Cam lồ nghĩa là gì

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "cam lồ", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ cam lồ, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ cam lồ trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Sao sáng nhất trong chòm sao này là sao Aldebaran, một sao màu cam, thuộc lớp quang phổ K5 III sao khổng lồ.

2. Ngôi sao thứ nhất trong hệ là một ngôi sao dưới khổng lồ, còn ngôi sao thứ hai là một ngôi sao lùn cam.

3. Cam Lộ tự [Chùa Cam Lộ] 44.

4. ly nước cam, ly nước cam bự.

5. Phần bìa màu cam chủ đạo, thiết kế bởi Hipgnosis, mang hình ảnh những trẻ em không mặc quần áo bò theo Con đường của người khổng lồ ở Bắc Ireland.

6. Kẹo, màu nâu, quả cam, màu da cam.

7. cam on

8. Cam, tốt.

9. Nước cam...

10. Cánh trước nâu cam với những đốm màu vàng cam nhạt.

11. Cam kết.

12. Chi phí khổng lồ

13. Bạch tuộc khổng lồ

14. Cái thứ khổng lồ.

15. Màu cam.

16. Cá voi khổng lồ

17. Diều hâu khổng lồ.

18. Sandwich Mứt cam...

19. Người ấy đáp: “Vâng, cửa hàng có nhiều loại cam---cam navel, cam Valencia, cam đỏ, quýt, và nhiều loại khác nữa, và tôi không biết phải mua loại nào.

20. Và Châu Á khổng lồ:

21. Một tên lửa khổng lồ.

22. Cây ăn thịt khổng lồ

23. Cây ăn thịt khổng lồ.

24. Lập cam kết.

25. Thôn Cam Lộ

Tìm kiếm theo chữ cái

Tất cả a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u x y z

 ĐỘC GIẢ: Nước “cam lồ” là nước gì?

AN CHI: Cam lồ là âm xưa của cam lộ [so sánh lõa lồ ~ lõa lộ, lăng loan ~ lăng loạn, mồ [mả] ~ mộ, vv.]. Theo nghĩa đen thì cam là ngọt còn lộ là sương. Người ta thường cứ theo nghĩa đen mà giảng rằng cam lộ là một thứ “sương ngọt làm mát dịu lòng người”. Nhưng lộ không chỉ có nghĩa là sương mà còn có nghĩa là thứ rượu thơm ngon [Từ hải: tửu vị phương hương giả chi xưng] như trong mai quế lộ, tường chi lộ, vv.. Vậy cam lộ ở đây là một thứ rượu ngon ngọt. Hai tiếng cam lộ đã được người Trung Hoa dùng để dịch tiếng Sanskrit amrta mà nghĩa gốc là bất tử [a = phi, bất + mrta = chết]. Amrta là hình thức tỉnh lược của amrta-rasa có nghĩa là trường sinh tửu, bất tử lộ [amrta = bất tử + rasa = thức uống]. Trong huyền thoại Ấn Độ, amrta là một thứ rượu có quyền năng kỳ bí được tạo ra khi các vị thần hoặc các con quỉ đánh cho biển sữa dậy lên. Tiếng Anh và tiếng Pháp phiên âm thành amrita. Vậy cam lộ, dịch từ tiếng Sanskrit amrta, có nghĩa là rượu trường sinh. Người Trung Hoa cũng còn phiên âm từ Sanskrit này thành a mật lý đa. Đoàn Trung Còn đã viết về cam lộ như sau: “Cũng dịch là Bất-tử-tửu [Thuốc rượu uống chẳng chết], Trường-sanh-tửu [Thuốc rượu uống vào sống mãi], Thiên tửu [Thuốc rượu của chư Thiên]. Ấy là thứ thuốc nước ngon ngọt, thơm tho, linh diệu, để làm đồ uống của chư Thiên, chư Thần: cam-lộ là chất thuốc Tiên, thuốc Phật, ngon ngọt và linh diệu hơn các thuốc phàm, hễ rưới lên mình ai thì người ấy dứt hết bệnh tật, dầu sắp chết cũng được sống lại.”[1] Amrta thường được so sánh với chất ambrosia [tiếng Pháp: ambroisie] là thức ăn của các vị thần trong huyền thoại Hy Lạp. Ai ăn được nó thì sẽ được trẻ, đẹp vĩnh viễn; các nữ thần còn dùng nó làm mỹ phẩm. Thần Zeus cũng dung nó để xức những lọn tóc quăn của mình nữa. Chú ý: ambrosia là một danh từ phái sinh từ ambrotos có cấu tạo giống hệt như amrta, nghĩa là = a [phi, bất] + mbrotos [nay là brotos = chết].


1.     Phật học từ điển, quyển nhất, 1992, tr.312 – 313.

Kiến thức ngày nay, số 113, 7-1993

Page 2

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa Cam Lồ. Ý nghĩa của từ Cam Lồ theo Tự điển Phật học như sau:

Cam Lồ có nghĩa là:

[s: amṛta, p: amata, 甘露]: âm dịch là A Mật Rị Đa [阿密哩多], A Mật Lật Đa [阿蜜㗚哆], ý dịch là Bất Tử [不死, không chết], Bất Tử Dịch [不死液, chất dịch bất tử], Thiên Tửu [天酒, rượu trời], là loại thuốc thần diệu bất tử, rượu linh trên trời. Trong kinh Phệ Đà [Veda] có nói rằng Rượu Tô Ma là loại mà các vị thần thường hay uống, khi uống nó vào có thể không già, không chết, vị của nó ngọt như mật, cho nên gọi là Cam Lồ. Người ta còn lấy Cam Lồ để ví cho pháp vị nhiệm mầu của Phật pháp, có thể trưởng dưỡng thân tâm của chúng sanh. Trong Mật Giáo gọi nước quán đảnh của hai bộ Bất Nhị Chơn Ngôn là Bất Tử Cam Lồ [不死甘露]. Trong Chú Duy Ma Kinh [注維摩經, Taishō 38, 395] quyển 7 có đoạn rằng: “Chư Thiên dĩ chủng chủng danh dược trữ hải trung, dĩ bảo sơn ma chi, linh thành cam lồ, thực chi đắc tiên, danh bất tử dược [諸天以種種名藥著海中、以寳山摩之、令成甘露、食之得仙、名不死藥, Các vị trời dùng nhiều loại thuốc hay đỗ vào trung biển, lấy núi báu mài với thuốc ấy, khiến thành Cam Lồ, ăn nó vào thành tiên, gọi là thuốc bất tử]”, hay “Thiên thực vi Cam Lồ vị dã, thực chi trường thọ, toại hiệu vi bất tử thực dã [天食爲甘露味也、食之長壽、遂號爲不死食也, Thức ăn của trời có vị Cam Lồ, ăn vào thì sống lâu, ấy mới gọi là thức ăn bất tử]”. Hơn nữa, trong Vô Lượng Thọ Kinh [, Taishō 12, 271] quyển thượng cũng có cho biết rằng: “Bát công đức thủy, trạm nhiên doanh mãn, thanh tịnh hương khiết, vị như Cam Lồ [八功德水、湛然盈滿、清淨香潔、味如甘露, Nước có tám thứ công đức vốn vắng lặng, đầy đủ, trong sạch, thơm tinh khiết, mùi vị của nó như Cam Lồ].” Tại Giang Thiên Thiền Tự [江天禪寺] ở Trấn Giang [鎭江], Giang Tô [江蘇], Trung Quốc có 2 câu đối tương truyền do Hoàng Đế Càn Long [乾隆, tại vị 1735-1795] ban tặng là: “Cam Lồ thường lưu công đức hải, hương vân diêu ánh Phổ Đà Sơn [甘露常流功德海、香雲遙映普陀山, Cam Lồ thường chảy công đức biển, mây hương xa sáng Phổ Đà Sơn].” Trong Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu [毘尼日用切要, Taishō No. 1115] quyển 1 có bài kệ Tẩy Bát [洗鉢, Rửa Chén] có liên quan đến Cam Lồ như: “Dĩ thử tẩy bát thủy, như thiên Cam Lồ vị, thí dữ chư quỷ thần, tất giai hoạch bão mãn. Án, ma hưu ra tất tá ha [以此洗鉢水、如天甘露味、施與諸鬼神、悉皆獲飽滿、唵、摩休囉悉莎訶, lấy nước rửa bát này, như vị Cam Lồ trời, ban cho các quỷ thần, tất đều được no đủ. Án, ma hưu ra tất tá ha].”

Trên đây là ý nghĩa của từ Cam Lồ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Quán Thế Âm có nghĩa là quan sát tiếng kêu than của chúng sinh trong thế gian để độ cho họ thoát khổ. Vì thế bất cứ chúng sinh ở đâu đau khổ thì Ngài thị hiện đến để cứu độ. Quán Thế Âm Bồ tát là hiện thân của từ bi do đó Ngài có thể hóa thân để cứu giúp chúng sinh ở bất cứ hoàn cảnh nào. Có nhiều lần Ngài hóa thân làm người nữ để độ đời nên người ta thường gọi Ngài là Phật Bà. 

Quán Thế Âm hay còn gọi là Quán Âm, Quan Âm [để tránh tên tự của vua Lý Thế Dân đời Đường] có nghĩa là người quán chiếu thế giới, nghe hết mọi âm thanh, thường mang hình tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn [nghìn tay nghìn mắt], hoặc một người phụ nữ mặc y trắng, tay trái cầm bình ngọc Thanh tịnh chứa nước Cam lộ, tay phải cầm nhành dương liễu, ngồi hoặc đứng trên một đóa sen hồng, nhưng thực chất Ngài còn có 33 Ứng hóa thân, hồng danh khác nhau.

Quán Thế Âm được ca ngợi có tấm lòng từ bi, có sức mạnh huyền diệu cứu giúp họa nạn, phổ độ chúng sinh, bảo hộ phụ nữ.

Những Ứng hóa thân đó của Ngài đều được xây dựng trên nền tảng Kinh sách và tư tưởng hóa độ lục đạo trong tín ngưỡng dân gian Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Trong đó thì Đại Bi, Đế Thích, Đại Tự Tại Thiên, Đại Tự Tại, Tỳ Sa Môn, Tỳ Kheo, Dạ Xoa, Ưu Bà Tắc, A Tu La, Thần Chấp Kim Cang... đều là hòa thân và hồng danh của Ngài.

Về hình tượng của Ngài thì chúng ta có thể thấy dựa theo lịch sử như: Quán Âm Hài Nhi là dựa theo cốt truyện Quán Âm Thị Kính, Quán Âm Nam Hải, Quán Âm Tử Trúc… Riêng về phái Mật tông thì có Quán Âm Mã Đầu, Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Quán Âm Cửu Diện…

Quan Âm được ca ngợi có tấm lòng từ bi, có sức mạnh huyền diệu cứu giúp họa nạn, phổ độ chúng sinh, bảo hộ phụ nữ.

Dựa theo kinh Di Đà thì người sanh về cõi Cực Lạc tuy chưa chứng quả Thánh vẫn không có tướng nam, tướng nữ. Thêm nữa, kinh A Hàm còn nói người nữ có năm chướng không thể thành Phật… Thế mà, Quán Thế Âm Bồ Tát lại hiện thân người nữ. Ngài có dụng ý gì?

Nhưng có một pho tượng mà ai ai trong chúng ta cũng đều biết đến đó là Quán Âm thanh tịnh. Tượng Quán Thế Âm này là hình người nữ đứng trên hoa sen, tay mặt cầm cành dương liễu và tay trái cầm bình thanh tịnh, trong bình đựng nước cam lồ. Nhưng tại sao Bồ tát lại là người nữ? Dựa theo kinh Di Đà thì người sanh về cõi Cực Lạc tuy chưa chứng quả Thánh vẫn không có tướng nam, tướng nữ. Thêm nữa, kinh A Hàm còn nói người nữ có năm chướng không thể thành Phật… Thế mà, Quán Thế Âm Bồ Tát lại hiện thân người nữ. Ngài có dụng ý gì?

Quán Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của đức Từ Bi mà trong thế gian nầy không có tình thương nào chân thành thâm thúy bao la hơn là tình mẹ thương con. Cho nên, đức Quán Thế Âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân loại, hay của tất cả chúng sinh. Người mẹ dầu bận công ăn việc làm gì mà một khi nghe tiếng con kêu khóc thì mẹ buông bỏ tất cả để chạy lại vỗ về cho con.

Đức Quán Thế Âm cũng thế, dù bận việc giáo hóa ở đâu, một khi nghe tiếng kêu thương của chúng sinh, Ngài liền hiện thân đến an ủi. Vì thế, chúng ta gọi Ngài là người mẹ hiền của tất cả chúng sanh. Người mẹ lúc nào cũng lắng nghe tiếng nức nở từ cõi lòng của đàn con dại đang đắm chìm trong bể khổ mênh mông, để đến xoa dịu, cứu thoát khiến mọi khổ não đều được tiêu tan.

Tay mặt Ngài cầm cành dương liễu là tượng trưng cho đức nhẫn nhục. Còn tay trái cầm bình thanh tịnh đựng nước cam lồ là tượng trưng cho tâm từ bi.

Ngài dùng cành dương liễu để rưới nước mát cam lồ cho chúng sinh. Vì sao lại dùng cành dương liễu để nói lên tính nhẫn nhục? Dương liễu là loại cây vừa dẻo vừa mềm, gặp gió mạnh thì uốn mình theo chiều gió, gió dừng là trở về vị trí cũ. Nếu cứng như cành cây lim, cây gõ thì gió không thể lung lay, một khi bị gió lớn là phải gãy. Còn yếu như cành liễu thì chỉ buông rũ theo chiều gió và cũng nhờ sức mềm dẻo nên khéo tùy duyên mà không mất vị trí. Nói một cách khác là tuy chìu theo cảnh mà không bị cảnh chi phối. 

Vì thế, cành dương liễu được tượng trưng cho đức nhẫn nhục. Nhẫn nhục ở đây không có nghĩa là ai làm sao cũng được hoặc ai bảo gì cũng nghe mà nhẫn nhục là khéo tùy thuận người để hướng dẫn họ theo đường lối hay lập trường của mình. Người nhẫn nhục mới trông qua như rất yếu hèn, nhưng kỳ thật họ có sức mạnh phi thường. Họ đã vượt ra ngoài giới hạn của con người phàm tục và họ đã chiến thắng được tình cảm cũng như chính bản năng của họ.

Thông thường thì người chửi ta giận, người đánh ta đỡ. Đó là bản năng tự vệ của tất cả mọi người. Bị chửi mà không giận, bị đánh mà không đở ấy mới là việc khó làm. Hằng ngày sống theo tình cảm, theo bản năng thì thấy những phản ứng tự nhiên như vậy thì chúng ta cho là phải lẽ và hợp lý. Nếu thấy người bị chửi mà không giận thì chúng ta đâm ra bực tức, khi dễ họ và cho họ là những kẻ yếu hèn nhút nhát. Đâu ngờ rằng với tâm nhẫn nhục họ đã vượt xa chúng ta, họ đã đứng trên đỉnh chúng ta mà ở dưới nầy chúng ta vẫn còn tự cao tự đại.

Ngài dùng cành dương liễu để rưới nước mát cam lồ cho chúng sinh.

Nước cam lồ là thứ nước rất trong, mát và thơm ngọt, do hứng ngoài sương mà được. Chữ cam là ngọt còn chữ lồ là đọc ngược từ chữ lộ, tức là sương. Khi bị nóng bức khô khan, nếu được giọt nước cam lồ thấm vào cổ thì chúng ta sẽ nghe ngọt ngào mát rượi. Nước cam lồ tượng trưng cho lòng từ bi của Bồ tát.

Khi chúng sanh bị lửa phiền não thiêu đốt và thiết tha cầu cứu nơi Bồ tát thì Ngài sẽ mang nước từ bi đến dập tắt và đem lại cho người sự mát mẻ an lành. 

Hiện tại chúng ta đang sống trong nhà lửa tam giới và ngọn lửa phiền não của chúng ta đang bừng cháy liên tục. Nếu không có giọt nước từ bi của Bồ tát thì chắc chắn chúng ta đều phải chết thiêu trong lò phiền não. Nên nhớ rằng từ bi là tình thương không vụ lợi, không phân biệt thân sơ và chính là tình thương chân thật bình đẳng. Từ bi chẳng những cứu người trong cơn nguy khốn, mà còn đem lại cho chúng ta nguồn an lạc vô biên.

Bởi tính chất quý báu vô thượng của nước cam lồ, nên Bồ tát phải đựng nó trong cái bình thanh tịnh. Bình thanh tịnh là tượng trưng cho ba nghiệp trong sạch, đó là thân, khẩu, ý. Nếu chúng ta ôm ấp lòng từ bi muốn cứu độ chúng sanh, mà thân, miệng và ý chưa được trong sạch thì khó mà thực hiện được lòng từ bi đó.

Chẳng hạn như những vụ thiên tai bảo lụt trên thế giới. Nếu chúng sinh vì lòng từ bi thương người hoạn nạn đem tiền tài vật chất đến tặng họ. Nhưng nếu chúng sinh đó ý chưa trong sạchthì dễ dàng bị danh lợi làm hoen ố lòng từ bi. Cho nên, muốn thực hiện lòng từ bi, điều kiện quan trọng là thân, miệng và ý phải thanh tịnh.

Thêm nữa, muốn mang nước cam lồ ra tưới mát chúng sanh, Bồ tát phải dùng cành dương liễu làm phương tiện. Tại sao? Bởi vì chúng sanh trong đời nầy nghiệp chướng quá sâu dày, ít khi thấy lẽ phải. Họ chỉ sống theo bản ngã và sống vì dục vọng của họ nên khó ai làm cho họ hài lòng. Cho nên có người sẵn sàng giúp họ khi khốn đốn mà họ vẫn không biết ơn. Người sẵn lòng từ bi ra tế độ chúng sanh, nếu thiếu đức tánh nhẫn nhục thì sự tế độ đó khó được viên mãn.

Mỗi khi lễ tượng đức Quán Thế Âm, chúng ta luôn luôn ghi nhớ hai đức tính căn bản của Ngài là từ bi và nhẫn nhục, để đem nó áp dụng vào chính bản thân của chúng ta.

Bởi thế, người học đạo từ bi trước hết phải tập đức nhẫn nhục và khi nhẫn nhục được thuần rồi thì mới bắt đầu thực hành từ bi. Chưa tập được đức nhẫn nhục mà đã vội thực hành từ bi, chẳng những không làm được hạnh từ bi, mà chúng ta dễ dàng phát sanh sân hận. Cho nên, phải có cành dương liễu rồi sau mới nhúng nước cam lồ rưới mát chúng sinh.

Lòng từ bi không nhất thiết chỉ có trong tâm của Bồ tát hay trong tâm những kẻ tu hành, mà nó còn ở trong lòng của tất cả chúng sanh. Cho nên, ai ai cũng có thể là bậc cứu khổ chúng sanh, nếu họ phát tâm từ bi. Nói một cách khác, từ bi không phải là gia bảo dành riêng cho các bậc tu hành, mà nó là của chung cho tất cả nhân loại. Dù ở hoàn cảnh nào, trường hợp nào, cũng có thể thực hiện từ bi được, nếu trong lòng chúng ta chứa sẵn từ bi.

Sau cùng, chúng ta thấy lòng từ bi thì cao cả khôn lường. Do đó mỗi khi lễ tượng đức Quán Thế Âm, chúng ta luôn luôn ghi nhớ hai đức tính căn bản của Ngài là từ bi và nhẫn nhục, để đem nó áp dụng vào chính bản thân của chúng ta. Được như thế thì sự lễ bái mới thật là hữu ích và cần thiết vô cùng.   

Video liên quan

Chủ Đề