Cách xử lý sự cố hóa chất

XỬ LÝ SỰ CỐ HÓA CHẤT

Sự ra đời của hóa chất đã mang đến bước ngoặt thay đổi lớn cho nhân loại vì chúng giúp giải quyết các vấn đề gây cản trở sự phát triển và hơn hết là nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp xúc với hóa chất, tuyệt đối không được chủ quan nhất là đối với những loại có nguy cơ gây nguy hiểm cao. Nắm được các cách phòng tránh/xử lý tai nạn về hóa chất có thể sẽ bảo đảm tính mạng và tài sản cho bạn trong các trường hợp xấu.

1. PHÒNG TRÁNH SỰ CỐ HÓA CHẤT TẠI NƠI LÀM VIỆC

Thế nào là tai nạn hóa chất?
Tai nạn hóa chất xảy ra khi một người tiếp xúc với với hóa chất độc hại có thể là do hít phải trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp trên da. Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Thống Kê về An Toàn Lao Động, ở nước ta, mỗi năm có hàng trăm công nhân viên lao động gặp tai nạn hóa chất khi làm việc. Nạn nhân của các vụ tai nạn hóa chất phải trải qua nỗi đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương.
Để ngăn ngừa các tai nạn đáng tiếc xảy ra, dưới đây là 4 BƯỚC QUAN TRỌNG cần chú ý:

* BƯỚC 1: HIỂU
Bước đầu tiên trong việc ngăn ngừa rủi ro về tai nạn hóa chất là hiểu được sự nguy hiểm của nó.
- Đọc hiểu và nắm đầy đủ các thông tin về loại hóa chất mà bạn đang sử dụng thông qua các tài liệu an toàn hóa chất- Safety Data Sheets [SDSs] từ nhà sản xuất hoặc nhà phân phối hóa chất.

- Hãy kiểm tra toàn bộ các khu vực xung quanh nhà xưởng/ kho chứa hóa chất để xem xét các khả năng có thể gây ra tai nạn, cháy nổ.

- Kiểm tra kỹ với người giám sát, công nhân viên chịu trách nhiệm về hóa chất thường xuyên trong khu vực.

- Nắm rõ các thông tin độc hại cho sức khỏe của từng loại hóa chất trong trường hợp nuốt, hít, và tiếp xúc trực tiếp trên da.

- Các mối nguy hiểm về hóa lý ảnh hưởng đến việc xử lý và lưu trữ [như chúng có dễ cháy, nổ, tự phản ứng không?

- Hóa chất có tạo ra khí hại hay nước thải gây độc hại môi trường ?

Tôi muốn hỏi biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là gì? Đối tượng phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất? Mức xử phạt đối với hành vi không xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là bao nhiêu? Rất mong được giải đáp

Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là gì?

Căn cứ Điều 36 Luật Hóa chất 2007 quy định về phòng ngừa sự cố hóa chất như sau:

- Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật về an toàn; định kỳ đào tạo, huấn luyện về an toàn hóa chất cho người lao động.

- Chủ đầu tư dự án hoạt động hóa chất không thuộc Danh mục quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất.

- Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

+ Xác định, khoanh vùng và lập kế hoạch kiểm tra thường xuyên các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất cao;

+ Các biện pháp, trang thiết bị và lực lượng ứng phó tại chỗ;

+ Phương án phối hợp với các lực lượng bên ngoài để ứng phó sự cố hóa chất.

- Chủ đầu tư dự án hoạt động hóa chất thuộc Danh mục quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất và trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; chỉ được đưa dự án vào hoạt động sau khi Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được phê duyệt. Trường hợp mở rộng quy mô, thay đổi phạm vi hoạt động phải sửa đổi, bổ sung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là gì? Đối tượng phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?

Đối tượng phải xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?

Căn cứ Điều 21 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định về biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất như sau

- Đối tượng phải xây dựng Biện pháp

+ Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định này phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động;

+ Chủ đầu tư ra quyết định ban hành biện pháp và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

- Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm các nội dung cơ bản quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật hóa chất.

- Trách nhiệm thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân

+ Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ hóa chất, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các nội dung đề ra tại Biện pháp đã được xây dựng;

+ Biện pháp phải được lưu giữ tại cơ sở hóa chất và là căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất;

+ Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Biện pháp, tổ chức, cá nhân phải bổ sung, chỉnh sửa Biện pháp.

+ Trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành cấp tỉnh

Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.

- Trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực

+ Hướng dẫn cách trình bày, bố cục và nội dung của Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý;

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết việc thực hiện quy định về Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.

Như vậy, đối tượng phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động là Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất [trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 113/2017/NĐ-CP]

Mức xử phạt đối với hành vi không xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 14 Điều 1 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với hành vi vi vi phạm quy định xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất như sau:

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi gửi Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp và Quyết định ban hành Biện pháp chậm quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày có Quyết định ban hành Biện pháp đến Sở Công Thương tỉnh, thành phố nơi xây dựng dự án hoạt động hóa chất để giám sát, quản lý;

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng thiếu mỗi nội dung bắt buộc của Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;

+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không gửi Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp và Quyết định ban hành Biện pháp đến Sở Công Thương tỉnh, thành phố nơi xây dựng dự án hoạt động hóa chất để giám sát, quản lý;

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được ban hành tại cơ sở hóa chất làm căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đã xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhưng không ra quyết định ban hành Biện pháp mà vẫn đưa dự án vào hoạt động;

+ Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện bổ sung, chỉnh sửa Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Biện pháp;

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất mà vẫn đưa dự án vào hoạt động.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh hoặc sử dụng hóa chất nguy hiểm từ 01 tháng đến 03 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 1 và điểm d khoản 2 Điều này

Như vậy, trong trường hợp không xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất mà vẫn đưa dự án vào hoạt động thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đồng thời còn bị đình chỉ hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh hoặc sử dụng hóa chất nguy hiểm từ 01 tháng đến 03 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.

Chủ Đề