Câu hỏi về that thoát ngân sách nhà nước

Ngày làm việc thứ 8, kỳ họp thứ hai, QH khoá XII

Còn nhiều thất thoát, lãng phí trong thu chi ngân sách

Phát biểu ý kiến chung vấn đề ngân sách, đại biểu Đỗ Thị Lan [Quảng Ninh] tán thành và nhất trí cao với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của QH. Tuy nhiên bà vẫn thẳng thắn đánh giá: Thu ngân sách từ các doanh nghiệp chưa đạt yêu cầu. Nếu chúng ta thu đúng, thu đủ thì ngân sách nhà nước chắc chắn sẽ cao hơn nhiều. Nguyên nhân của tình trạng này do đâu? Phải chăng là chính sách tự kê khai tự nộp thuế của doanh nghiệp, nhưng công tác quản lý nhà nước lại chưa chặt chẽ, còn nhiêu sơ hở. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp của ta còn kém, dẫn đến tình trạng nợ thuế, trốn thuế, gian lận thuế?

Đại biểu Lê Quốc Dung [Thái Bình] nói: Có nhiều khoản thu, chi còn thất thoát. Các dẫn chứng được nêu ra là: Thất thoát trong quản lý sử dụng đất đai, giá đất chưa sát giá thị trường. Năm 2007, thu từ đất đai khoảng 16 nghìn tỷ đồng, là chưa đúng với thực tế, vô cùng sơ hở và thất thu lớn cho ngân sách nhà nước. Chỉ có đất mới biết tiền đi đâu về đâu! - đại biểu Lê Quốc Dung than phiền.

Tán thành quan điểm này, đại biểu Nguyễn Văn Phúc [Bình Thuận] cho rằng: Nếu làm tốt công tác quản lý thu ngân sách, đặc biệt là các khoản thu nội địa, tính riêng lĩnh vực nhà đất có thể tăng thêm 2-3 tỷ USD/năm.

Việc Bộ Khoa học - Công nghệ trả lại tiền nghiên cứu khoa học vì dùng không hết, cũng được các đại biểu QH nêu ra để thảo luận. Có đại biểu đặt câu hỏi: Phải chăng nước ta quá nhiều tiền? Phải chăng đây cũng là một sự lãng phí? Nên đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học, không nên cứng nhắc. Nơi nào, đơn vị, thậm chí cá nhân nào có khả năng, có sản phẩm khoa học, Nhà nước sẵn sàng đầu tư ngân sách - nhiều đại biểu đề nghị.

Đại biểu Trần Văn [Cà Mau] quan tâm hai khoản lãng phí hữu hình và vô hình. Hữu hình thì Chính phủ, các cơ quan chức năng đã đo đếm được là 3.751 tỷ đồng. Nhưng các khoản lãng phí vô hình thì lớn hơn nhiều. Đó là lãng phí tài nguyên khoáng sản, sử dụng vốn trong các doanh nghiệp nhà nước, chậm tiến độ giải ngân, chậm tiến độ trong các công trình dự ánVí dụ Dự án Khí-điện-đạm Cà Mau, chi phí hiện nay đã tăng gấp hơn hai lần [khoảng 500 triệu USD] so với dự toán ban đầu vì chậm tiến độ.

Những lãng phí, thất thoát này, tuy chưa có con số cụ thể, nhưng tôi tin làm rõ vấn đề này cũng không khó. Và nếu các doanh nghiệp nhà nước hoạt động tốt thì chắc chắn nguồn thu cho ngân sách nhà nước sẽ tăng lên nhiều- đại biểu Trần Văn nhấn mạnh.                             Hồng Thanh

Chủ Đề