Cắm usb vào máy tính không hiển

Công nghệ Hệ thống Sửa lỗi máy tính

Làm sao khi máy tính không nhận USB?

Tiến hành kiểm tra sơ bộ thiết bị và cổng USB

Kiểm tra xem thiết bị USB của bạn đã ở trạng thái hoạt động chưa

Khi bạn kết nối USB với máy tính, lý tưởng nhất là nó nên tự động chuyển sang trạng thái hoạt động với dấu hiệu nhận biết là đèn flash sáng trên thiết bị. Một số thiết bị có cáp nguồn chuyên dụng hoặc nút nguồn vật lý mà bạn phải bật theo cách thủ công để máy tính phát hiện ra USB.

Kiểm tra các vết nứt trên thiết bị USB

Có thể USB đã bị hỏng mà bạn không biết, vì vậy hãy kiểm tra thực tế để loại trừ mọi vấn đề trước khi thử lại.

Khởi động lại máy tính

Đây có thể là một giải pháp quá đơn giản, nhưng lại khắc phục được rất nhiều vấn đề, đặc biệt là những vấn đề do trục trặc phần mềm gây ra. Rút phích cắm USB, tắt máy tính và rút phích cắm khỏi nguồn điện. Chờ trong khoảng 1 phút trước khi khởi động lại máy tính và cắm lại USB xem máy có nhận không.

Để cho máy tính load xong hoàn toàn trước khi cắm USB

Một số máy tính có thể chạy chậm và bị quá tải bởi nhiều hoạt động mà chúng phải chạy trong quá trình khởi động, vì vậy có thể USB của bạn đang bị bỏ sót.

Kiểm tra khả năng tương thích của thiết bị

Nếu USB không hoạt động với máy tính của bạn, thì nó sẽ không hiển thị khi bạn cắm vào. Trong PC Windows, hầu hết các thiết bị USB 3 đều có thể kết nối với cổng USB 2, điều này sẽ không gây nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, với những tiến bộ trong công nghệ, thiết bị USB 3 có thể yêu cầu một cổng tương thích và mạnh mẽ hơn để hoạt động. Kiểm tra hướng dẫn sử dụng hoặc bao bì của thiết bị để biết thông tin về khả năng tương thích trước khi thử lại.

Kiểm tra cổng USB

Một trong những điều đầu tiên khi máy tính không nhận USB thì bạn nên kiểm tra lại cổng USB bị dính bụi không, hoặc bề mặt tiếp xúc có vấn đề do lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng máy tính không nhận được USB. Để xử lý được lỗi này thì chúng ta chỉ cần dùng bông hoặc khăn khô lau sạch rồi dùng cọ quét thật sâu hoặc bình xịt khí nén vào các khe cắm cổng USB để vệ sinh thật sạch. Sau đó bạn cắm lại USB vào máy tính xem đã được chưa.

Lưu ý tuyệt đối không được dùng xịt dạng lỏng vì sẽ gây hư hại cho các mạch điện cho thiết bị.

Cách 2. Lỗi xung đột hệ thống với phần mềm

Nếu đợt cắm USB trước đó máy tính vẫn nhận, nhưng lần dùng sau này lại không thì do phần mềm xung đột với nhau. Bạn hãy thử tắt những phần mềm đang cài đặt trên máy tính sau đó cắm lại USB. Nếu muốn chắc chắn hơn thì truy cập vào Task Manager.

Nhấn các phần mềm bạn muốn tắt rồi nhấn tiếp vào End task để dừng phần mềm, sau đó cắm USB như bình thường.

Cách 3. Lỗi máy tính thiếu driver

Đầu tiên bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng Windows rồi chọn Device Manager trong danh sách hiển thị.

Sau đó hiển thị danh sách các thiết bị kết nối với máy tính, tìm tới thiết bị USB có dấu chấm than vàng bị lỗi rồi chuột phải chọn Update driver.

Sau đó chúng ta nhấn tiếp vào Search automatically for updated driver software và chờ để hệ thống kiểm tra những bản cập nhật. Khi hiển thị bản cập nhật bạn chỉ cần nhấn chọn cài driver USB trên máy tính.

Cách 4. Lỗi cổng USB bị khóa

Một số trường hợp máy tính không nhận USB là do cổng USB trên máy tính đã bị khóa nên bạn cần phải mở cổng USB.

Trước hết bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ Run trên máy tính rồi nhập từ khóa regedit.

Hiển thị giao diện Registry Editor, chúng ta tìm theo đường dẫn HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Services\USBSTOR. Sau đó nhấn vào giá trị Start như hình dưới đây.

Trong giao diện Value date nếu máy tính hiển thị số 4 nghĩa là đang khóa cổng USB thì hãy đổi thành số 3 rồi nhấn OK để lưu lại là được.

Cách 5: Cài đặt lại Driver cho máy tính

Bước 1:

Trước hết, bạn hãy cắm USB vào trong máy tính. Mở Devices Manager để xem máy tính đã nhận Driver USB hay chưa? Trên màn hình Desktop, click chuột phải vào Computer và chọn Manage.

Bước 2:

Tại giao diện Computer Management, chọn mục Device Manager bạn sẽ thấy danh sách tất cả các thiết bị USB được kết nối với máy tính.

Bước 3:

Tuy nhận đủ Driver USB nhưng máy tính không nhận USB. Tại giao diện này, bạn click chuột phải vào mục USB Composite DeviceUSB Root Hub và chọn Uninstall. Sau khi gỡ cài đặt driver nếu chuột và bàn phím của bạn đều gắn qua cổng USB thì nó sẽ không hoạt động nữa. Bạn hãy hoàn thành hết bước 5 nhé.

Bước 4:

Bạn sẽ nhận được thông báo, nhấn OK để xóa Driver của thiết bị.

Bước 5:

Sau khi đã gỡ driver USB, bạn tháo USB ra khỏi máy tính. Chờ 60 giây rồi cắm lại USB vào máy tính để xem driver USB đã được nạp lại chưa. Nếu bàn phím và chuột của bạn kết nối qua cổng USB thì bạn cũng tháo chúng ra rồi chờ 1 phút để cắm lại nhé.

Nếu máy tính vẫn không nhận USB, bạn nên cập nhật lại driver cho máy tính. Bạn có thể sử dụng các phần mềm tự động cập nhật Driver hiện nay. Chúng ta chỉ cần cài đặt phần mềm và để nó tự động cập nhật driver cho máy mà thôi.

Bạn đọc có thể tham khảo bài Cách tự động cập nhật driver trên Windows bằng SnailDriver, hoặc Tự động cập nhật driver cho Windows bằng Snappy Driver Installer.

Cách 6: Đặt Letter and Paths cho USB

Bước 1:

Chúng ta cũng thực hiện các bước như trên từ bước 1 đến bước 4.

Sau đó, rút USB và cắm lại. Máy tính sẽ tự động cài đặt lại driver. Nếu bạn click chọn Disk Management sẽ thấy ổ USB Disk 1 không có nhãn như HDD của máy tính Disk 0.

Click chuột phải vào USB chọn Change Drive Letter and Paths...

Bước 2:

Nhấn chọn Add ở bên dưới.

Bước 3:

Bạn chọn ở Letter cho ổ USB có thể là G, H, I, K,... sau đó chọn OK.

Bước 4:

Tiếp theo chúng ta vào Registry bằng cách nhấn Start và chọn Run để mở hộp thoại Run.

Bước 5:

Nhập regedit rồi nhấn Enter.

Bước 6:

Trong giao diện Registry Editor, bạn tìm đến thư mục theo đường dẫn sau:

HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control\Class

Tại đây, chúng ta sẽ xóa 2 key:

4D36E980-E325-11CE-BFC1-08002BE10318 và 4D36E967-E325-11CE-BFC1-08002BE10318

Cuối cùng khởi động lại máy tính để lưu lại thay đổi.

Cách 7. Kiểm tra lỗi phần cứng

Thử cắm USB sang cổng USB khác hoặc máy tính khác

Hãy thử hết các cổng USB khác của máy tính, nếu cổng nào USB cũng không nhận trong khi bạn cắm chuột, bàn phím vẫn bình thường thì khả năng cao là USB có vấn đề.

Để chắc chắn lỗi không phải do chiếc máy tính hiện tại, bạn hãy thử cắm USB ở một vài máy tính khác. Nếu các máy tính kia vẫn nhận USB bình thường thì nhiều khả năng máy tính của bạn đang bị hư cổng USB hoặc lỗi phần mềm. Nếu máy tính khác không nhận USB thì khả năng USB của bạn bị hỏng.

Riêng trường hợp hư cổng USB, bạn có thể kiểm tra lại bằng việc kết nối thử một chiếc USB còn dùng được hay thiết bị khác vào cổng USB. Nếu cổng USB bị hỏng, bạn cần phải thay thế nó để sử dụng tiếp.

Quét tìm lại thiết bị ngoại vi đang kết nối

Bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng My Computer trên màn hình, chọn Properties. Trên giao diện hiện ra, nhấn "Scan for hardware changes" để Windows quét tìm lại tất cả các thiết bị ngoại vi có thể chưa được nhận diện và cài đặt driver cũng như kích hoạt chúng.

Ngoài ra, bạn cần kiểm tra ở nhóm "Univeral Serial Bus controllers" xem có mục nào đang bị vô hiệu hóa [Disable] hay không, nếu có thì hãy thử Enable chúng lên.

Quét virus toàn bộ máy tính

Trong một số trường hợp, bạn cũng nên thử quét virus toàn bộ máy tính cở chế độ Full Scan bằng một phần mềm diệt virus mạnh.

  • Cách thiết lập máy tính chỉ nhận USB an toàn

Trên đây là bài sửa lỗi không nhận USB trên máy tính. Nếu đã thử 1 trong hai cách trên mà tình trạng vẫn chưa được khắc phục, bạn hãy thử đổi sang cổng USB khác hoặc chuyển USB sang máy tính khác để kiểm tra có phải lỗi do USB hay không.

Tham khảo thêm các bài sau đây:

  • Khắc phục lỗi USB không copy được file dung lượng lớn hơn 4GB
  • 7 cách khắc phục, sửa lỗi “Write Protection” trên USB
  • Cách khắc phục tình trạng laptop không tắt nguồn hoàn toàn
  • 4 bước khắc phục sự cố mất âm thanh trong Windows
  • Headphone, tai nghe bị rè, nhiễu, khó nghe và cách khắc phục?

Chúc các bạn thực hiện thành công!

  • Cách fix lỗi 0xc000007b trên Windows
  • 3 phần mềm biến USB thành công cụ mở khóa máy tính
  • Tháo ổ USB khi máy tính đang ở chế độ ngủ [Sleep] liệu có an toàn?
  • Đây là cách reset lại thiết lập mạng trên windows 10 chỉ với 1 cú click chuột
  • Cách sửa lỗi 403 Forbidden Error
  • Kích hoạt chế độ "Write Protection" của USB trên Windows 10

Thứ Sáu, 27/08/2021 17:11

3,852 👨 453.554

0 Bình luận

Sắp xếp theo Mặc địnhMới nhấtCũ nhất

Cách đăng ký thi cuộc thi Sơ đồ tư duy Việt Nam 2022
  • Lịch thi đấu SEA Games 31 2022, LTD Sea Games 31
  • 13-5 là ngày gì?
  • 5 lựa chọn thay thế tốt nhất cho Revo Uninstaller
  • Cách làm thiệp Ngày của Mẹ tuyệt đẹp, ý nghĩa
  • 5 tính năng thông minh của Apple Studio Display không hoạt động trên Windows
  • Sửa lỗi máy tính

    • Phím Backspace trên Windows 10 chỉ xóa được 1 ký tự, đây là cách sửa lỗi
    • Cách sửa lỗi 0x80071ac3
    • Sửa lỗi "Setup was unable to create a new system partition or locate an existing system partition"
    • 5 cách sửa lỗi màn hình máy tính Windows không tắt sau thời gian đã đặt
    • Khắc phục lỗi Snipping Tool không hoạt động
    • Thủ thuật tăng tốc quá trình tắt máy tính, tắt máy nhanh trên Windows
    • Khắc phục lỗi card video không hoạt động
    • Muốn biết máy tính của bạn có hỗ trợ USB 3.0 hay không, hãy đọc bài viết này
    • Tổng hợp mã lỗi VPN thường gặp
    Xem thêm

    Hệ thống
    • Windows 10
    • Hướng dẫn Windows 11
    • Windows 7
    • Ghost - Cài Win
    • Sửa lỗi máy tính
    • Giải pháp bảo mật
    • Diệt Virus - Spyware
    • Bảo mật máy tính
    • Mạng LAN - WAN
    • Cấu hình Router/Switch
    • Windows XP
    • Máy chủ
    • Mail Server
    • Thủ thuật Wifi
    • Tăng tốc máy tính
    • Windows Server 2012
    • Hình nền đẹp
    • Windows 8

    Video liên quan

    Chủ Đề