai tạo truyền thống, khó tạo được giống mang nhiều tính trạng mong muốn, đặc biệt là năng suất cao và kháng sâu bệnh. Chính vì vậy cần phải có phương pháp mới hỗ trợ có hiệu quả trong chọn tạo để tạo được giống đậu tương mới mang được nhiều đặc điểm mong muốn, đặc biệt là năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh cho sản xuất.

  • Giải pháp phục hồi đất thoái hóa ở Tây Nguyên
    Giải pháp phục hồi đất thoái hóa ở Tây Nguyên
    -

    Phục hồi đất thoái hóa đòi hỏi một chiến lược dài hơi về thời gian cùng với một hệ thống giải pháp mang tính đồng bộ, căn cơ và toàn diện

    Đa dạng sinh học trong canh tác. Ảnh:Trương Hồng.

    Điều này chỉ thực hiện được khi có một chính sách vĩ mô điều phối một chương trình tổng thể phục hồi đất nông nghiệp bị thoái hóai.

  • Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt
    Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt
    -

    Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá cao mô hình trồng ngô sinh khối ở Vĩnh Phúc, khi nông dân chia sẻ có thu nhập ổn định, đạt khoảng 5 triệu đồng/tháng.

    Ngày 2/11, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh tới thăm mô hình trồngngô sinh khốilàm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi tại xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Tại buổi gặp, ông vui mừng khi nghe bà con nông dân nói thu nhập tại cơ sở ổn định, đạt khoảng 5 triệu đồng/tháng.

  • Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
    Cây sắn xóa nghèo cho miền núi Quảng Trị
    -

    Từ một loại cây lương thực cứu đói, cây sắn đã trở thành loại cây trồng có giá trị kinh tế cao cho người dân huyện vùng cao Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

    Nông dân miền núi Quảng Trị vào vụ thu hoạch sắn. Ảnh:Công Điền.

  • Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững
    Đồng Tháp: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững
    -

    Thời gian qua, sản phẩm khoai lang, khoai môn mang lại thu nhập ổn định cho nông dân tỉnh Đồng Tháp. Tuy nhiên, những năm gần đây, khi diện tích khoai tăng mạnh, người dân lại đối diện với thực trạng được mùa mất giá. Để giải quyết bài toán này, việc xây dựng và phát triển chuỗi giá trị ngành hàng khoai, xây dựng các mô hình sản xuất thông minh, an toàn, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất để nâng cao hơn giá trị cho ngành hàng tiềm năng này là điều cần thiết...

    Nông dân Châu Thành thu hoạch khoai môn

Video liên quan

Chủ Đề