Câu truyện với câu chuyện khác nhau như thế nào

[CPP] Người sử dụng tiếng Việt thường bị nhầm lẫn giữa truyện và chuyện, không hiểu ngữ nghĩa của chúng, khi nào thì dùng truyện và khi nào dùng chuyện, đặc biệt là sự khác nhau giữa chuyện và truyện như thế nào…

Không chỉ trong cách nói chuyện thường ngày mà hiện nay trên tivi, trong các cuốn sách thương mại bày bán ngoài sạp – nhà sách, thậm chí là trên giảng đường… cũng có rất nhiều người bị nhầm lẫn khi sử dụng hai từ truyện và chuyện, phần lớn không hiểu chúng có ý nghĩa như thế nào.

Nhầm lẫn giữa CHUYỆN và TRUYỆN

Nhiều người nhầm lẫn giữa chuyện và truyện. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn này có nhiều, nhưng dễ thấy là: 2 từ này có ý nghĩa và âm đọc rất gần nhau (/ch/ và /tr/ có thể chuyển hóa cho nhau, người miền Bắc không phân biệt được 2 phụ âm này).

Những ví dụ cụ thể để giúp người đọc dễ hình dung và phân biệt
  • Chúng ta thường nói “đọc truyện”, “đọc truyện đêm khuya”, “đọc truyện ngắn”, “quyển truyện” hoặc xem phim truyện… và viết như thế mới đúng.
  • Trong khi đó chúng ta lại nói và viết: kể chuyện, trò chuyện, đặc biệt là “kể chuyện cảnh giác”, “kể chuyện đêm khuya”, câu chuyện của tôi…
  • Tuyệt đối không được viết là: câu truyện của tôi, câu truyện này, trò truyện, kể truyện cảnh giác…
  • Riêng đối với từ “truyện cổ tích” thì cũng có thể viết “chuyện cổ tích” vì cái này không có sự phân biệt rõ nên viết chuyện cổ tích hay truyện cổ tích? Hãy tiếp tục đọc bên dưới để giảng giải trường hợp này nhé!

Về từ nguyên, chuyện và truyện đều bắt nguồn từ một từ Hán là 傳 mà một trong các âm đọc phổ biến của nó hiện nay là truyện, nghĩa gốc là “sách của hiền nhân làm ra” (Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển).

Tuy nhiên, trong tiếng Việt hiện đại, chuyện và truyện hoàn toàn khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), chuyện có nét nghĩa đầu tiên là “sự việc được kể lại”. Còn truyện có một trong hai nét nghĩa là “tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn”.

Phân biệt TRUYỆN và CHUYỆN

có thể phân biệt TRUYỆN VÀ CHUYỆN ở một số phương diện sau:
  • Thứ nhất, truyện thuộc lĩnh vực văn chương, như trong các từ: truyện ngắn, truyện dài, truyện trinh thám, truyện tranh… Còn chuyện lại thuộc các lĩnh vực khác, như trong: chuyện vui, chuyện tình, chuyện đời, chuyện vẩn vơ, chuyện tầm phào…
  • Thứ hai, truyện tồn tại ở dạng văn bản, liên quan đến các hoạt động viết, xem, đọc, thưởng thức, như trong: tác phẩm truyện, văn bản truyện, viết truyện, đọc truyện, thưởng thức truyện… Trong khi đó, chuyện chủ yếu tồn tại ở dạng ngôn ngữ nói, liên quan đến các hoạt động nói, kể, nghe, như trong: kể chuyện, nói chuyện, trò chuyện, buôn chuyện, hóng chuyện…
  • Thứ ba, truyện thường cụ thể, chặt chẽ, có tính hệ thống, có thể định lượng (bao nhiêu chữ, câu, trang sách), có tính chọn lọc về ngôn ngữ. Còn chuyện thường mơ hồ, ít chặt chẽ, khó định lượng, ít chọn lọc về ngôn ngữ. Chẳng hạn, với khái niệm chuyện đời, ta rất khó để xác định đó là chuyện gì, có những nội dung gì, dài ngắn bao nhiêu.

Với trường hợp chuyện/truyện cổ tích, chuyện/truyện dân gian, có thể hiểu, khi là chuyện, đó là tác phẩm còn tồn tại trong dân gian. Còn khi đã là truyện thì những tác phẩm ấy đã được sưu tầm, cụ thể hóa thành văn bản hoặc in thành sách.

Ta cũng nên lưu ý: viết như các trường hợp: câu truyện, kể truyện, nói truyện, thưởng thức chuyện, sáng tác chuyện, tác phẩm chuyện… là KHÔNG ĐÚNG.

Tổng kết

  • Truyện được cụ thể bằng văn bản
  • Chuyện thường được kể lại

Hãy phân biệt rõ chuyện và truyện để khi con cái bạn hỏi bạn phải trả lời rõ ràng để chúng không bị nhầm lẫn khi sử dụng trong việc học tập và cuộc sống nhé!

Nguyên tắc chữ đầu, chữ đầu của từ mang hình ảnh ý nghĩa tổng quát nhất. Bóng chuyền chứ không phải bóng truyền, vì chữ c gần với hình ảnh quả bóng đang được chuyền. Dây chuyền chứ không phải dây truyền vì chữ c gần với hình ảnh một vòng dây chuyền được đeo ở cổ hoặc tay.

Nguyên tắc mong đợi, từ được dùng gần âm với những từ có ý nghĩa tương trợ tương hỗ. Truyền thống không phải chuyền thống vì mong muốn ý thức lưu truyền chứ không là lưu chuyền. Truyền đơn không phải chuyền đơn vì mong muốn nội dung được tuyên truyền chứ không là tuyên chuyền.

Câu chuyện hay câu truyện, quyển truyện hay quyển chuyện, nói chuyện hay nói truyện, chuyện cười hay truyện cười,… Vậy truyện hay chuyện mới là đúng?

Ông cha ta thường nói phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Vệt Nam quả không có sai. Một việc tưởng chừng như đơn giản vô cùng, nhưng lại khiến rất nhiều bạn phải bận tâm, đó là sự nhầm lẫn khi sử dụng các từ ngữ Việt Nam. Phổ biến nhất là các từ liên quan đến truyện hay chuyện.

Thế giới cổ tích sẽ giúp các bạn phân biệt những rắc rối này một cách đơn giản, dễ hiểu nhất.

1. Giải nghĩa từ truyện

Truyện là danh từ, dùng để chỉ một tác phẩm cụ thể nào đó, được viết ra hay truyền lại. Ví dụ: truyện Sự tích hoa cúc trắng, truyện Sự tích hồ Gươm, truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa,… ; hoặc cũng có thể là một thể loại văn học chung chung: truyện cổ tích, truyện truyền thuyết, truyện ngụ ngôn,…

2. Giải nghĩa từ chuyện

chuyện là danh từ, dùng để chỉ một sự việc nào đó được kể lại, nhắc lại, hoặc được nói đến. Ví dụ: chuyện lạ có thật, chuyện cũ đã qua, ngồi nghe kể chuyện, câu chuyện cổ tích,…

Như vậy, về mặt ý nghĩa, thì truyện hay chuyện đều có phần nào đó giống nhau, nhưng về cách sử dụng thì hoàn toàn khác nhau.

Cách viết đúng của truyện hay chuyện trong một số trường hợp

Theo cách giải thích bên trên, thì một số từ khiến nhiều người bị nhầm lẫn sẽ được viết như sau:

1. Câu chuyện hay câu chuyện?

Từ dùng đúng là câu chuyện – chỉ một câu chuyện nào đó được kể lại.

2. Kể chuyện hay kể truyện?

Từ dùng đúng là kể chuyện – chỉ hành động của một người nào đó đang kể lại câu chuyện cho người khác nghe.

3. Quyển truyện hay quyển chuyện?

Từ dùng đúng là quyển truyện – chỉ một tác phẩm cụ thể nào đó được in ra và đóng riêng thành tập.

4. Chuyện cười hay truyện cười?

Từ dùng đúng là truyện cười – chỉ một thể loại truyện dân gian.

5. Nói chuyện hay nói truyện?

Từ dùng đúng là nói chuyện – chỉ một hành động giao tiếp được thực hiện bằng lời nói, hoặc trình bày một vấn đề gì đó trước đám đông.

Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam

Ngoài những thắc mắc xung quanh câu chuyện hay câu truyện, còn có rất nhiều, rất nhiều câu từ khác nữa khiến chúng ta thường xuyên luôn nhầm lẫn. Chẳng hạn như trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam, nhiều người vẫn tranh luận về câu chuyện truyền thuyết sự tích bánh chưng – bánh giầy hay Sự tích bánh chưng – bánh dày. Chắc chắn đa số mọi người đều cho rằng bánh dày mới là cách viết đúng.

Nhưng theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, thì dùng đúng ở đây phải là bánh giầy. Sở dĩ từ bánh dầy được nhiều người sử dụng vì bản thân mọi người ban đầu không nhận biết được đấy là từ đúng hay từ sai. Qua thời gian, cái sai cứ thế được lưu truyền và lan tỏa, nhiều người biết tới nên dần dần được xã hội mặc nhiên nhìn nhận là cái đúng. Nhưng về cơ bản, cách gọi “bánh giầy” hay “bánh dày” mọi người đều hiểu là từ chỉ cùng một loại bánh.

Hoặc như trong truyện truyền thuyết Thánh Gióng, có nhiều văn bản cũ sử dụng từ Thánh Dóng thay cho Thánh Gióng. Cả hai cách viết này đều đúng. Lý do bởi vì đây là một văn bản được lưu giữ trong dân gian bằng cách truyền miệng lại. Thánh Gióng hay Thánh Dóng đều cùng chỉ một nhân vật trong truyền thuyết, mà nhân vật trong các các tác phẩm dân gian không nhất thiết phải có tên họ chính xác, cụ thể và đầy đủ.

Ví dụ cụ thể nhất về điều này là trong truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh, theo cuốn Việt sử cương mục, thì Sơn Tinh có tên là Hương Lang, còn trong quyển Truyện cổ và truyền thuyết nước Nam lại nói có tên là Kì Mạng.

Câu truyện với câu chuyện khác nhau như thế nào
Truyện hay chuyện?

Nguyên nhân của sự nhầm lẫn

Việc nhầm lẫn này do nhiều nguyên nhân, nhưng tựu chung lại, có bốn nguyên nhân chính dưới đây:

1. Các văn bản xưa và nay không có sự thống nhất

Đây là nguyên nhân khách quan nhất, nhưng không gây ra ảnh hưởng nhiều. Theo thời gian, những từ cũ không còn thông dụng dần được thay thế bằng những từ mới có được sử dụng rộng rãi hơn.

2. Đặc điểm của từng địa phương

Lỗi này khá phổ biến. Ở nước ta có rất nhiều vùng miền sử dụng tiếng địa phương, nói chệch và nhất là nói ngọng.

Điển hình là một số nơi thuộc các tỉnh như Hải Phòng, Hải Dương, Hà Tây (cũ) có số lượng người nói ngọng rất lớn. Do từ bé đến lớn phải tiếp xúc trong môi trường ấy, nên một số người không thể nghe được chính xác từ nào đúng, từ nào sai. Chính điều này dẫn đến việc phát âm không chuẩn, kéo theo khi viết cũng bị sai theo.

3. Giáo dục còn nhiều khiếm khuyết

Có một thực tế, đó là hiện nay có rất nhiều thầy cô nói ngọng. Thầy cô mà nói ngọng thì làm sao có thể sửa được cho học sinh. Nhất là các bé ở độ tuổi mầm non hay tiểu học – cái độ tuổi dễ uốn nắn và thay đổi nhất.

Nhiều bậc phụ huynh cũng chưa thực sự quan tâm đến việc dạy các con phát âm đúng, vẫn còn giữ quan niệm sai lầm lớn lên sẽ tự hết nói ngọng.

4. Lười đọc sách

Đây là nguyên nhân căn bản và phổ biến nhất của việc viết sai, viết nhầm. Nếu chịu khó đọc sách, chắc chắn những câu hỏi dạng như câu chuyện hay câu truyện sẽ không bao giờ xảy ra.

Sự phát triển của xã hội kéo theo việc đọc sách đối với các bạn trẻ ngày càng ít đi. Chúng ta nên tập cho mình thói quen đọc sách hàng ngày. Sách gì cũng được, kể cả là ngôn tình sướt mướt, khoa học khô khan, hay những truyện kiếm hiệp ngắn gọn,… miễn là đọc sách. Việc hàng ngày tiếp xúc với những con chữ, vốn từ vựng cũng như kiến thức về con người, cuộc sống, xã hội,… sẽ ngày càng được mở rộng hơn trong nhận thức của bạn.

Câu chuyện khác câu truyện như thế nào?

Xét về nghĩa, “truyện” là những sáng tác văn học, tức là những câu chuyện ít nhiều hư cấu; còn “chuyện” là sự việc được kể lại, nhắc lại, không hàm ý tính chất hư cấu. Từ điển Hoàng Phê giảng: “Câu chuyện: sự việc hoặc chuyện được nói ra”. Và không ghi nhận một từ “câu truyện” nào cả.

Câu chuyện là như thế nào?

Câu chuyện là nền tảng của tiểu thuyết”. Rõ ràng, trong tự sự, câu chuyện đóng vai trò hết sức quan trọng. Không có “câu chuyện” thì sẽ không có “truyện”. “Câu chuyện” chính là đề tài, là cốt lõi, cơ sở ban đầu để nhà văn xây dựng nên “truyện”.