Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nỗi ám ảnh thường xuyên của nhiều gia đình. Dù đã cố gắng ẵm sau bú, kiễn nhẫn vỗ cho bé ợ hơi nhưng cứ đặt xuống hay bé vặn vẹo chút thì lại bị ọc sữa. Nhất là các mẹ phải vắt sữa cho bú qua bình, mất bao nhiêu thời gian để vắt sữa mà con bú vào cứ bị ọc ra. Mỗi lần bé ọc, ngoài chuyện tiếc nuối công vắt sữa, lại thêm nỗi lo lắng không biết vì sao con ọc nhiều thế, có nguy hiểm gì không.

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nỗi ám ảnh thường xuyên của nhiều gia đình. Dù đã cố gắng ẵm sau bú, kiễn nhẫn vỗ cho bé ợ hơi nhưng cứ đặt xuống hay bé vặn vẹo chút thì lại bị ọc sữa. Nhất là các mẹ phải vắt sữa cho bú qua bình, mất bao nhiêu thời gian để vắt sữa mà con bú vào cứ bị ọc ra. Mỗi lần bé ọc, ngoài chuyện tiếc nuối công vắt sữa, lại thêm nỗi lo lắng không biết vì sao con ọc nhiều thế, có nguy hiểm gì không.

Hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề ọc sữa của con để mẹ bớt lo lắng và biết khi nào cần khám cho bé yêu nhé.

Ọc sữa là hiện tượng sữa từ dạ dày chảy ra miệng. Cần phân biệt trớ [ọc] và nôn ói.

Trớ là hiện tượng bé trào một ít sữa ra miệng sau mỗi cữ bú hay trước cữ bú tiếp theo, không có sự co thắt cơ bụng.

Trong khi đó, nôn ói là hiện tượng phun mạnh sữa ra miệng, có sự tham gia của cơ bụng. Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ thường xuyên bị trớ.

Lý do làm trẻ hay bị trớ, ọc là do dạ dày của bé còn nhỏ và nằm ngang hơn so với người lớn, thức ăn lại ở dạng lỏng và cơ thắt giữa dạ dày và thực quản còn yếu. Nếu bé vẫn bú tốt, tăng cân tốt, không quấy khóc thì đây chỉ là tình trạng trào ngược dạ dày thực quản sinh lý thoáng qua, sau 4-6 tháng tuổi, trình trạng nôn trớ này sẽ tự cải thiện.

Khi nào cần đưa bé đi khám

- Hãy cho bé đi khám nếu bé ọc sữa quá thường xuyên, quá nhiều gây ra tình trạng ho khò khè kéo dài, viêm phổi tái đi tái lại, ói có máu, chậm tăng cân, rối loạn giấc ngủ. Lúc này bé không còn là tình trạng trào ngược dạ dày thực quản sinh lý nữa mà là trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý

- Ngoài ra còn những nguyên nhân bệnh lý khác có thể làm bé ọc sữa nên nếu bé có thêm các dấu hiệu sau cũng cần đưa bé đi khám như: ói nhiều, sụt cân, ói tất cả mọi thứ, nôn ói kèm tiêu chảy hay tiêu có nhày máu, bú kém, nóng sốt, kích thích, quấy khóc nhiều khó dỗ

- Cần khám ngay nếu bé ói ra dịch vàng, dịch xanh, ói máu, bỏ bú, chướng bụng

Làm sao để bé giảm trớ ọc

- Chia nhỏ cữ bú, bú lắt nhắt hơn, giảm lượng bú mỗi cữ

- Ẵm cao trẻ sau khi bú từ 20-30 phút, giữ cho đầu ngực bụng thẳng hàng, dốc 30-40 độ hay sử dụng các vật dụng hỗ trợ như gối chống trào ngược

Tóm lại: trớ ọc là chuyện rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hầu hết các bé không cần điều trị thuốc và sẽ bớt dần khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ ọc nhiều và có các dấu hiệu bất thường khác ở trên, bạn cần cho bé đi khám nhé.

Để bảo vệ sức khỏe cả nhà xuyên suốt mùa dịch, đăng kí KHÁM TỪ XA NHI KHOA tại đây

Tài liệu tham khảo:

- Acid reflux [gastroesophageal reflux] in infants. Patient education. Uptodate

- Gastro-oesophageal reflux and GORD. Raising children network

BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh - Chuyên khoa Nhi Phòng khám Quốc tế CarePlus

Hãy chia sẻ cùng chúng tôi

Đầu tiên cần tìm hiểu về nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa. Cụ thể như sau: 

Khoảng thời gian 3 tháng đầu sau sinh, trẻ sơ sinh thường có hiện tượng vặn mình. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ sơ sinh vặn mình kèm theo những triệu chứng khác có thể do bệnh lý gây nên. Bé vặn mình nếu vẫn ăn, ngủ và tăng cân tốt là hiện tượng bình thường. Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình là gì? Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến bé sơ sinh hay vặn mình:

  • Do thiếu hụt canxi trong máu, khi đó trẻ sẽ có dấu hiệu nôn trớ, thở khò khè, dễ bị kích thích bởi tiếng động. Đó là triệu chứng thường gặp ở trẻ có dinh dưỡng kém và sinh non. 

  • Trẻ sơ sinh bị thiếu hụt vitamin, biểu hiện là khó ngủ, hay vặn mình, ít ngủ, tăng cân chậm và đổ mồ hôi nhiều. 

Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo hiểu rõ nguyên nhân và xử lý tốt nhất đối với trường hợp của mỗi bé.

Trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ thường do những nguyên nhân dưới đây:

Cách chăm sóc ăn uống không đúng cách

  • Do mẹ quấn tã quá chặt.

  • Trẻ bú hoặc ăn quá nhiều, vượt tiêu chuẩn. 

  • Tư thế bú không đúng hoặc sai cách dẫn tới trẻ hít nhiều khí vào dạ dày.

  • Mẹ đặt bé ngay sau khi bú no. 

Mắc các bệnh lý về nội khoa

  • Trẻ bị viêm đường hô hấp trên.

  • Mặc bệnh lý về tiêu hóa như: Động ruột, tiêu chảy.

  • Nhiễm trùng thần kinh do viêm màng não mủ. 

  • Tăng áp lực nội sọ.

  • Mắc hội chứng sinh dục thượng thận.

  • Do rối loạn thần kinh thực vật. 

Do mắc bệnh lý ngoại khoa

  • Nguyên nhân do trẻ bị dị tật về đường tiêu hóa như: Teo thực quản, hẹp tá tràng bẩm sinh, hẹp phì đại môn vị. 

  • Trong một số trường hợp trẻ bị xoắn ruột, tắc ruột với triệu chứng: Chướng bụng, nhiễm trùng toàn thân, chảy máu dạ dày, phân có lẫn máu. 

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa có nguy hiểm không? Thông thường trẻ bị nôn trớ và ọc sữa sau khi bú có thể do bú quá nhiều. Còn nếu kèm theo triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị ọc sữa kéo dài và liên tục có thể do bị dị tật về đường tiêu hoa như hẹp tá tràng, hẹp thực quản. 

Hiện tượng trẻ tự nhiên nôn nói kèm theo ưỡn bụng, quấy khóc và bụng phập phồng. Đây là biểu hiện có thể rất nguy hiểm và thường gặp ở trẻ trên 3 tháng tuổi. Trong trường hợp này cha mẹ nên cho trẻ đi khám nhi khoa để được xác định nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp. Nếu trẻ sơ sinh bị trớ kèm theo co giật, giật mình có thể do thiếu canxi. Mẹ nên điều chỉnh thực đơn chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và bổ sung thực phẩm giàu canxi sao cho phù hợp. 

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa phải làm sao? Trước hết mẹ nên giữ bình tĩnh và tuyệt đối không được bế xốc trẻ lên. Tốt nhất hãy bế bé nghiêng sang một bên và dùng khăn lau miệng cho con. Trong trường hợp trẻ nôn ói lên mũi cần tiến hành vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý. 

Cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh như sau:

  • Chia thời gian bú thành các cữ trong ngày giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Sau khi bú nên bế con ở tư thế thẳng đứng khoảng 30 phút. 

  • Không nên để trẻ đói quá mới cho bú và lựa chọn tư thế bú phù hợp. 

  • Nên sử dụng loại gối chuyên dụng cho bé nằm.

  • Khi trẻ bú xong nên vỗ ợ hơi và tránh bế xốc mạnh bé.

  • Trong trường hợp bé bú bình, nên đặt con ở tư thế nghiêng 45 độ và dùng núm vú phù hợp.

  • Đối với trẻ bú sữa mẹ, bạn nên kiểm soát dòng sữa chảy sao cho phù hợp.

Trên đây là nguyên nhân và cách xử lý trẻ sơ sinh hay bị vặn mình và ọc sữa đơn giản. Bài viết mang tính tham khảo và mẹ cần thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có những thông tin chính xác nhất đối với trường hợp của từng bé. Hy vọng sẽ giúp bạn có cách chăm sóc bé yêu nhà mình một cách tốt nhất và đừng quên tiếp tục theo dõi thông tin hữu ích của chúng tôi tại Cleanipedia nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 29 tháng 12 năm 2021

Theo bác sĩ Đoàn Thị Mai, nôn trớ, ọc sữa là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Trong 6 tháng đầu đời hầu hết ít nhiều các trẻ đều bị nôn trớ. Trẻ có thể trớ ra sữa mới bú xong, hoặc cũng có thể trớ ra sữa vón cục, đã được tiêu hóa một phần ở trong dạ dày.

Nếu bé yêu của các mẹ chỉ nôn trớ bình thường, tần số ít, không ảnh hưởng đến hô hấp thì chỉ tính là nôn trớ sinh lý và không -cần điều trị gì.

Nhưng nếu trẻ nôn trớ thường xuyên, ảnh hưởng đến cân nặng hay ảnh hưởng đến hệ hô hấp như ho, trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè kéo dài thì lúc này có thể bé đã mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản. Mẹ cần cho bé thăm khám bác sĩ để có - hướng điều trị thích hợp.

1. Nguyên nhân của tình trạng ọc sữa?

Hầu hết các trường hợp ọc sữa ở trẻ sơ sinh đều là nguyên nhân sinh lý, cụ thể:

- Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu. Dạ dày bé nhỏ, nằm ngang và cao hơn so với người lớn.

Hoạt động cơ thắt tâm vị yếu và chưa ổn định nên khi bé ăn no quá hay thay đổi tư thế đột ngột sẽ dễ bị ọc sữa.

- Hai là bé ăn thức ăn dạng lỏng là sữa nên dễ trớ ra ngoài.

- Thứ ba là những bé bú sữa công thức, do sữa công thức lâu tiêu hóa hơn sữa mẹ, sữa nằm lại dạ dày lâu hơn là bé đầy bụng dễ ọc sữa.

- Bé bú nhanh quá, nuốt nhiều không khí sau đó bị nấc cụt, bé bú nằm ngang, hay bé dị ứng thức ăn gây ra ọc sữa. Một số bé ban đầu là nôn trớ sinh lý thôi nhưng không điều chỉnh khắc phục kịp thời dẫn đến tình trạng bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

Có một số rất ít là do nguyên nhân bệnh lý như bé mắc chứng hẹp phì đại môn vị, bị lồng ruột…

2. Biểu hiện tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Bé sơ sinh có thể nôn trớ ọc sữa ở nhiều mức độ khác nhau. Có những trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều khi vừa mới bú xong, khi nấc cụt, ho hay vặn vẹo người. Một số trẻ sơ sinh bị ọc sữa sau khi bú, mẹ thay đổi tư thế hoặc có bé bú xong ngủ một giấc rồi dậy trớ ra sữa vón cục đã tiêu hóa dở.

Điển hình mẹ quan sát thấy là bé ọc sữa rất nhiều như vòi nước chảy, trớ vọt ra làm chúng ta rất hoảng hốt. Nhưng có một số bé thì biểu hiện nhẹ hơn, chỉ trớ lên tới cổ xong bé tự nuốt xuống hoặc chỉ trớ một chút ra khóe miệng. Những trường này dễ bỏ sót, phải quan sát cẩn thận mới phát hiện được.

Khi ọc sữa của bé trở thành trào ngược dạ dày thực quản. Ảnh minh họa

Khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa trở thành trào ngược dạ dày thực quản sẽ có những biểu hiện cụ thể như sau:

Mức độ nhẹ:

- Ho, sặc khi bú.

- Bé hay nằm cong lưng do axits dịch vị dạ dày trèo lên thực quản.

- Nôn trớ thường xuyên.

- Hay ợ hơi.

- Chán ăn, chậm tăng cân.

- Rối loạn giấc ngủ, ban đêm ngủ không yên giấc.

Mức độ nặng:

- Khóc thét khi đang nằm ngủ.

- Kích thích quấy khóc nhiều.

- Khó cho bé ăn, khó nuốt, bé từ chối ăn phải ép ăn.

- Hơi thở bé chua, có mùi acid.

- Thường xuyên đi tiêu phân lỏng hoặc táo bón.

- Thường xuyên viêm tai giữa, mũi xong, viêm phổi.

Những biến chứng của tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp phải ở em bé nếu không được điều trj đó là suy dinh dưỡng, viêm thực quản, hẹp thực quản…

3. Làm thế nào để biết được trẻ sơ sinh bị ọc sữa sinh lý hay đã bị trào ngược dạ dày thực quản?

Ọc sữa, nôn trớ sinh lý tần suất xảy ra ít. Bé ọc sữa thường khi no quá, cười đùa nhiều ngay sau khi ăn và khí bé bú quá nhanh do đói. Trẻ không có nhiều biểu hiện khó chịu.

Trào ngược dạ dày thực quản thì bé thường xuyên trớ hơn. Trớ ngay cả khi bé không ăn quá no, có lúc đã ngủ 1 giấc rồi bé dậy vẫn trớ. Và hay trớ ra sữa vón cục đã tiêu hóa dở trong dạ dày.

4. Xử trí thế nào khi bé bị ọc sữa?

Mẹ ngay lập tực đặt bé xuống nằm nghiêng 1 bên để sữa trào ra ngoài qua khóe miệng. Làm như thế để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi hay vào vòi tai bé, sẽ dễ bị viêm tai giữa. Sau đó mẹ cần nhỏ hay hút và rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý.

Sau 30 phút mẹ có thể cho bé ăn lại. Không cho ăn lại ngay lập tức vì bé còn hoảng sợ và dễ bị trớ tiếp.

Ọc sữa rất hay gặp ở trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi. Ảnh minh họa

5. Làm thế nào để khắc phục tình trạng ọc sữa cho trẻ?

Chúng ta cần thay đổi các thói quen trong chăm sóc ăn uống cho trẻ

- Chia nhỏ các cữ ăn, cho ăn và giờ nhất định. Không cho bé ăn quá no.

- Không cười đùa nô giỡn quá nhiều với bé sau khi bé bú xong.

- Sau khi bú thì vỗ ợ hơi cho bé, bế vác bé trên vai tầm 10 phút hoặc cho bé nằm ở mặt phẳng nghiêng 30 độ.

- Khi bú mẹ nên bú tư thế ngồi đối với những trẻ sơ sinh bị ọc sữa thường. Dùng hai ngón tay kẹp núm vú lại đê làm sữa chảy chậm hơn nếu mẹ nhiều sữa, tránh bé bú quá nhanh nuốt phải nhiều không khí sẽ dễ bị nấc cụt và ọc sữa hơn.

- Làm đặc thức ăn với những bé ọc sữa quá nhiều. Khi bé được 4,5 tháng tuổi mẹ có thể pha thêm một ít bột ăn liền vào trong sữa của em bé .

- Những bé dùng sữa công thức mẹ có thể dùng đến sữa thủy phân để bé dễ tiêu hóa sữa hơn.

6. Khi nào chúng ta cần đi gặp bác sĩ?

Ọc sữa rất hay gặp ở trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi, tuy nhiên 60% các bé sẽ giảm triệu chứng khi khi trên 6 tháng tuổi. Đó là lúc các bé bắt đầu ăn dặm chuyển sang chế độ thức ăn đặc hơn và bé đã ngồi được. Có tới 90% các bé sẽ hết triệu chứng khi được 1 tuổi.

Khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục thì mẹ cần cho em bé đi khám bác sĩ để xem nguyên nhân có phải do bệnh lý không. Trường hợp còn ít tháng tuổi, nhưng bé sơ sinh ọc sữa quá nhiều làm bé không ăn được, chậm tăng cân, hay viêm đường hô hấp thì mẹ cũng cần cho bé đi khám bác sĩ đẻ kê thuốc điều trị.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: //khampha.vn/me-va-be/cach-xu-tri-khi-tre-so-sinh-bi-oc-sua-theo-chuan-bac-si-c32a...Nguồn: //khampha.vn/me-va-be/cach-xu-tri-khi-tre-so-sinh-bi-oc-sua-theo-chuan-bac-si-c32a698578.html

Video liên quan

Chủ Đề