Cảm xúc xã hội là gì năm 2024

- Cảm xúc là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của chính mình đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với người khác và với bản thân. Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sự phát triển con người như là một nhân cách.

- Giáo dục cảm xúc xã hội là một quá trình thông qua đó trẻ em và người lớn trở nên ý thức hơn về cảm xúc của mình, học cách kết nối hài hòa hơn với người khác, phát triển khả năng đưa ra quyết định có trách nhiệm và giải quyết những thách thức một cách hiệu quả.

2. Đặc điểm cảm xúc xã hội của trẻ mầm non

Thảo luận: Các đ/c chia sẻ cảm xúc xã hội của trẻ mầm non có đặc điểm gì?

3. Các yếu tố tác động đến cảm xúc

Thảo luận: Theo các đ/c các yếu tố tác động đến cảm xúc xã hội của trẻ mầm non là gì?

4. Vai trò của giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non:

- Giúp trẻ hình thành và duy trì các mối quan hệ.

- Giúp trẻ kiểm soát và hành vi của bản thân.

- Giúp trẻ tập trung, mạnh dạn, tự tin hình thành các kĩ năng để hoà nhập thích nghi vào cộng đồng xã hội

- Tạo nền tảng cho sự phát triển nhận thức của trẻ, hình thành và phát triển năng lực cá nhân.

- Cảm xúc xã hội phát triển tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngôn ngữ ở trẻ .

- Cảm xúc xã hội đóng vai trò quan trọng trong hoạt động, hành vi của trẻ. Cảm xúc tốt có thể củng cố, làm tăng thêm tính kiên trì đạt được mục đích của trẻ.

5. Mục tiêu và nguyên tắc giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non

Thảo luận:

- Câu 1: Theo các đ/c mục tiêu giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non là gì?

- Câu 2: Giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non cần đảm bảo nguyên tắc nào?

6. Nội dung giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non

- Nhận biết cảm xúc: Trẻ có thể nhận biết, gọi tên đúng cảm xúc của bản thân mình và cảm xúc của những người xung quanh; thể hiện cảm xúc của mình và những người xung quanh qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ.

- Hiểu được cảm xúc: Trẻ có khả năng hiểu và thấu cảm được các loại cảm xúc [buồn, vui, yêu thương, tức giận, ganh tỵ, sợ hãi, xấu hổ…], đồng thời biết nguyên nhân và hậu quả của các loại cảm xúc ấy.

- Thể hiện/biểu lộ cảm xúc: Trẻ có khả năng diễn tả và đáp lại các cảm xúc của người khác. Thông qua đó, trẻ biết lắng nghe, thông cảm, đồng cảm, chia sẻ với người khác và coi trọng bản thân.

- Quản lí cảm xúc: Trẻ có khả năng tự quản lí được cảm xúc của mình, cư xử hợp lí với hoàn cảnh để dễ dàng hòa đồng với tập thể, có phản ứng phù hợp, tích cực trước những tác động xung quanh trẻ.

7. Phương pháp, hình thức giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ

a, Phương pháp:

- Phương pháp thực hành trải nghiệm

- Phương pháp trò chơi

- Phương pháp làm mẫu, làm gương

- Phương pháp trò chuyện

- Phương pháp dùng tác phẩm nghệ thuật

- Phương pháp thảo luận nhóm giúp trẻ bàn bạc trong nhóm nhỏ

- Phương pháp động não

- Phương pháp dùng tình cảm

- Phương pháp đóng vai

b, Hình thức

8. Để giáo dục cảm cảm xúc xã hội cho trẻ MN giáo viên cần có năng lực gì?

- Quan sát và nhận biết xác định được các biểu cảm xúc của trẻ

- Tổ chức các hoạt động giáo dục và sử dụng thủ thuật sư phạm để điều chỉnh cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non

- Quản lý cảm xúc cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ ND, CS, GD trẻ

9. Ảnh hưởng của việc không tham gia các mối quan hệ xã hội đến sự phát triển của trẻ mầm non

- Trẻ không có cơ hội tương tác xã hội sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ

- Trẻ nghỉ học lâu không thể đến trường, bị cô lập với các mối quan hệ sẽ ảnh hưởng đến tinh thần

- Trẻ bị hạn chế tương tác xã hội sẽ ảnh hưởng đến nhận thức

10. Những biểu hiện/phản ững cảm xúc của trẻ mầm non[xem thêm tài liệu]

11. Giáo viên cần làm gì để giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ MN?

* Tạo môi trường thân thiện, gần gũi, khuyến khích trẻ gọi tên, miêu tả và thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên

- Môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, tạo sự giao tiếp gần gũi chính là môi trường tích cực, môi trường có sự chăm sóc yêu thương. Môi trường tích cực thừa nhận trẻ em là những cá thể đặc biệt nần được thỏa mãn những nhu cầu riêng cũng là một môi trường đa văn hóa.

Môi trường giáo dục cần:

- Đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ; giáo viên những người chăm sóc trẻ tạo mối quan hệ thân thiện, gần gũi, yêu thương với trẻ; trẻ thường xuyên được giao tiếp. Môi trường lớp học an toàn, hòa bình, không có bạo lực, kỳ thị, phân biệt la mắng hay xúc phạm trẻ.

- Luôn tôn trọng trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tự khẳng định bản thân [khuyến khích trẻ tham gia, hợp tác cùng phát triển], nêu gương những hành vi tích cực của trẻ.

- Luôn tôn trọng gia đình trẻ, không phân biệt dân tộc, hoàn cảnh kinh tế, văn hóa gia đình,…

- Luôn đối xử công bằng với mỗi trẻ, không phân biệt giới tính, điều kiện của trẻ,…

- Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn Mẫu Mực để trẻ noi theo.

- Xây dựng các quy tắc lớp học hướng đến giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non. Việc tạo lập ra quy tắc trong lớp học và giải thích rõ cho trẻ những điều luật đằng sau các quy tắc này sẽ tạo hiệu ứng rõ nét trong giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non. Giáo viên cần thỏa thuận với trẻ một số “hình phạt” khi không thực hiện quy tắc lớp học. Hãy tạo ra những quy tắc rõ ràng để trẻ thấy tầm quan trọng của việc kiểm soát cơn giận. Các quy tắc thể hiện rõ yêu cầu cư xử tôn trọng, không được bạo hành thân thể người khác, phá vỡ đồ đạc hoặc đả kích bằng lời nói khi tức giận.

* Tổ chức hoạt động trải nghiệm theo nhóm để tăng cường tương tác của trẻ với bạn bè.

- Trẻ được tham gia hoạt động nhóm trong xây dựng môi trường nhóm/ lớp.

- Trẻ được tham gia hoạt động nhóm trong các trò chơi.

- Trẻ được tham gia hoạt động nhóm trong thực hiện các nhiệm vụ.

- Trẻ được tham gia hoạt động nhóm trong thực hành, trải nghiệm

Trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục, giáo viên tích cực và cụ thể hóa các hành vi yêu thương giúp thúc đẩy sự phát triển cảm xúc xã hội và cách thể hiện hành vi của trẻ:

- Thường xuyên ôm và âu yếm trẻ.

- Làm phong phú các hoạt động hàng ngày của trẻ bằng cách nhìn ngắm, vui cười, nói chuyện và đọc sách truyện sau giờ ăn; trước và sau giờ ngủ.

- Đáp lại bằng lời nói và ánh mắt khi trẻ cố gắng trò chuyện, thể hiện sự quan tâm bằng các biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ, lời nói.

- Dành thời gian để chơi các trò chơi do trẻ bày ra, bất cứ lúc nào có thể, trò chuyện, hỏi han về các hoạt động của trẻ trong ngày.

- Nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ cách xử lý tình huống xã hội: trẻ em thường thích nhìn ngắm các trẻ khác. Hãy cho trẻ những cơ hội quan sát những việc người lớn làm

Thế nào là cảm xúc xã hội và giáo dục cảm xúc xã hội?

Giáo dục Cảm xúc – Xã hội [Social and Emotional Learning – SEL] là một phần quan trọng trong giáo dục chất lượng cao, cung cấp cho các em những kỹ năng cần thiết để chinh phục những thử thách đó, bao gồm: Sự tự nhận thức, kỷ luật cá nhân, sự thấu cảm, giao tiếp hiệu quả và biết đưa ra các quyết định đúng đắn, có trách ...

SEL có nghĩa là gì?

SEL[Social & Emotional Learning] – Giáo dục Cảm xúc Xã hội không chỉ là một môn cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết để học sinh hiểu và quản lý cảm xúc, quản lý bản thân, xây dựng và duy trì những mối quan hệ tích cực.

Năng lực cảm xúc xã hội Sel là gì?

Giáo dục năng lực cảm xúc xã hội [Social & Emotional Learning – SEL] là quá trình mà người học từ người lớn đến trẻ em áp dụng các kiến thức và kỹ năng để hiểu và quản lý cảm xúc; thiết lập và đạt được các mục tiêu tích cực; cảm nhận và thể hiện sự đồng cảm với người khác; thiết lập và duy trì các mối quan hệ tích cực ...

Thực hành Sel là gì?

Giáo dục cảm xúc và xã hội [SEL] là việc trẻ có được những kỹ năng để nhận ra và quản lý những cảm xúc, từ đó ứng dụng vào thực tế, biết thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đến người khác; có trách nhiệm với việc làm của mình; xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và giải quyết các tình huống một cách hợp lý nhất.

Chủ Đề